Làm Thế Nào Để Đọc Sách Hiệu Quả

(4 đánh giá của khách hàng)

Sách là những kinh nghiệm và trải lòng của tác giả về việc đọc sách. Lối viết chân thật, gần gũi và cập nhật về hiện trạng của việc đọc sách hiện nay mang đến cho người đọc những giá trị của việc đọc sách cũng như tìm cho mình phương pháp đọc sách phù hợp, hiệu quả và tiết kiệm. Dù thế giới có thay đổi thế nào thì sách vẫn giữ cho mình những giá trị đặc biệt và không gì có thể thay thế được.

Danh mục:

Giới thiệu

Cuốn sách dành cho tất cả mọi người, là cuốn sách đầu tiên nên đọc trước bất kỳ mọi cuốn sách khác. Suy cho cùng, người đọc, không phân biệt giàu nghèo, không phân biệt tuổi tác, không phân biệt nơi cư trú đều dễ dàng tiếp cận đến những tài liệu đọc giá trị mà họ mong muốn, để họ có cơ hội cải thiện chính cuộc sống của mình.

Cuốn sách trước hết là tập hợp những bài chia sẻ của những người đọc tiêu biểu, đại diện cho các thế hệ, sắp sắp xếp khoa học, logic thành 6 chương sẽ giúp bạn hiểu chi tiết về từng thao tác tư duy trong việc đọc sách hiệu quả.

Nếu một người có thói quen đọc, nhưng thiếu kỹ năng đọc, hiệu quả đọc không cao, thậm chí không mang lại hiệu quả, mất thời gian, công sức vô ích.

Nếu nắm vững kỹ năng đọc sách, nhưng không tạo được thói quen đọc, cũng chẳng thu lượm được kiến thức là bao, thiếu những kiến thức cần thiết cho cuộc sống của chính họ.

Kỹ năng đọc là sự thể hiện tổ hợp những thao tác tư duy được xác lập thành thói quen ứng xử đọc. Các thao tác tư duy đó là:

  • Lựa chọn có ý thức đề tài hoặc những vấn đề cần đọc cho bản thân.
  • Lựa chọ nguồn tài liệu cần thiết cho bản thân trong môi trường số (trong các cơ sở dữ liệu, trên Internet).
  • Vận dụng linh hoạt các cách đọc khác nhau đối với từng loại tài liệu đọc (tài liệu nghiên cứu, tài liệu phổ thông, tài liệu giải trí…).
  • Lựa chọn có tính hệ thống và liên tục (đọc từ trình độ thấp lên trình độ cao, từ các vấn đề đơn giản tới phức tạp).
  • Biết cách tiếp nhận tối đa và sâu sắc nội dung tài liệu đọc bằng cách vận dụng các biện pháp kỹ thuật để củng cố và đào sâu những nội dung đã đọc như ghi chép, lập hộp phiếu thư mục, soạn tóm tắt, viết chú giải, trao đổi với bạn bè, đồng nghiệp.
  • Biết vận dụng vào thực tiễn những nội dung đã đọc.

Đọc thử

CÓ CẦN PHẢI ĐỌC SÁCH KHÔNG?

— Nguyễn Cảnh Bình —

Đừng bao giờ đọc chỉ để giải trí. Đọc những gì có thể khiến bạn thông minh hơn, it định kiến hơn, hiểu biết những hành động điên rồ của bạn bè và bản thân bạn tốt hơn. Hãy chọn những quyển sách khó, những quyển khiến bạn phải tập trung hết mức khi đọc.

— John Waters

Khi tôi gặp gỡ các bạn trẻ, có bạn nói với tôi: “Theo em, không cần đọc sách”. Tôi bảo: “Rất đúng, tôi cực kỳ ủng hộ, nếu như các bạn không đọc sách mà vẫn có thể trưởng thành, trở thành người có kiến thức, thành đạt và có văn hóa. Nếu như những điều tôi vừa kể không có điều nào nằm trong mục đích sống của bạn, thì chả việc gì phải đọc”.

