Mặc Kệ Nó Làm Tới Đi

(0 đánh giá của khách hàng)

Trong cuốn sách này, Richard Branson ghi lại những bài học, những trải nghiệm của mình từ thuở bé cho đến khi trưởng thành, từ lúc khởi đầu công việc kinh doanh, cho đến khi đã trở thành một doanh nhân thành đạt. Bạn đọc cũng sẽ được khám phá những chuyến phiêu lưu mạo hiểm khắp thế giới của ông và chúng đã trở thành một phần không thể thiếu mỗi khi nhắc đến Richard Branson và thương hiệu Virgin. Mặc kệ nó, làm tới đi! cũng luôn là một trong những câu nói ưa thích của ông.

Danh mục:

“Nỗi sợ lớn nhất của chúng ta không phải là không thích nghi được với xã hội, mà chúng ta có quá nhiều quyền lực. Chính ánh sáng chứ không phải bóng tối làm chúng ta sợ hãi nhất. Khi chúng ta được giải thoát khỏi những nỗi sợ hãi của chính mình thì sự hiện diện của chúng ta cũng tự động giải thoát những người khác”.

– Nelson Mandela –

Mặc Kệ Nó Làm Tới Đi là một cuốn sách nhỏ, nhưng tác giả của nó và tư tưởng nó đem lại cho người đọc lại chẳng nhỏ chút nào. Richard Branson đã viết Mặc Kệ Nó Làm Tới đi bằng những trải nghiệm trong kinh doanh và cuộc sống. Cách nhìn cởi mở, tư duy phóng khoáng đã đem đến cho người đọc những lời khuyên tưởng như rất vớ vẩn, kiểu như “Nếu bạn muốn lái máy bay thì hãy tới sân bay xin một chân pha trà; bạn muốn làm thiết kế thời trang thì xin vào làm nhân viên quét dọn ở công ty thời trang”. Thực ra, tác giả chỉ đang muốn nói rằng bạn hãy mở to mắt để học việc và chộp lấy cơ hội khi nó đến.

Mặc Kệ Nó Làm Tới Đi được viết với giọng văn hài hước nhưng không hời hợt. Những lời khuyên nhỏ trong sách chẳng khiến độc giả phải nặn óc suy nghĩ mới có thể hiểu. Đọc Mặc Kệ Nó Làm Tới Đi là học những phương pháp giúp độc giả vượt qua chính mình, dám đối mặt với cơ hội và thử thách vì chỉ có thế mới có thể thành công.

 

Đánh giá

  1. John Vu

    Nếu bạn có trong tay hơn 20.000 nghìn tỷ,

    Bạn có dám vượt Đại Tây Dương bằng khinh khí cầu, một việc chưa từng ai làm ?

    Bạn có dám ngồi trên một chiếc “máy bay” tự chế với niềm tin là nó sẽ bay được ?

    Hay làm nhiều trò điên rồ khác có thể khiến bạn mất mạng chỉ với một lý do là muốn trải nghiệm ?

    Tôi nghĩ đôi khi có trong tay hơn 20.000 vnđ tôi cũng chưa dám chứ đừng nói là 20.000 nghìn tỷ. Thế nhưng với tỷ phú người Anh – Richard Branson thì hoàn toàn khác. Câu nói ưa thích của ông cũng là tên của quyển sách mà tôi đang giới thiệu ở đây :”Mặc kệ nó, làm tới đi !” là phương châm sống của Branson từ khi ông là một đứa trẻ tập tành bán báo cho đến ông chủ của một đế chế hơn 400 công ty ngày nay.

    Branson không hề thông minh vượt trội hơn bất kỳ ai trong chúng ta, ông cũng không sở hữu tài sản thừa kế từ cha mẹ để trở nên giàu có. Thế nhưng điều mà khác biệt duy nhất là tinh thần lạc quan và niềm đam mê trải nghiệm vô cùng mạnh mẽ của ông.

    Trong quyển tự truyện, Branson sẽ chẳng nói gì về ông đã làm giàu như thế nào hay hô hào các kỹ năng cần thiết bạn phải học tập. Chỉ duy nhất một điều lặp đi lặp lại là “Hãy cứ thử đi, thất bại là khi không làm gì cả”. Ông quan niệm dấn thân vào kinh doanh không để giàu có mà là để trải mình, sự vui vẻ và thử thách trong cuộc sống là những gì Branson muốn, cho đến tận bây giờ. Từ khi là một đứa trẻ khi bạn bè còn đang vật lộn giải toán trên lớp thì ông đã tự tạo nên một tạp chí của riêng mình với khởi đầu chỉ là vài đồng cent tiền tiêu vặt được chắt cóp. Và không hề có sự may mắn nào ở đây, Richard Branson đã gọi từng cuốc điện thoại lên từng tòa soạn để chào mời tạp chí, ngày qua ngày với một niềm tin lạc quan rồi cũng sẽ có người quan tâm. Còn không tưởng hơn khi đã có trong tay cơ sở vững chắc, Branson lại đầu tư vào ngành hành không khi bản thân không hề có một tí kiến thức gì với lĩnh vực này và ngay cả khi thị trường vận tải hàng không đang dần bão hòa, phá sản. Tất cả những điều đó đều không làm chùn bước con người được mệnh danh là “tỷ phú lập dị” này vì một lẽ phương châm sống của ông là “Mặc kệ nó, làm tới đi !”

