Khởi Sinh Của Cô Độc

(6 đánh giá của khách hàng)

Tác phẩm là sự tái hiện quá khứ theo một cách không giống ai, theo một chiều không gian không ai của tác giả. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phân tâm học và thuyết tiên nghiệm, tác phẩm là sự pha trộn giữa những trải nghiệm của bản thân, gia đình và chủ nghĩa vô thường, để từ đó tìm kiếm nhân dạng và ý nghĩa của đời người.

Danh mục:

Khởi sinh của cô độc là tác phẩm gây được tiếng vang lớn của Paul Auster bao gồm hai phần riêng biệt là viết về cha trong “Chân dung một người vô hình” và về những trải nghiệm của bản thân trong “Sách của kí ức”.

Tác phẩm là sự tái hiện quá khứ theo một cách không giống ai, theo một chiều không gian không ai của tác giả. Chịu ảnh hưởng sâu sắc từ phân tâm học và thuyết tiên nghiệm, tác phẩm là sự pha trộn giữa những trải nghiệm của bản thân, gia đình và chủ nghĩa vô thường, để từ đó tìm kiếm nhân dạng và ý nghĩa của đời người.

6 đánh giá cho Khởi Sinh Của Cô Độc

  1. Quang Quốc Tuấn

    Nhà văn Natalite Savage Carlson đã viết :
    “Cứ không phải các bức tường và đồ đạc làm nên một ngôi nhà…Cứ phải một gia đình mới được”.
    Phải, “Khởi sinh của cô độc” là một hành trình tìm lại những kí ức vụn của Paul Auster về người cha đã mất của ông. Một người cha tự dựng những bức tường bao quanh và sống khép kín trong đó. Paul Auster đối diện với nỗi đau mất cha bằng cách viết, ông viết để thấy cha ông vẫn sống động ở đây.
    Auster đã miêu tả cha ông là một người trốn tránh cảm xúc và tách biệt với gia đình, một người dường như không sống trong vũ trụ mà vũ trụ sống trong ông. Ở Auster, ông yêu thương cha mình rất nhiều dù rằng người cha ấy có lạnh nhạt thế nào. Cha ông như một con số mông lung và ông chẳng bao giờ nhìn rõ được con số ấy.
    Cuốn sách được chia làm 2 phần :
    Phần một là “Chân dung người vô hình” Auster viết về cha mình.
    Phần hai “Sách của ký ức” Auster đặt mình trong trường hợp là một người cha viết về con hay cũng có thể là cách ông nhìn cha ông như hồi ông còn là một đứa trẻ, xen kẽ giữa đoạn tự truyện là những bài luận, những trích dẫn sâu sắc với ngôn ngữ hết chân phương mà khắc khoải. Paul Auster sâu sắc hơn bao giờ hết. Ông viết bằng việc đấu tranh nội tâm. Nó sẽ kết quả cho việc tìm kiếm chính mình trước khi tìm kiếm bất cứ điều gì khác?! Cha ông chẳng hạn?.
    Và nhiều bạn cho rằng “Khởi sinh của cô độc” khó hiểu, đơn giản đây không phải là một tác phẩm để giải trí. Ngoài ra, quyển sách được trình bày trang trọng, in trên giấy tốt rất dày.

  2. Đào Việt Dũng

    “Khởi sinh của cô độc” là một cuốn sách kiểu tự sự, nhật ký, hồi ký. Cuốn sách kể về hành trình tìm lại ký ức về người cha đã mất mà theo tác giả, ký ức đó rất mờ nhạt. Và liệu đã có ai trong chúng ta đã từng tự hỏi về người cha của mình, về cuộc sống của ông, suy nghĩ của ông, sở thích, tính cách, rồi cách ông chăm sóc chúng ta ra sao khi chúng ta còn bé, lo lắng ra sao khi chúng ta trưởng thành… Giờ đây, phần nhiều, hai con người sống chung dưới một mái nhà nhưng việc ai nấy làm, không có sự gắn kết thân mật nữa, cứ thế dần dần xa rời nhau…

