Một Đời Thương Thuyết

(6 đánh giá của khách hàng)

Được viết từ trải nghiệm của một người thường xuyên “xông pha trận mạc” đàm phán, thật khó có thể tìm được cuốn sách nào khác về đề tài này mang tính thực tế cao hơn Thương thuyết một đời.

Danh mục:

Hơn 40 năm kinh nghiệm trong nghề và cả nghiệp thương thuyết, Giáo sư Phan Văn Trường, Cố vấn thương mại quốc tế của chính phủ Pháp, có lẽ đã cố gắng thể hiện gần trọn vẹn trong cuốn sách này. Được viết từ trải nghiệm của một người thường xuyên “xông pha trận mạc” đàm phán, thật khó có thể tìm được cuốn sách nào khác về đề tài này mang tính thực tế cao hơn Thương thuyết một đời. Trong đó không có những bài lý thuyết theo lớp lang chuẩn mực, nhưng độc giả sẽ được “sống” thực sự trong từng bối cảnh đàm phán như đang diễn ra trước mắt. Và độc giả sẽ đọc cuốn sách này chẳng khác gì đang đọc một tập truyện ngắn đầy những tình tiết thú vị.

6 đánh giá cho Một Đời Thương Thuyết

  1. Trân

    Sách chứa nhiều kinh nghiệm quý báu của nghệ thuật thương thuyết được chia sẽ từ một người có nhiều năm sống trên bàn đàm phán. Sẽ không có những lí thuyết hàn lâm hay định nghĩa kiểu sách vở mà đây hoàn toàn là những câu truyện chân thật kèm theo những bài học cụ thể. Đọc quyển sách bạn sẽ cảm nhận được sự nhiệt tình và tận tụy của tác giả. Nguồn thông tin chủ yếu được lấy từ những thập niên 80, 90 của thế kĩ trước nên có nhiều chi tiết không còn chính xác lắm. Nhìn chung đây là quyển sách nên đọc.

  2. Hà Lê

    Một cuốn thực sự giá trị, không hề triết lí hàn lâm xa rời thực tế mà hoàn toàn là kinh nghiệm của Giáo sư Phan Văn Trường. Cuốn sách sẽ không bảo bạn phải làm gì mà sẽ chỉ kể ra những câu chuyện thương thuyết- cả thành công lẫn thất bại đắng cay, rồi bạn tự ngẫm nghĩ làm kinh nghiệm cho mình. Mình không theo học ngành thương thuyết hay ngoại thương nhưng thực sự dù ở độ tuổi nào hay làm nghề nghiệp gì thì cuốn sách vẫn sẽ có một giá trị nhất định, về đối nhân xử thế, quan sát ngôn ngữ cơ thể người khác, việc đưa ra những quyết định trong cuộc đời…. hãy tự đọc và chúc bạn có được những bài học hay cho riêng mình!

  3. Trang Thu

    Trên thị trường hầu như các cuốn sách về đàm phán thương mại, thương thuyết đều dịch từ sách nước ngoài, viết rất chung chung, đọc hơi khó hiểu vì dịch không mượt. Một đời thương thuyết là một cuốn sách thực tế, rất dễ đọc, dễ hiểu. Nội dung rất hay, lôi cuốn, có lồng ghép một số trường hợp thực tế mà tác giả gặp phải.

  4. Long Polaris

    Gấp trang sách cuối cùng của cuốn sách dày hơn 300 trang. Phảng phất đâu đó một cuộc đời chinh chiến, tung hoành chốn thương trường của một đại doanh nhân, nhưng được kể lại một cách nhẹ nhàng, như đang nghiền ngẫm, ôn lại những kỷ niệm đắng cay ngọt bùi. Đây là một cuốn sách Việt, của người Việt, dành cho người đọc Việt về chốn thương trường tầm quốc tế. Những trải nghiệm đáng quý của tác giả, không phải là những kiến thức hàn lâm giáo điều, mà chỉ như câu chuyện quanh ấm trà mà tác giả muốn chia sẻ. Cách thức đàm phán, thương thuyết như thế nào, cách nhìn nhận cuộc đời ra sao, đều được kể lại thông qua những câu chuyện thực tế mà chính tác giả là người trong cuộc. Qua cuốn sách, độc giả có thể học được những cách nhìn nhận rất thú vị về nghệ thuật đàm phán, thương thuyết trên thế giới. Một cuốn sách đáng để đọc đi đọc lại.

  5. Phương Thủy

    cuốn này tuy hơi dài nhưng khá thú vị. Thực ra đây là trải nghiệm thương thuyết nhiều nơi với nhiều kiểu ng trên thế giới nên đọc xong như mở thêm tầm hiểu biết của ng đọc, nhưng cũng nhược điểm đi kèm là vô hình chung xây dựng định kiến sẵn cho những ai chưa từng trải nghiệm và chỉ đọc qua đây. Chú viết khá hay lôi cuốn vô cùng, thực sự khá thích vì những điều mới lạ hay ho đó.

  6. Lam

    1 cuốn sách bao quát những vụ thương thuyết quốc tế, giữa các công ty đa quốc gia và các nước nền kinh tế phát triển cũng như đang phát triển, tác giả cho ta thấy những hành trang khi đi thương thuyết không chỉ đại diện cho công ty mà còn cho cả ngành công nghiệp của một đất nước, những mối quan hệ đối ngoại cũng như đối nội, những chiêu trò có thể bắt gặp, và kẻ ký được hợp đồng cũng chưa hẳn là người chiến thắng

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button