Lão Goriot

(6 đánh giá của khách hàng)

Lấy bối cảnh của Paris năm 1819, Lão Goriot đề cập tới số phận của những nhân vật như Goriot, Rastignac, Vautrin.v.v.. Trong đó nổi bật là bi kịch cuộc đời của lão Goriot, một người cha điển hình với tình yêu thương cao cả, đức hy sinh tuyệt vời cho các con. Lão xuất thân từ một kẻ bần tiện nhưng thời thế đã khiến lão trở thành triệu phú. Và đương nhiên phú quý thì sinh lễ nghĩa. Lão có một niềm khao khát lớn đó là trở thành một quý tộc. Nhưng ông không được gia nhập giới quý tộc vì không có quan hệ với bất kỳ một quý tộc nào. Và thế là lão cưới một người vợ quý tộc.

Danh mục:

Lão Goriot xuất bản lần đầu năm 1835, thuộc bộ tiểu thuyết đồ sộ Tấn trò đời (La Comédie humaine) của Honoré de Balzac. Honoré de Balzac (1799 – 1850) là bậc thầy của văn học hiện thực Pháp những năm đầu thế kỷ XIX.

Lấy bối cảnh của Paris năm 1819, Lão Goriot đề cập tới số phận của những nhân vật như Goriot, Rastignac, Vautrin.v.v.. Trong đó nổi bật là bi kịch cuộc đời của lão Goriot, một người cha điển hình với tình yêu thương cao cả, đức hy sinh tuyệt vời cho các con. Lão xuất thân từ một kẻ bần tiện nhưng thời thế đã khiến lão trở thành triệu phú. Và đương nhiên phú quý thì sinh lễ nghĩa. Lão có một niềm khao khát lớn đó là trở thành một quý tộc. Nhưng ông không được gia nhập giới quý tộc vì không có quan hệ với bất kỳ một quý tộc nào. Và thế là lão cưới một người vợ quý tộc.

Bảy năm sau, vợ lão mất, để lại hai cô con gái. Ông ra sức chăm chút cho con với hy vọng có thể tiến vào trong xã hội thượng lưu. Rồi hai cô con gái lấy chồng, một cô lấy Bá tước, một cô lấy Nam tước. Nhưng những cô con gái và chàng rẻ không chấp nhận thân phận thấp hèn của ông, ngày ngày họ bòn rút, lấy đi tất cả tài sản của ông rồi đuổi ông ra ngoài đường. Lão đành phải ở trong quán trọ. Và ở đó cũng có rất nhiều những “tấn trò đời” tương tự như ông… Truyện kết lại với cái chết thương tâm của Goriot, một cái chết mang theo biết bao tiếc nuối. Cuốn sách là một cái nhìn đầy nhân văn về cuộc sống, một tiếng nói lên án những bất công trong xã hội đương thời.

6 đánh giá cho Lão Goriot

  1. Nguyễn Thị Vy

    Không đồ sộ và được nhiều người biết đến như bộ “Tấn trò đời”, nhưng “Lão Goriot” vẫn là một tác phẩm đáng đọc của nhà văn Balzac. Đây là một cuốn sách có cách dẫn dắt khá hấp dẫn, với sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kể và tả, cùng nghệ thuật khắc họa tâm lý nhân vật tài tình và sáng tạo. Câu chuyện bắt đầu với hình ảnh quán trọ của bà Vô-ke. Mỗi vị khách đến với quán trọ đều mang trong mình một số phận, một ước mơ và khao khát riêng. Nổi bật hơn cả là ông lão Goriot, một người chịu nhiều bất hạnh trong cuộc đời, từ một thương gia giàu có trở nên khánh kiệt chỉ vì hai cô con gái hư hỏng. Nhưng dường như bất hạnh cứ đeo bám ông mãi đến cuối đời, vì một lần nữa, ông lại lâm vào cảnh bế tắc vì hai cô con gái bất hiếu ấy. Truyện kết lại với cái chết thương tâm của Goriot, một cái chết mang theo biết bao tiếc nuối.
    Cuốn sách là một cái nhìn đầy nhân văn về cuộc sống, một tiếng nói lên án những bất công trong xã hội đương thời. Đây thực sự là một tác phẩm đáng đọc, kinh điển theo mọi nghĩa của từ này.

  2. Phạm Minh Thư

    Có đầy đủ các tầng lớp cấu thành 1 xã hội phồn hoa, đô hội trong câu truyện này. Một ông lão sống hết cuộc đời vì 2 đứa con gái, xem chúng như thiên thần, niềm vui của chúng chính là hạnh phúc với ông. Chỉ cần được thấy 2 đứa con gái vui, cho đến chết ông vẫn hối tiếc vì mình không giàu có và nhiều tiền để cho 2 đứa con. Đến lúc chết vẫn còn để dành những đồng tiền cuối cùng để chúng có cái váy đẹp để đi hội thay vì dùng số tiền đó để chữa bệnh cho mình. Đến lúc hấp hối, khi những đứa con viện đủ lý do để ko đến gặp cha lần cuối thì ông mới hối hận vì đã không nuôi dạy chúng nên người, ông đã quá nuông chiều chúng như những vị thần. Chỉ mong hết bệnh để kiếm tiền cho chúng, tiếp tục thấy chúng vui chơi.
    Một tên tội phạm giết người không gớm tay mưu mô xảo quyệt. Một người chủ trọ chỉ biết đến lợi nhuận, những con người sống thờ ơ trước cái chết và một cậu sinh viên tìm đủ mọi cách để gia nhập giới quý tộc nhưng lại không muốn đánh mất nhân cách, bất lực trước sự thật phũ phàng rằng ” Cái chết ngày nào chẳng xảy ra, một chuyện hết sức bình thường”.
    Một câu truyện với nhiều tầng ý nghĩa và làm cho người đọc nhận ra rằng ai cũng có một phần giống với câu truyện của lão Goriot