  3. Reiter Vankyohr

    Tôi hình dung ra tác giả là một người theo thuyết hiện sinh, thuyết chấp nhận rằng cuộc sống này là một bức tường thành phi lý, và con người bị mặc định và phải chấp nhận. Tôi cũng hình dung ra sự yếu đuối của con người thể hiện qua cách một người từ chối đối mặt với thực tại và giam mình trong những suy nghĩ không ngừng của cá nhân, những người như vậy, đến cuối cùng, dần trở thành một kẻ ngoài lề xã hội.
    Nhưng những người “trong lề” cũng không hẳn là tốt đẹp hơn, họ chỉ đơn thuần không có thời gian suy nghĩ những vấn đề này vì quá bị phân tâm từ những thứ vặt vãnh thường ngày. Một ngày kia, cú shock nào đó gắn kết hai thế giới lại, và khởi sinh của cô độc, cũng chính là khởi sinh của nhận thức.

  4. Hà Pochino

    Lại 1 cuốn sách đọc không thể dứt, * Khởi sinh của cô độc*, một cái tên khiến người ta phải tò mò lao đến và chính mình là ” nạn nhân” của điều đó, hí hí nỗi day dứt của người con trai luôn muốn hiểu người cha của mình, nhưng khi ông đã chết thì những dấu vết, những thắc mắc mới dần được hiển lộ………..Cách viết ” độc thoại” thực sự là rất hấp dẫn, nhưng đòi hỏi người đọc phải kiên trì và liền mạch. Mình đã đọc ” Ông già và biển cả ” – rút ra được kinh nghiệm xương máu…
    Với những tác phẩm thế này, không thể đọc nhanh được………Quá hay!

  5. Hoàng Mỹ Tuyết Hạnh

    Tựa đề sách khá hấp dẫn: “Khởi sinh của cô độc”, cách đặt vấn đề cũng khơi gợi trí tò mò của những người ham đọc sách, ham tìm hiểu sâu rộng về những lĩnh vực khác nhau. Cứ đọc một chút lại phải dừng lại nghiền ngẫm, rồi lại lần giở lại lần nữa những trang sách đã đọc qua để ngộ ra ý mới, rồi ghi chép vào sổ tay, chẳng hạn như câu “Vì chỉ khi ở trong bóng tối của nỗi cô độc thì công việc của ký ức mới bắt đầu”…

    Tuy nhiên có một vấn đề là không biết sách gốc có những câu văn dài với một số từ khó hiểu không hay là do ở lỗi người dịch? Chắc từ ngữ Việt khi được chuyển sang cũng chỉ mang tính tương đối, nên một vài từ còn khá khó hiểu? Tuy thế, đây là một quyển sách rất đáng đọc, cho những ai kiên trì và muốn suy nghĩ sâu xa hơn về triết lý sống.

    Một quyển sách khá lạ, lúc đầu đọc cứ tưởng nội dung là thế này nhưng càng đọc về sau lại ngộ ra nhiều cái khác, khác hẳn với nội dung ban đầu… Một quyển sách nên đọc nhiều lần những chỗ chưa hiểu hết, và bàn luận với nhau nếu có cơ hội để có thể hiểu hết những vấn đề tiềm ẩn muốn gửi đến qua những dòng chữ có phần hơi sâu xa, hơi khó hiểu này.

  6. Bùi Mạnh Thắng

    Quyển sách chia làm 2 phần. Phần một tập trung vào nhân vật người bố, và chiếu thẳng vào nỗi cô đơn, sự vô hình của con người. Thời gian và thời đại là hai yếu tố giúp mình cảm thụ rõ nhất về nỗi cô độc mà tác giả muốn nhắn gửi.

    Nhưng ở phần hai, mọi thứ bị đảo lộn hoàn toàn, mọi khung cảnh từ từ hiện ra, nhưng không có thời gian cụ thể cho từng phân đoạn, mọi thứ cứ quay cuồng, không hình dung nổi khung cảnh, và cốt truyện, nên thành thực là không cảm thụ nổi. Dù đã đọc lại 2 lần nhưng qua phần này lại bị vấp.

    Mình nghĩ, sách cũng có linh hồn, nó chỉ đến với những người cùng chung mối liên kết tinh thần với nó, với quyển này thì …. nó không chấp nhận mình rồi. 😀

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button