Kỳ Án Dòng Chữ Tắt

(5 đánh giá của khách hàng)

Vụ điều tra mở ra cả một ân oán tình thù 16 năm trước tại một làng quê nước Anh mà kết cuộc bi thảm là cái chết của vợ chồng cha xứ ở tuổi rất trẻ, và một số người tha phương lưu lạc để quên đi tội lỗi của mình…

Danh mục:

Hercule Poirot nghỉ ẩn ở London tại một nhà trọ ít ai ngờ đến. Tình cờ, cùng nhà trọ với ông có cảnh sát điều tra Edward Catchpool của Scotland Yard. Và cũng tình cờ ông gặp người phụ nữ tên Jennie, hốt hoảng như trong tình trạng bị nguy hiểm. Nhưng tất cả không còn là tình cờ nữa khi xảy ra vụ án mạng ba người chết tại khách sạn Bloxham và Catchpool phụ trách điều tra.

Ngay từ đầu Poirot khẳng định người phụ nữ tên Jennie có liên quan đến vụ giết ba người ở khách sạn đó, nhưng Catchpool một mực bác đi, khiến cho ông thám tử già lừng danh định đi nghỉ ẩn này lại phải nhảy vào cuộc. Vụ điều tra mở ra cả một ân oán tình thù 16 năm trước tại một làng quê nước Anh mà kết cuộc bi thảm là cái chết của vợ chồng cha xứ ở tuổi rất trẻ, và một số người tha phương lưu lạc để quên đi tội lỗi của mình…

5 đánh giá cho Kỳ Án Dòng Chữ Tắt

  1. Hoa Hoa

    Khuyên những ai yêu thích nhân vật thám tử Poirot không nên mất công xem tiểu thuyết này. Đây là một truyện trinh thám không hề hay so với những tác phẩm bình thường nhất, chưa nói đến việc so sánh với các tác phẩm của bà Agatha Christie.

  2. Phung Khue

    Vẫn là nhân vật thám tử Poirot yêu thích , lần này qua bút pháp thể hiển của nhà văn nữ đương đại Sophie Hannah
    Với cách kể chuyện với các tình tiết khá hấp dẫn, cũng như phần nào giữ được cách thức thể hiện nhân vật thám tử Poirot tài năng, truy tìm thủ pham qua việc tìm hiểu quá khứ tội phạm, tìm ra kẽ hở trong các bằng chứng ngoại phạm. Tuy vậy tác phẩm chưa đạt đến tầm cỡ các tác phẩm gốc do Agatha Christie chấp bút do chưa tạo đươc mê cung các sự kiện, tình huống khiến độc giả háo hức khi đọc cũng như phải sử dụng đến nhiều “ chất xám” để xét đoán thủ phạm.
    Mạch chuyện đơn tuyến ; việc tạo dựng sắp xếp các chi tiết của câu chuyện như việc cô hầu gái tìm gặp Poirot , các măng séc với chữ viết tắt trong miệng nạn nhân ngay từ đầu có vẻ khiên cưỡng thiếu tính thực tế , chính các yếu tố đó làm cho câu chuyên thiếu kịch tính và cái kết không gây bất ngờ.

