Khúc Bi Tráng Cuối Cùng

(1 đánh giá của khách hàng)

Khúc bi tráng cuối cùng đậm chất lính nhưng không hào sảng, ngợi mà đặt cạnh niềm vui ngày chiến thắng là những đau thương mất mát đề người đọc chúng ta thấy được một góc cạnh chân thực của chiến tranh. Và chính vì có cái nhìn toàn diện và chân thực đến vậy cho nên tác phẩm của Chu Kai bao giờ cũng để lại nỗi ám ảnh day dứt trong từng câu chữ.

Danh mục:

Khúc Bi Tráng Cuối Cùng là một cuốn tiểu thuyết viết về chiến dịch Tây Nguyên tháng 3 năm 1975, một sự kiện có tính bước ngoạt cho sự thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của quân đội nhân dân Việt Nam. Xuyên suốt câu chuyện là số phận và cuộc đối đầu giữa hai người từng là bạn. Giờ đây, họ cùng mang trên mình sắc áo của người lính nhưng lại chiến đấu ở hai đầu chiến tuyêtns đối nghịch nhau. Tái hiện thời khác cuộc chiến tranh diễn ra khốc liệt nhưng giọng văn vẫn cứ bình thản…nghẹt thở.

Những hồi ức và thực tại được đan xen làm cho câu chuyện được gợi mở dần dần và tứ đó những mối quan hệ bạn bè, cha – con, nam – nữ đã tự bộ lộ nhiều điều nhân văn ý nghĩa. Có lẽ chính điều này đã làm cho người đọc bị lôi cuốn và ấn tượng mạnh mẽ hơn. Khúc bi tráng cuối cùng đậm chất lính nhưng không hào sảng, ngợi mà đặt cạnh niềm vui ngày chiến thắng là những đau thương mất mát đề người đọc chúng ta thấy được một góc cạnh chân thực của chiến tranh. Và chính vì có cái nhìn toàn diện và chân thực đến vậy cho nên tác phẩm của Chu Kai bao giờ cũng để lại nỗi ám ảnh day dứt trong từng câu chữ.

1 đánh giá cho Khúc Bi Tráng Cuối Cùng

  1. Hoàng Thị Thùy Linh

    Khúc bi tráng cuối cùng dựa trên những sự kiện, những con người có thật trong Chiến dịch Tây Nguyên tháng 4 năm 1975, Chu Lai đã tạo nên những tình huống bất ngờ, thú vị, vẽ nên khung cảnh chiến trường vừa khốc liệt, vừa đau thương, lại vừa lãng mạn, tình cảm. Tuy vậy, theo tôi, tác phẩm chưa phải là đứa con số 1 của Chu Lai. Phải thừa nhận rằng, sau những thành công của những tác phẩm trước, với Khúc bi tráng cuối cùng, ông chưa tạo ra được sự khác biệt mới lạ. Câu từ cũng có vẻ chau chuốt quá, có phần gượng ép. Miêu tả cảnh vật lại quá nhiều, đôi lúc bị “thừa” ra. Mặc dù vậy, tác phẩm vẫn để lại cho tôi những cảm xúc và rất nhiều suy nghĩ. Có lẽ cái gì đó chưa “đã” mới khiến người ta nghĩ ngợi, băn khoăn nhiều. Hoàn hảo quá đôi khi lại gây nhàm chán, bởi, chẳng có gì để mà nói.
    Điều khiến tôi nhớ nhiều về tác phẩm này là các tình huống được Chu Lai xử lý rất chuẩn và hết sức bất ngờ. Mạch chuyện khá rõ ràng, rành mạch, thế nhưng lại đưa người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Có thể nói là càng đọc càng cuốn hút, khó mà bỏ dở được. Câu chuyện chính của tiểu thuyết – chiến dịch Tây Nguyên tháng 4 năm 1975 được ông viết rất hấp dẫn. Tác phẩm không chỉ mô tả Chiến dịch Tây Nguyên đầy khói và lửa mà còn là Trong cuộc chiến ấy, địch ở trong ta và ta ở trong địch, tình thế cứ xoay chuyển như chong chóng, khó mà nắm bắt được tình thế, không thể đoán trước được tình huống tiếp theo sẽ là gì. Hết mỗi trang sách, độc giả lại hồi hộp với những trận đánh, tò mò về những câu chuyện kế tiếp. Cuốn sách không chỉ là “Khúc bi tráng cuối cùng” của chiến tranh mà còn là của tình yêu, tình cảm gia đình.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button