  3. Đoàn Linh Chi

    Tôi chọn cuốn sách này vì muốn tìm hiểu thêm về tác phẩm Lão Goriot trong chương trình SGK lớp 11. Sau khi đọc hết toàn bộ tác phẩm, tôi cho rằng tác phẩm này có kết cấu khá lắt léo, đôi khi làm người đọc mệt mỏi. Cũng có lẽ là vì người dịch cuốn sách này không hay bằng người dịch đoạn trích trong SGK. Câu chuyện kể về tham vọng được bước vào thế giới thượng lưu của anh chàng Rastignac, về ông lão nghèo khổ kì lạ Goriot, về cái quán trọ “chột lác, què quặt, rệu rã” của mụ Vauquer và về những kiếp người nhỏ bé sống trong đó. Tác giả đã khắc họa hình ảnh xã hội Pháp thời kì trước, nơi tình người còn đắt hơn kim cương, nơi người ta tìm mọi cách bòn rút, lợi dụng nhau, nơi mà nếu bạn không có tiền thì chẳng ai coi trọng bạn, kể cả con cái, hình tượng một xã hội như thế có lẽ vẫn còn vương vấn trong xã hội Việt Nam ta ngày hôm nay. Cuộc hành trình đến với thế giới thượng lưu của Rastignac đã giết chết sự hồn nhiên, tính lương thiện trong con người anh, để rồi đến cuối truyện anh đã đủ chai lì để thách thức với cả Paris: Bây giờ, chỉ còn ta với mi.
    Câu chuyện gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về cách con người đối xử với nhau, liệu chúng ta có đang yêu thương nhau cho đủ? liệu ta có quan tâm đến người khác hay chưa? cách sống vô cảm rồi sẽ dẫn cuộc sống này đi đến đâu? Hãy đọc, hãy suy ngẫm cùng tôi bạn nhé!

  4. Trần Phượng

    Mình được đọc một đoạn trích Lão Goriot trong chương trình văn học ở trường phổ thông. Honore de Balzac là nhà văn của những tác phẩm kinh điển văn học Pháp. Dưới ngòi bút của ông, xã hội hiện lên chân thực hơn bao giờ hết. Trong “Lão Goriot”, tác giả tái hiện xã hội Pháp thế kỷ 19 -buổi giao thời với những lố lăng, suy đồi, những giá trị chuẩn mực đạo đức, kỷ cương gia đình bị coi rẻ, bị chà đạp, đảo lộn. Hiện lên trong truyện là một xã hội nhức nhối bởi những người con bòn rút một cách tàn nhẫn, vô cảm với cha ruột của mình, bòn rút của cha chỉ để ném vào những cuộc ăn chơi trác táng. Một người cha bệnh tật hy sinh đến giọt máu cuối cùng cho con chỉ vì chúng muốn có chiếc váy đẹp. Một thanh niên lương thiện bị cuốn vào vòng danh lợi, tìm mọi cách để gia nhập vào giới thượng lưu. Cuộc sống, xã hội đảo điên bởi danh và lợi, bởi sự vô cảm, bởi sự tàn nhẫn con người dành cho nhau thay cho sự sẻ chia và yêu thương. Gấp sách lại, người đọc vẫn không khỏi rùng mình. Những ai không hiểu về giai đoạn lịch sử nước Pháp thời kỳ này sẽ cho rằng đây chỉ là câu chuyện hư cấu. Tuy nhiên, hiểu lịch sử đẻ thấy rằng, Honore De Balzac đã phản ánh một cách chân thực hơn bao giờ hết.

  5. Hoàng Thị Thanh Hương

    Có thể coi đây là tác phẩm của tình cha, của riêng nước Pháp và cũng có thể coi là của toàn nhân loại. Goriot, con người nghèo khổ, đơn côi sống trong một quán trọ với đủ moi tầng lớp người: thượng lưu có, hạ lưu có. Một xã hội Pháp thu nhỏ trong 1 quán trọ nhỏ! Người đọc sẽ dằn vặt với khi cam thấy cái thờ ơ, lạnh nhạt của con người dành cho con người trong xã hội đương thời. Dường như, trước nỗi đau của người khác, người ta trở nên vô cảm, thờ ơ, dửng dưng. Thậm chí, với chính người cha của mình, những kẻ làm con kia cũng coi như cái hũ lấy tiền, không hơn không kém chứ không hề coi là cha. Liệu rằng, khi đọc cuốn sách này, bạn có thấy, thấp thoáng trong đó là hình ảnh của xã hội chúng ta sống bây giờ: con người sống vơi nhau chỉ bằng thủ đoạn chứ không có tình thương?? Phải chăng, cái nhìn của nhà văn không chỉ gói gọn trong nước Pháp thế kỉ XIX mà còn có giá trị đến tận bây giò?

  6. Hoang Ngoc

    Xã hội phũ phàng với số phận ông, hai đứa con gái mà ông yêu bằng cả cuộc đời phũ phàng với tấm thân già nua, héo cỗi của ông..Lão Goriot thật khiến người ta xót xa từ đầu câu chuyện đến cái kết bi thương. Đọc xong mà ta chẳng biết nên trách ai cho số phận của lão, không thể trách lão, trách những người kia cũng không xong! Truyện ý nghĩa nhưng phong cách kể và tả lại khá dài dòng nên đôi khi khiến tôi chán nhưng nhìn chung truyện vẫn thấm đẫm chất nhân văn sâu sắc, cho ta những ý nghĩ về cuộc sống này.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button