Nhưng vấn đề là giả thiết sau chữ “nếu như” đó hiếm khi xảy ra. Ít nhất, tôi không tin như thế. Người ta có thể sống không màng kiến thức, không thích thành đạt, thậm chí không cần có văn hóa, nhưng chẳng ai mong mình mãi mãi không trưởng thành. Nhưng để trưởng thành, họ lại cần có kiến thức, không hẳn thành đạt nhưng cũng đạt được thành tích gì đó và hẳn nhiên rất cần trau dồi văn hóa.

Tôi không phải là người đầu tiên nói ra điều này: đọc một cuốn sách giống như được nói chuyện với những người trong hoặc đằng sau trang sách. Chúng ta không có điều kiện gặp trực tiếp Aristotle, Platon, Hồ Chí Minh… nhưng lại có thể “nói chuyện” với họ. Điều đó chẳng phải rất thú vị sao?

Tất cả câu chuyện về những người thành công trong cuộc sống, những vĩ nhân… đều không thể thiếu quá trình đọc sách, quá trình họ thu lượm kiến thức, những bài học thành công và thất bại từ người khác. Tôi phải nhấn mạnh cụm từ “không thể thiếu”. Mở cuốn sách ra, bạn sẽ được “gặp gỡ” những con người của quá khứ, những người không còn sống hoặc chẳng dễ gì để chúng ta tiếp xúc, với những bài học thành công và thất bại tuyệt vời của họ.

Tất nhiên không phải ai cũng có thể trở thành vĩ nhân, nhưng không thành vĩ nhân không có nghĩa là chúng ta chấp nhận là người tầm thường. Có lẽ ai cũng hiểu rằng đi theo con đường của những vĩ nhân không có nghĩa là ta cũng có thể đến đích giống họ.

Mỗi cuốn sách lại có một phiên bản khác nhau trong cảm nhận và cách tiếp nhận của từng người đọc, dù đôi khi sai khác rất ít ỏi. Sai khác đó nằm ở tố chất của mỗi người đọc. Vì thế chúng ta hầu như không thể “đọc nhờ sách” qua cảm nhận của người khác mà vẫn có được thu nhận giống y như họ.

Với tôi, đọc là để tìm điểm chung giữa mình và mọi người, cũng lại để tìm điểm khác giữa mình và mọi người. Nói cách khác là biết mình hòa nhập ở đâu và khác biệt ở đâu. Cả hai sự tìm tòi đều có vai trò quyết định trong việc khám phá hai thứ vô cùng quan trọng với đời người, lại luôn gắn chặt với nhau: cá nhân mình và cá nhân mình trong cộng đồng.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

19 sách kỹ năng sống hay thay đổi cuộc sống của bạn - 19 sách kỹ năng sống hay được viết bằng một phong cách gần gũi và dí dỏm sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, dạy bạn cách vượt qua nghịch cảnh, trung thực với chính mình. Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác Bạn có dễ bị tác động bởi cách hành… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

4 đánh giá cho Làm Thế Nào Để Đọc Sách Hiệu Quả

  1. Quang Kiên

    Nội dung cuốn sách rất hay, rất đúng với vấn đề mà chúng ta đang gặp phải khi đọc sách, các tác giả viết sách rất hay, nội dung đúng với tiêu đề của nó đặt ra, ngoài ra trong sách còn nói về các vấn đề khác như đọc sách để làm gì, tầm quan trọng, đọc sách có tốt không, vân vân và mây mây. Cũng chính từ cuốn này tôi học đc rất nhiều điều, biết những sai lầm của tôi và nó cũng giúp tôi tìm dc một kho tàng sách hay do các tác giả đề cử và nhắc đến, rất hi vọng cuốn sách đc mọi người đọc nó

