Mùa lá rụng trong vườn

(3 đánh giá của khách hàng)

Truyện phản ánh một góc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh, một xã hội kiệt quệ về kinh tế, đời sống tinh thần bị thắt ngặt bởi những cơ chế và định kiến lỗi thời. Những biến cố trải dài theo dòng kể của truyện vừa phơi bày thực trạng ấy, vừa bao hàm trong nó sự cố gắng quẫy đạp của từng cá thể cũng như của toàn xã hội nhằm phá bỏ cái cơ chế lạc hậu ấy.

Danh mục:

Truyện phản ánh một góc của xã hội Việt Nam sau chiến tranh, một xã hội kiệt quệ về kinh tế, đời sống tinh thần bị thắt ngặt bởi những cơ chế và định kiến lỗi thời. Những biến cố trải dài theo dòng kể của truyện vừa phơi bày thực trạng ấy, vừa bao hàm trong nó sự cố gắng quẫy đạp của từng cá thể cũng như của toàn xã hội nhằm phá bỏ cái cơ chế lạc hậu ấy.

3 đánh giá cho Mùa lá rụng trong vườn

  1. Phương Thảo

    Tôi là một học sinh chuyên văn và rất may mắn được cô giáo giới thiệu cuốn sách này. Thật sự, trước đây, tôi rất ít đọc các tác phẩm văn học nước mình, nhất là những tác phẩm ra đời vào giai đoạn sau 1975. Nhưng đến với “Mùa lá rụng trong vườn”, tôi thật sự muốn kiếm đào sâu hơn vào những tác phẩm này, phản ánh rõ nét được những vấn đề đời tư thế sự trong cuộc sống con người mà có sức sống lâu dài ở mọi thời đại. Từ tác phẩm, tôi đã rút ra được nhiều bài học, chiêm nghiệm cho bản thân mình: Trong mỗi con người đều có phần ác quỷ và thiên tần, rồng phượng và rắn rết. Bởi vì, chúng ta phải sống theo luân lý, đạo đức dân tộc để ‘người’ hơn..
    Cũng từ những câu chuyện của gia đình ông Bằng, cái giọt nước của biển cả, có ai ngờ lại là vùng chứa đựng nhiều sóng gió đến thế, có ai ngờ cái vùng tĩnh lặng ấy lại là nơi khởi thủy, chung cục của lắm điều bất hạnh. Thực cũng tại bản chất cuộc sống vốn là sống động, và mọi sự xáo trộn thế nào thì ta cũng phải tìm lấy sự ổn định, sự hợp lí của nó. Nhà không đồng nghĩa với hạnh phúc, nhưng khi nó trái với hạnh phúc thì cũng là khởi nguồn của bất hạnh. Mỗi thành viên trong gia đình phải có trách nhiệm thiết lập hoặc tái thiết lập sự hạnh phúc đó, cũng như nhân vật ông Bằng, chị Hoài, Luận, Phượng.. đã làm.

  2. Đoàn Hồng Thủy

    Ma Văn Kháng viết nhiều và cũng có nhiều tác phẩm giá trị. Nhưng nhắc tới nhà văn này thì trong số các tác phẩm tiêu biểu của ông không thể không có Mùa lá rụng trong vườn. Câu chuyện về sự đổ vỡ các giá trị truyền thống của gia đình ông Bằng trong cái guồng quay đổi mới của xã hội, đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế thị trường, khiến người ta day dứt rất nhiều. Mình đặc biệt ấn tượng với nhân vật Lý, con dâu cả của ông Bằng, một người phụ nữ đa sắc diện, từ một người đàn bà đáng yêu trước ma lực của đồng tiền dã biến đổi đến không ai nhận ra. Rất may cuối cùng chị đã biết quay đầu.

  3. Đôi Bàn Tay

    Câu truyện lôi cuốn người đọc bởi ý nghĩa nhân văn sâu xa: tình cảm gia đình thiêng liêng cao quý, tình cảm giữa con người với con người.
    Trong mỗi con người đều tồn tại những mặt tốt và xấu như chính tính cách của từng nhân vật trong truyện: Lý hoạt bát, năng nổ, tháo vát nhưng quá tính toán, ganh đo thiệt hơn; Luận cao thượng, sống tình cảm, đầy nhiệt huyết, đầy lý tưởng; Đông là người chiến sĩ can đảm trên chiến trường nhưng trở về cuộc sống hàng ngày lại đầy nhu mì, có phần vô trách nhiệm; Phượng và Hoài là những người con dâu thật thà, chịu thương chịu khó, biết hi sinh về người khác…
    Những con người đó sống chung cùng một mái nhà – nơi người cha đã cố gắng xây dựng một gia đình nề nếp, nhưng tất cả khó được như mong đợi, những tính xấu vẫn được gieo mầm và nảy nở khi có thời cơ, những biến cố vẫn xảy đến.
    Với giọng văn dung dị, mộc mạc nhưng đầy cảm xúc, đây thực sự là một cuốn sách hay về gia đình – một giọt nước ở trong biển lớn, một tế bào trong xã hội nhưng vô cùng đáng trân trọng.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button