    Cuối cùng thông điệp cao đẹp từ quyển sách này được Richard Branson lan tỏa là tinh thần lạc quan và bất kỳ ai cũng nên một lần bước khỏi vùng an toàn của chính mình để không bao giờ hối tiếc về bất kỳ điều gì trong cuộc đời mình :

    + Có mục tiêu sống
    + Không bao giờ từ bỏ
    + Tận hưởng hiện tại
    + Trân trọng người thân
    + Không lãng phí thời gian
    + Thử sức với những điều mới mẻ
    + Không hối tiếc
    + Sống một cuộc đời trọn vẹn.
    Trích một đoạn hay trong sách :
    “ Mẹ tôi, Eve, là một ví dụ hoàn hảo. Khi chiến tranh nổ ra, bà muốn làm phi công. Bà quyết tâm đến nỗi dù chưa bao giờ học lái máy bay nhưng bà biết mình có thể làm được và sẽ làm được. Thay vì suy nghĩ và mơ mộng, bà xin vào làm việc ở sân bay Heston gần nhà để từ đó bước lên nấc thang đầu tiên. Khi hỏi liệu mình có cơ hội lái máy bay không, bà nhận được câu trả lời rằng chỉ đàn ông mới được làm phi công. Điều này không làm bà nhụt chí – trên thực tế, bà coi đó là một thách thức. Bà được một trong số các huấn luyện viên ủng hộ và ông ta bảo bà cải trang thành đàn ông. Mẹ tôi rất xinh đẹp và từng là diễn viên múa trên sân khấu, vì vậy, rõ ràng trông bà chẳng giống đàn ông chút nào. Tuy nhiên, bà đã rất táo bạo khi mặc một chiếc áo khoác phi công bằng da, giấu mái tóc vàng dưới chiếc mũ bảo hiểm bằng da và luyện nói giọng trầm. Và bà đã có được công việc mình muốn. Tất cả những gì công việc này đòi hỏi là sự khéo léo và can đảm. Bà học cách lượn máy bay và bắt đầu dạy các phi công mới. Họ là những anh chàng trẻ tuổi lái máy bay chiến đấu trong trận không chiến trên vùng trời nước Anh. Sau đó, bà trở thành thành viên của đội nữ hải quân hoàng gia Anh và giúp bảo quản những chiếc tàu đưa quân đội tới Pháp. Những cô gái hiện đại như mẹ tôi đóng vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến, là những đặc vụ tình báo, công nhân quốc phòng trong lực lượng vũ trang hoặc lục quân. Họ đã bắt tay vào làm tất cả những gì cần làm.

    Sau chiến tranh, hàng không là một cơ hội kinh doanh mới và mẹ tôi muốn trở thành nữ tiếp viên hàng không, coi đây như một cách để ngắm nhìn thế giới. Nhưng vào thời đó, nữ tiếp viên hàng không phải biết nói tiếng Tây Ban Nha và được huấn luyện như là y tá. Một lần nữa, mẹ tôi không chịu để những luật lệ quan liêu cản trở mình. Bà tán chuyện làm quen với người gác cổng đêm ở Hãng hàng không British South American Airways, một hãng mới thành lập hoạt động ở Lancasters và Yorks giữa London và Nam Mỹ, và ông ta đã bí mật cho tên bà vào danh sách. Đó là những chiếc máy bay phản lực chở khách đầu tiên, vì vậy lịch sử đang được tạo nên. Chẳng bao lâu, bà đã trở thành nữ tiếp viên hàng không. Bà vẫn không biết nói tiếng Tây Ban Nha và không phải là một y tá, nhưng bà đã dùng trí thông minh của mình để đạt được mục tiêu. Bà cứ làm thôi. Rất thú vị là những chiếc máy bay chở khách đầu tiên đó chỉ chở một số ít hành khách, 13 người ở Lancaster và 21 người ở Yorks, và cảm thấy thân thiết hơn trong suốt những chuyến bay dài đó. Bạn cũng phải khá dũng cảm để bay tới những vùng hẻo lánh. Máy bay không được điều áp, vì vậy người ta cần tới những chiếc hộp đựng đồ dễ vỡ và mặt nạ dưỡng khí khi bay qua dãy Andes. Một năm sau đó, BOAC (Hãng Hàng không Hải ngoại Anh) tiếp quản BSAA (Liên minh An ninh chống Khủng bố Sinh học), mẹ tôi chuyển sang làm trên tuyến bay tới Bermuda trên máy bay dân dụng Tudor. Chiếc đầu tiên nổ tung; mẹ tôi đi trên chiếc thứ hai; chiếc thứ ba biến mất tại Tam giác quỷ Bermuda. Những chiếc máy bay Tudor không được cất cánh nữa, nhưng mẹ tôi tiếp tục bay cho tới khi lấy bố tôi – một luật sư trẻ – ông đã cầu hôn bà khi hai người ngồi trên xe máy trong một lần bà chuẩn bị bay.

    Nhưng mẹ không phải là người duy nhất trong gia đình tôi nói: “Làm tới đi!”

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button