  2. Vũ Xuân Quỳnh

    Mọi người bảo cuốn này đọc hơi khó và nhiều tác giả viết nên lộn xộn. Theo tôi thì vì cuốn sách này thuộc thể loại phi hư cấu nên khô khan hơn sách văn học là chuyện đương nhiên nhưng cũng không phải quá khó đọc vì vốn được viết ra để giúp người Việt đẩy mạnh việc đọc sách nên ngôn từ dễ hiểu, thích hợp cho tất cả mọi người. Còn việc nhiều tác giả cũng không ảnh hưởng gì cả vì theo tôi thấy thì cuốn sách rất mạch lạc, các phần viết tuy của các tác giả khác nhau nhưng được tổ chức và sắp xếp theo một trình tự rất rõ ràng, dễ hiểu.

    Cuốn sách có bìa rất nổi bật và sáng tạo. Nội dung thì rất đa dạng và cụ thể. Mới mở sách ra là ập ngay vào mặt mục đích của việc đọc sách – câu hỏi mà những người đọc sách thường gặp nhiều nhất. Sau đó là cách để chọn sách phù hợp với mình, cách để đọc sách miễn phí và các kỹ năng đọc sách hiệu quả. Điều làm tôi ngạc nhiên là cuốn sách còn có cả một chương hướng dẫn các bậc cha mẹ cách giúp con cái mình ham mê đọc sách để tạo nên văn hóa đọc ở Việt Nam ( tuy nhiên vì phần này chả giúp gì được ở độ tuổi tôi nên tôi chả quan tâm ). Sách được những người nổi tiếng, những người có rất nhiều kinh nghiệm trong việc đọc sách viết nên tôi cũng học được rất nhiều điều, thay đổi được những quan điểm sai lầm của mình về sách. Một cuốn sách đáng đọc cho tất cả mọi người.

  3. Nguyễn Sơn

    Chúng ta đều thừa nhận rằng đọc sách là một thói quen mà bất cứ ai cũng nên rèn luyện cho bản thân nếu muốn mở rộng tri thức, nâng tầm tư duy và bồi dưỡng cho tâm hồn. Lẽ dĩ nhiên là ta nên đọc thật nhiều sách vì mỗi quyển sách như một nấc thang nâng giá trị con người lên một tầm cao mới. Thế nhưng nếu chỉ chú ý đến “số lượng” mà quên đi yếu tố “chất lượng” thì việc đọc cũng sẽ trở nên kém hiệu quả. Chính vì thế, quyển CẨM NANG ĐỌC SÁCH này như một “người chỉ đường” vô cùng cần thiết đối với ai đã, đang, và sẽ đọc sách. Quyển sách chỉ dài hơn 200 trang nhưng chứa đựng rất nhiều điều hay, nó sẽ trả lời cho câu hỏi tưởng chừng như rất ngớ ngẩn nhưng thật ra cũng rất khó để giải đáp, đó là: “Đọc sách để làm gì?” và nhiều vấn đề khác như: đọc nhiều sách có tốt không, sự khác nhau giữa người đọc và người không đọc. Tiếp theo đó là sự hướng dẫn khá cụ thể cho việc chủ động tìm sách thích hợp để đọc, tận dụng nhiều nguồn sách khác nhau, các phương pháp, các mẹo nhỏ, kỹ thuật ghi chú, cách nhận xét, phản biện trong quá trình đọc và quan trọng hơn hết là biết cách áp dụng vào thực tiễn. Cẩm nang cũng dành hẳn một chương rất hay nói về “Văn hóa đọc”, việc đặt nền móng xây dựng văn hóa đó cho các bậc làm cha làm mẹ đối với con cái, chương này có một câu rất hay: “để vàng để bạc không bằng để sách cho con”. Và cuối cùng là những chia sẻ của các tác giả về những quyển sách mà họ tâm đắc thuộc nhiều thể loại khác nhau.
    Đây là quyển sách bổ ích mà bạn có thể đọc và lĩnh hội nó chỉ trong vòng một ngày, sách do 6 tác giả biên soạn, cách viết gần gũi, bìa rất đẹp và chất lượng in rất tốt. Tôi đã sở hữu nó và cảm thấy nó rất hữu ích đối với tôi, còn bạn thì sao?

