Lòng Người – Kokoro

(1 đánh giá của khách hàng)

Tiểu thuyết Lòng Người là một chuyện được kể lại bởi một người, tức là tác giả, viết lại cuộc giao tiếp của người ấy khi còn là một “thư sinh”, nghĩa là một sinh viên, với một người mà sinh viên này gọi bằng “thầy”, từ lúc “thầy” đã ở độ tuổi trung niên cho đến lúc “thầy” tự tử mang theo tất cả bí mật của đời “thầy”, không hề cho ai biết, kể cả vợ “thầy”. “Thầy” đã chỉ viết lại cho tác giả, lúc này đã tốt nghiệp đại học, tất cả bí mật đó bằng một bức thư dài trước khi uống thuốc độc tự tử. Cuối thư đó, “thầy” đã yêu cầu tác giả phải giữ kín bí mật cho đến khi vợ “thầy” lìa khỏi cõi đời này….

Danh mục:

Lòng Người – Kokoro là tiểu thuyết nổi tiếng do tác giả Natsume Soseki Công bố năm 1914, tức là đã hơn 100 nay tại Nhật Bản và đã được dịch ra trên ba mươi ngoại ngữ, kể cả tiếng Việt.

Tiểu thuyết Lòng Người là một chuyện được kể lại bởi một người, tức là tác giả, viết lại cuộc giao tiếp của người ấy khi còn là một “thư sinh”, nghĩa là một sinh viên, với một người mà sinh viên này gọi bằng “thầy”, từ lúc “thầy” đã ở độ tuổi trung niên cho đến lúc “thầy” tự tử mang theo tất cả bí mật của đời “thầy”, không hề cho ai biết, kể cả vợ “thầy”. “Thầy” đã chỉ viết lại cho tác giả, lúc này đã tốt nghiệp đại học, tất cả bí mật đó bằng một bức thư dài trước khi uống thuốc độc tự tử. Cuối thư đó, “thầy” đã yêu cầu tác giả phải giữ kín bí mật cho đến khi vợ “thầy” lìa khỏi cõi đời này….

1 đánh giá cho Lòng Người – Kokoro

  1. Chồn Trắng

    Mình đã đọc Kokoro – Lòng Người qua 3 bản dịch. Một bản tiếng Việt là Nỗi Lòng do hai dịch giả Đỗ Khánh Hoan – Nguyễn Tường Minh dịch do Phương Nam in (giờ đã đình bản), một bản tiếng Anh mua qua Kindle, và bản Lòng Người của dịch giả Đặng Lương Mô. Cá nhân mình thích bản của dịch giả Đặng Lương Mô hơn vì ngôn ngữ hiện đại hơn bản Đỗ Khánh Hoan – Nguyễn Tường Minh nhưng đó là quan điểm cá nhân thôi, và dù là bản nào thì tinh thần của Kokoro vẫn được giữ trọn.

    Đây là tác phẩm cuối đời của văn hào Soseki, ngôn ngữ tác phẩm rất giản dị, chỉ đơn thuần như một người ngồi kể chuyện chứ không hoa mỹ, nội dung cũng rất đơn giản. Tuy nhiên để cảm thấy tác phẩm hay thì lại cần có những trải nghiệm cuộc sống, tình cảm phong phú hoặc ít ra cũng có chút giống như hai nhân vật là chàng thư sinh (người kể chuyện) và Thầy – người đàn ông sống một đời khép kín, cô độc. Nếu bạn độc giả chưa ít nhất một lần bị phản bội, bị mất lòng tin vào chính mình, hoặc trải qua những mặc cảm tội lỗi, luyến tiếc… đến mức độ thay đổi tính nết, cách nhìn nhận cuộc sống… thì sẽ rất khó đồng cảm với cảnh ngộ của Thầy, với những hành động khó thông cảm của chàng thư sinh. Đây thực sự là một tác phẩm văn học xuất sắc, xứng đáng được đọc đi đọc lại nhiều lần (nếu tác phẩm ‘chọn’ bạn!)

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button