Lolita

(6 đánh giá của khách hàng)

Đến giờ, dù cho bao năm tháng đã qua đi, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert. Và Lolita, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.

Danh mục:

“Lolita, ánh sáng của đời tôi, ngọn lửa nơi hạ bộ của tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, khẽ đập vào răng ba tiếng. Lo. Li. Ta.

Buổi sáng, em là Lo, ngắn gọn là Lo thôi, đứng thẳng cao một mét bốn mươi sáu, chân đi độc một chiếc tất. Mặc quần thụng trong nhà, em là Lola. Ở trường học, em là Dolly. Trên dòng kẻ bằng những dấu chấm, em là Dolores. Nhưng trong vòng tay tôi, bao giờ em cũng là Lolita.”

Lolita, hiện tượng bất thường bậc nhất của văn chương thế kỷ 20, được xuất bản lần đầu vào năm 1955 tại Paris, mặc dù viết bằng tiếng Mĩ. Cũng như mọi tác phẩm kỳ vĩ và có độ lệch chuẩn lớn, như tiểu thuyết của D. H. Lawrence hay của Anthony Burgess, khởi đầu của Lolita không hề suôn sẻ.

Giờ đây khi thực sự được đọc Lolita, ta hiểu tại sao Vladimir Nabokov nâng niu nó đến vậy. Thoạt tiên bị nhìn nhận một cách giản đơn quá mức, Lolita dần thoát khỏi cái định kiến coi nó là tác phẩm thuần túy gợi dục, bởi Lolita chứa đựng nhiều, rất nhiều hơn thế: nó tinh vi dò xét tâm lý con người (dù không cần viện tới tâm phân học, mà thậm chí Nabokov còn luôn luôn tìm cách bài xích Sigmund Freud), và nó còn là những nước cờ ngôn từ kiệt xuất của một trong những thiên tài văn chương lớn nhất.

Đến giờ, dù cho bao năm tháng đã qua đi, Lolita vẫn cứ là một hiện tượng bất thường, và cô bé Lolita, “ánh sáng của đời tôi, tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi” trong trí tưởng của Humbert. Và Lolita, vẫn bất tử trong dáng đứng thẳng cao chưa đầy một mét rưỡi và toàn bộ đặc tính của một “tiểu nữ thần” vĩnh viễn bất kham.

6 đánh giá cho Lolita

  1. Đầu Súng Trăng Treo

    Lolita được đánh giá là một trong những tác phẩm hay nhất Liên Xô. Ở nước ta tác phẩm này được in rất nhiều bản và được rất nhiều dịch giả nổi tiếng dịch ra nhiều phiên bản khác nhau. Ngày nay, rất nhiều bạn trẻ vẫn tìm đến tác phẩm này. Nội dung tác phẩm bên cạnh chất lạng mãn thì văn phong được tác giả thể hiện với nhiều phép chơi chữ và ẩn dụ khiến cho người đọc nếu chưa quen có thể bị ngợp, dẫn đến khó hiểu. Tuy nhiên, một khi bạn đã ngấm được lối viết văn của tác giả, người đọc hẳn sẽ không thể buông quyển sách xuống được.
    Về hình thức sách trình bày khá đơn giản nhưng vẫn giữ nét gì đó rất kinh điển của tác phẩm. Với những ai yêu thích văn học thế giới, Lolita là một tác phẩm mà bạn không thể bỏ qua.

  2. Vũ Hùng

    Sau khi đọc trọn vẹn Lolita, tôi không thể ngăn mình ghi lại những suy nghĩ của bản thân về quyển sách đầu tiên tôi không xem là sách.
    Tôi đã không xem Lolita như một tác phẩm văn học kinh điển ngay từ vài chục trang đầu, mà tôi đã nó xem như một thực thể uyên bác nhưng rối rắm, luôn kích thích và khinh thường khả năng am tường đọc vị người khác của tôi. Ngay cả đến những suy nghĩ và cảm xúc cuối cùng của H.H cũng khiến tôi bối rối đến ngộp thơ,̉ và hiển nhiên, đầy kích thích và mê hoặc.
    Tôi không phải là người đọc nhiều và hiểu rộng, và một lần nữa Lolita đã nhắc tôi nhớ đến sự hạn hẹp của đầu óc mình. Tuy vậy nhưng ngoài hành hạ và ban phước tôi, quả thật tôi cũng “không học được gì từ Lolita cả”.
    Mà, tôi cũng không mong mình học được gì từ Lolita, hẳn những ai đã đọc hết hoặc đang đọc một phần cũng sẽ nghĩ giống như tôi, và cả những bạn sẽ đọc Lolita.
    Nếu xét trên phương diện là một tác phẩm kinh điển, thì Lolita hiển nhiên là một tác phẩm như những gì các nhà phê bình văn học của hai thế kỉ khen cũng như chê. Tôi không thể nào thẩm định Lolita theo lời lẽ cảm thụ riêng của mình được, bởi thật sự tôi đã bị khuất phục trước sự bác học và khiếu hài hước của Nabokov.
    Lolita hiển nhiên là rất khó đọc, đầy sự thử thách cũng như sự mê hoặc “tâm hồn văn chương” những ai mong muốn đi đến chặng cuối câu truyện. Rất nhiều lúc tôi tự hỏi liệu những chi tiết luồn lách bằng các câu chữ này có ném tôi vào một mớ hỗn độn không thể nắm bắt được nữa không, ấy là tôi có lời khen và thật sự tin tưởng tuyệt đối vào người dịch, thế rồi tôi lại đầu hàng hoàn toàn và cứ để cho mạch truyện cuốn đi.
    Xin thứ lỗi, những bạn nào muốn đọc Lolita mà lỡ lướt qua những nhận xét hời hợt và lan man này của tôi, và cả những bạn đã đọc Lolita và muốn viết những nhận xét sáng suốt của mình cảm thấy khó chịu khi tôi không thể phân biệt giữa viết cảm nhận về một tác phẩm văn học với viết status trên mạng xã hội hay với viết nhật kí.