  4. Huyen Ngo

    không hiểu sao trang 115 thì bị lửng lơ. còn trang 119 thì cắt ghép kiểu j mà nội dung với tiêu đề chả liên quan gì đến nhau luôn.
    Sách do 6 tác giả tham gia viết bài, lại là viết theo quan điểm cá nhân nên là có khi đọc bài này xong bài sau lại có quan điểm trái ngược hoàn toàn. Ví dụ trang 76 một bạn viết: “Tôi cho rằng không có quyển sách thay đổi cuộc đời, nhưng có không ít cuộc đời được thay đổi từ những quyển sách”. Trang 123 lại có người cho rằng: “Để tìm được những cuốn sách mình thích, đôi khi cũng mất khá nhiều thời gian, cho đến khi bạn bắt gặp cuốn sách được mệnh danh “đây là cuốn sách đã làm thay đổi cuộc đời tôi”. […] cuốn Sói thảo nguyên. Nó làm thay đổi tất cả trong tôi”. Theo mình, một cuốn “cẩm nang” có tác dụng định hướng như này nên có quan điểm đồng nhất mới đúng.
    Bạn Lâm Hạ thì chuyên có thêm mấy cái câu test multiple choice để hỏi thăm ý kiến của độc giả, nhưng bạn ấy lại tự cho đáp án theo quan điểm cá nhân, mà phải đúng là đáp án ấy thì mới đúng cơ, giống như là đi thi trắc nghiệm đại học môn toán vậy :)) ôi, đọc một tác phẩm ngôn tình 500 trang khổ 15*24 không giống đọc một cuốn sách khoa học 500 trang với kích thước như vậy đâu, xin đừng phiến diện như vậy!!! Hoặc có khi là cho 1 đoạn trích trong 1 tác phẩm nào đó mà khả năng cao là bạn chưa từng đọc qua, xong cho 4 cái tên lạ hoắc rồi bảo bạn ĐOÁN ai là tác giả. Ô, đã đọc thì sẽ biết, còn chưa đọc thì có đoán trúng cũng đâu có tác dụng gì khi bạn chẳng hề biết về cả tác phẩm ấy?? Chả hiểu dụng ý của bạn Lâm Hạ này là cái j nữa. Trang 120 bạn ấy bảo có trích 1 đoạn trong cuốn Ngôn ngữ cơ thể của Allan & Barbara Pease, ko biết là cái này có đc NXB cuốn sách đồng ý chưa? Lại còn “Hãy luyện tập sao cho bạn có thể đọc sách 5-7h mỗi ngày, vậy là bạn đã đạt được 50% tiêu chí đề ra cho việc đọc rồi”. Trời ơi cứ cho là một ngày bạn ngủ 8 tiếng, đi làm hoặc đi học (và học hành) hết 8 tiếng nữa, chỉ còn lại 8 tiếng cho tất cả mọi thứ (ăn ngủ, sinh hoạt cá nhân, giao tiếp bạn bè, quan hệ xã hội… mà bạn ý kêu đọc sách 5-7 tiếng, thì có phải là quá xa rời thực tế rồi hay ko??
    Mình còn chưa đọc hết quyển này nhưng nhìn thấy bài nào có tên tác giả Lâm Hạ là thấy quá nản rồi
    Những bài viết của TSGD Nguyễn Thụy Anh thì có nền tảng khoa học tâm lý rõ ràng nên đọc hay hơn, thuyết phục hơn. Cả những bài của chị Rosie Nguyễn cũng vậy.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button