  3. Dong Tran

    Nếu là fan của Agatha Christie, bạn ít nhiều sẽ thấy hào hứng khi đọc vụ án mới của Hercule Poirot – vị thám tử tài ba người Bỉ.
    Nhưng lần này, nó được thể hiện dưới ngòi bút khác, không phải Christie.
    Nếu bỏ đi cái tên “Agatha Christie” to đùng ở bìa sách, đổi tên Hercule Poirot thành một cái tên bất kỳ nào đó khác đi, tác phẩm này sẽ được chấm nhiều sao hơn.
    Vì sao ư? Thứ nhất, Poirot trong này không phải là Poirot mà chúng ta đã từng biết. Theo như trong truyện, ông Poirot vì quá nổi tiếng nên thuê nhà trọ ẩn dật tạm thời. Thế nhưng chỉ sau chừng vài trang sách là thân phận ông lồ lộ ra, mà do chính ông tự phơi ra cho thiên hạ! Cái chi tiết “phi-Poirot” lòi ra chỉ sau vài trang sách (?) Rồi sau đó ông bắt đầu xông xáo vào vụ án còn hơn cả ông thanh tra chính trong truyện, người kể lại vụ án ở ngôi thứ nhất. Ông “cướp diễn đàn” của cảnh sát và đẩy mấy ông cảnh sát thành bù nhìn hết (?)
    Thứ hai, chúng ta không hề hoặc ít được thấy những chi tiết quen thuộc về hình dáng Poirot: cách ông chăm chút bộ râu của mình, cái đầu hình quả trứng, cái dáng đi làm một số người cảm thấy buồn cười…; và ông “phun ra” tiếng Pháp quá nhiều, hơn mức cần thiết. Riêng cái cụm từ “tế bào xám nho nhỏ” lặp đi lặp lại nhiều đến mức phát nhàm.
    Thứ ba, cái làm cho fan ruột của Christie oải nhất là người đồng hành của Poirot – ông thanh tra Catchpool. Nếu đây là nhân vật có thật và tôi là nghị viên quốc hội Anh quốc, tôi sẽ lôi người đứng đầu Scotland Yard ra để truy xét vì sao phung phí tiền thuế của dân để nuôi một tay cảnh sát ăn hại như thế. Một tay thanh tra bỏ mặc ba cái xác qua đêm mà không làm gi, dù chí ít phải mời giám định hay xem xét hiện trường ngay lập tức, chỉ vì buồn nôn khi nhìn mấy cái xác? Lời kể của ông ta ngập tràn những ý kiểu như “tôi không biết gì cả”, “tôi không hiểu”, “chẳng ai nghe tôi cả”, “tại sao tôi không nhìn ra?” … Nếu nói rằng đây là nhân vật thanh tra tệ nhất trong văn học trinh thám, chắc là không ngoa.
    Thứ tư, có khá nhiều những chi tiết thừa thải, không liên quan gì đến cốt truyện chính. Và cho đến trang sách cuối cùng, chúng không được giải quyết triệt để, hoặc người đọc không hiểu được chúng được nêu ra để làm gì. Chẳng hạn như chi tiết hai nấm mồ bị phá. Vâng, chúng đột nhiên bị tên vô lại xyz nào đó phá, thế thôi; nó không dẫn dắt hay soi sáng đáng kể gì cho vụ án.
    Thứ năm, ở mỗi chương sẽ có một nhân vật abc nào đó bày ra một manh mối, giống như mang ra một mảnh ghép hình, và Poirot chỉ việc ghép lại là xong bức tranh. Rất khác biệt so với Agatha Christie. Poirot phiên bản Christie xoáy sâu hơn vào tâm lý tội phạm. Cái tài của bà Christie là miêu tả không chỉ ngoại hình mà còn dựng lại nội tâm phức tạp, nhiều chiều của nạn nhân và các nghi phạm, thông qua sự quan sát tài tình và suy luận mạch lạc của thám tử Poirot.
    Sau cùng là, vụ án được kể lại qua lời kể của Catchpool. Và ông này có khả năng trời phú đến độ biết rõ 100% những gì đã xảy ra ở London trong thời gian ông ta vắng mặt ở đó. Ông ta biết rõ người nào Poirot gặp, đã nói chính xác những lời nào, cái nhà con hầu nó ra làm sao … (?) Phi lý quá thể!

  4. Võ Hải Phúc

    Không khó để nhận ra rằng dòng văn của Sophie Hannah hơi bị quá chi tiết. Nhưng thiết nghĩ, đây lại là dụng ý của bà để đem lại cái chất riêng. Cùng với lối hành văn sáng tạo, bà muốn nhắn nhủ tới đọc giả rằng tác phẩm của bà không phải là cuốn sách mô phỏng văn phong của Agatha Christy.
    Đặc biệt hơn, tác giả sử dụng lối dẫn truyện rất cuốn hút, mạch truyện liền kề, bí ẩn nối tiếp bí ẩn, thật khó mà đặt quyển sách xuống. Tuy nhiên, điểm nổi bật của tác phẩm chính là âm mưu và cách thức hung thủ gây án. Những chi tiết xoay quanh và lời khai của người liên qua được miêu tả cực kì tinh vi và độc đáo. Một trong nhiều điều khó nhất khi phá án chính là xâu chuỗi sự kiện, về phần này Sophie đã làm trên cả tuyệt vời.
    Lời khuyên: để giữ được hứng thú đọc, bạn nên đọc lướt qua những đoạn mô tả không cần thiết. Dù sao đây cũng là truyện trinh thám, chẳng phải ngôn tình nên không cần đọc hết từng từ.

  5. Đào Trường Giang

    Lần đầu tiên đọc truyện trinh thám và thấy phong cách viết truyện của cô Sophie Hannah khá thú vị. Trước đây mình có đọc một số truyện khác (ko cùng thể loại) thường thấy có vẻ thiếu phong phú và ly kỳ như cuốn sách lần này. Mình dự tính sẽ mua thêm 1 số cuốn khác của cô Sophie để đọc. Nghe nói tác giả trước của serie này là cô Agatha nhưng phong cách 2 cô có vẻ khác nhau, ko biết có thú vị như cuốn này ko.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button