    Tôi thật sự rất yêu Lolita.

  3. Vo Thi Anh Tuyet

    Lolita của nhà vănVladimir Vladimirovich Nabokov, được viết bằng tiếng Mỹ, xuất bản lần đầu ại Paris năm 1955. Lolita được xem là một hiện tượng bất thường bậc nhất và gây ra rất nhiều tranh cãi cho nền văn học thế kỉ XX. Vậy cái gì gọi là ” hiện tượng bất thường” ? ” Hiện tương bất thường ” ơ đây đó là sự lệch chuẩn, cuốn tiểu thuyết vượt ra khỏi cái khuôn khổ mà bất cứ nhà văn nào cũng tuân theo lúc bấy giờ, nó đề cập đến một vấn đề mà cả xã hội cho là bình thường thấp kém. Thấy vậy mà không phải vậy, bạn cứ thử đọc một vài trang xem…..

  4. Nguyễn Thị Khánh Huyền

    Đúng là một tác phẩm kinh điển. Đúng như tác giả đã nói, quyển sách này không chứa đựng một bài học sâu sắc gì, đơn giản là một hiện tượng đau lòng đến nghẹt thở. Cả quyển sách như một lời tự thú đầy xót xa, có cả tội lỗi và nhận thức tội lỗi, nhưng H.H vẫn như con thiêu thân bay vào ngọn lửa mãnh liệt. “Lolita” sâu sắc và hoa mĩ khiến ta phải cảm nhận mới hiểu ra rằng nó nói về tình yêu của H.H , tình yêu của tuổi trẻ và sự ám ảnh với cái hình tượng ‘ tiểu nữ thần ‘.Là một tác phẩm ra đời lâu như vậy nhưng vẫn đi sâu vào lòng ngừơi bởi nội dung đặc sắc, lạ lùng và mãnh liệt.

  5. Nguyễn Hồng Yến

    Lolita, một quyển sách từng gây tranh cãi đến mức khiến giới văn học dấy lên những luồng ý kiến tranh cãi gay gắt là một quyển sách phức tạp và đầy sức hút – tất nhiên, chỉ với những con người có thể bỏ qua những lề thói đạo đức hằng ngày để thưởng thức nó.
    Lolita là lời tự thuật của Hum-đáng-thương và tình yêu của gã dành cho Lolita. Xin nhắc lại, tình yêu dành cho LOLITA, not Dolores. Một dạng tình yêu đầy ám ảnh, gây nghiện và tràn đầy sự đáng thương.
    Humbert Humbert theo tôi có một bản chất khác hẳn những gã ấu dâm khác. Humbert Humbert là một gã ấu dâm khoác lên mình vỏ ngoài của một gã tri thức đạo mạo và chất đầy ánh nhìn của người khác bằng sự hoàn hảo của hắn. Tuy nhiên, có lẽ người đáng thương nhất lại chính là ngài Humbert đây, vì tình yêu của hắn đã định trước một cái kết của sự tuyệt vọng mà chính mãi thân hắn cũng nhận thấy được: “Tôi yêu Lolita mãi mãi, còn em lại chẳng mãi mãi là Lolita”
    Đặc biệt, văn phong của “Lolita” cực kỳ kén người đọc; có ngững người nhận xét rằng chúng khá, gãy, khá rối và phải đọc một câu lặp lại nhiều lần thì mới hiểu. Tuy nhiên, theo tôi, “Lolita” cực kỳ cuốn hút và tuyệt nhiên chẳng thể nào rời mắt được.

  6. Phan Trịnh Thục Khánh

    “Lolita, ánh sáng đời tôi, ngọn lửa hạ bộ tôi. Tội lỗi của tôi, tâm hồn của tôi. Lo-lee-ta: đầu lưỡi lướt xuống ba bước nhỏ dọc vòm miệng, đến bước thứ ba khẽ đập vào răng. Lo. Li. Ta.”
    Đây là câu chuyện về tình yêu điên cuồng, say mê và có phần bệnh hoạn của Humbert dành cho tiểu nữ thần Lolita – cô con gái riêng của vợ. “Lolita” được kể lại như một bản thú tội đầy tính trần trụi. Lolita, tiểu nữ thần của Humbert, là ngọn lửa yêu thương, là lẽ sống của đời ông.
    “Lolita” đối với một số người đọc, nó giống như truyện khiêu dâm bẩn thủi, cổ súy ấu dâm. Nhưng với một số người thì nó lại mang một lớp nghĩa khác. Quả thật, bắt đầu đọc “Lolita” với suy nghĩ: từ bây giờ, mình sẽ phải bước vào thế giới của một kẻ ấu dâm đầy bệnh hoạn và tội lỗi. Đối với mình, đó như một sự thử thách lớn, nó làm mình cảm thấy mệt mỏi, ngạt thở với những suy nghĩ mà Humbert mang lại; và nhiều khi muốn bỏ cuộc.
    Nhưng thôi, hãy bỏ qua nhiều tranh cãi không hồi kết xung quanh tác phẩm, thì giá trị mà tác phẩm mang lại về tình yêu, tệ nạn, dục vọng, niềm khao khát đầy tội lỗi của con người dưới giọng văn đầy trau chuốt, khó cảm thụ, khó cảm thông; đủ làm cho người đọc phải rùng mình, ám ảnh.
    Sau cùng, thì đây không phải là một cuốn sách dễ đọc với tất cả mọi người.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button