Nghệ Thuật Giao Tiếp Hiệu Quả

(2 đánh giá của khách hàng)

Con người cũng thích chia sẻ thông tin làm sao để bản thân có vẻ thông minh hơn hoặc được săn đón hơn. Điều này kích thích họ tiếp tục chia sẻ, vì bạn đã xác nhận rằng họ thực sự thông minh và có tầm nhìn. Họ sẽ được kích thích để tiếp tục thể hiện trí thông minh và tầm nhìn của mình.

Danh mục:

Giới thiệu

Trò chuyện, giao tiếp là việc đơn giản, hầu như ai cũng làm được. Nhưng giao tiếp sao cho hiệu quả lại là cả một nghệ thuật mà khó người nào dám tự tin cho rằng mình đã tinh thông.

Càng ngày bạn sẽ càng nhận ra rõ hơn, rằng hội thoại không chỉ là cơ hội để ta chia sẻ những cảm xúc, suy nghĩ, mà còn là lúc ta “khoe” ra những điểm thú vị ở bản thân, là cơ hội để ta gây ấn tượng, thuyết phục người khác thuận theo ý của mình. Như vậy, trong các tình huống giao tiếp khác nhau, mỗi người đều ít nhiều mong muốn đạt được một điều gì đó. Và“Nghệ thuật giao tiếp hiệu quả” là cuốn sách hướng dẫn bạn cách giao thiệp tự nhiên và hiệu quả nhất với mọi người, để xây dựng các mối quan hệ và làm chủ các tình huống nảy sinh giữa người với người.

Cuốn sách của Patrick King tập trung vào các chiến lược và kĩ thuật giúp bạn trở nên cuốn hút, thể hiện được nhiều cảm xúc hơn trong giọng điệu, và làm thế nào để trao đổi thông tin tế nhị hơn. Nó giúp bạn mở lòng đủ để tạo nên một cuộc đối thoại ý nghĩa, thay vì chỉ ngồi đợi điều bất ngờ xảy ra. Bất kỳ ai cũng có thể áp dụng các phương pháp trong “Nghệ thuật giao tiếp hiệu quả”, để ngày một hoàn thiện kỹ năng mềm. Nếu tin rằng giao tiếp chính là năng lực không thể thiếu trong thời đại này, đây là cuốn sách sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.

Đọc thử

ĐỪNG LÊN GIỌNG CUỐI CÂU

Hiện tượng lên giọng cuối câu là gì?

Bạn hỏi một người giờ nào thì phim chiếu, và họ trả lời. Vấn đề duy nhất là, câu trả lời của họ có ngữ điệu giống một câu hỏi hơn một câu trần thuật.

– Mấy giờ thì phim bắt đầu chiếu nhỉ?

– Ừm…Bảy giờ?

– Bạn có chắc không?

Người bạn này có biết chắc câu trả lời không, họ có đang nói dối bạn không, hay họ chỉ đang không chắc thôi? Hãy tưởng tượng tông giọng không chắc chắn và thiếu tự tin này được áp dụng trong mọi câu trả lời xem.

Đó chính là hiện tượng lên giọng cuối câu. Đối với những người đã xem cảnh phim nổi tiếng trong bộ phim “Huyền thoại Burgundy”, lúc Ron Burgundy đọc một đoạn chạy trên màn hình lớn là: “Tôi là Ron Burgundy…?”. Đó cũng là hiện tượng lên giọng cuối câu.

Hiện tượng lên giọng cuối câu là khi bạn diễn đạt một câu trần thuật như một câu hỏi. Những câu trần thuật như vậy không giống như mẫu câu nói mà đối phương mong đợi, vì vậy nó thường khiến họ hoang mang và hiểu lầm.Nói một cách dễ hiểu hơn, hiện tượng lên giọng cuối câu là khi bạn luôn lên giọng ở cuối câu, kiểu lên giọng chỉ sử dụng trong câu hỏi.

– Bạn có muốn ăn tối không? – Đây đích thực là một câu hỏi.

– Ừ, tôi cũng đang đói…

Nhịp điệu hay cách lên giọng ở cuối câu đã biến câu nói này từ một câu trả lời thành một câu hỏi, khiến người khác cảm thấy bạn đang không chắc chắn.

Bạn có thể để ý hiện tượng này ở bạn bè và người quen của mình và nếu tìm hiểu kĩ hơn thì bạn sẽ thấy nó xảy ra nhiều hơn đối với phụ nữ.

Tại sao lại thế và tại sao đây lại là một vấn đề?

Lý do khiến phụ nữ thường nói chuyện kiểu này là ở nhiều nền văn hóa, phụ nữ được giáo dục để thỏa hiệp, kém chủ động và ít hung hăng hơn. Vì vậy, họ áp dụng hiện tượng lên giọng cuối câu để thể hiện rằng họ đang thỏa hiệp và sẵn lòng thay đổi quyết định ban đầu, mặc dù đó không phải là điều họ muốn.

Đó chính là lí do tại sao hiện tượng lên giọng cuối câu lại là một vấn đề cần được khắc phục.

Thông thường, việc lên giọng cuối câu sẽ không khiến bạn trở nên dễ thỏa hiệp hơn. Nó chỉ khiến bạn trở nên không chắc chắn, bị động và cảm tưởng như bạn cũng chẳng biết bản thân đang nói gì.

– Johnson, phân tích của cậu về các mục này có chính xác không?

– Có…?

Khi lên giọng cuối câu, bạn có vẻ không dám chắc với câu trả lời của mình. Câu trả lời đó nghe có vẻ ngập ngừng, băn khoăn, vô thưởng vô phạt và thiếu tự tin. Bạn đang thăm dò xem liệu câu trả lời của mình có được chấp thuận không. Bạn đang tìm kiếm sự phê chuẩn. Bạn đang để người khác nghĩ rằng bạn muốn họ tác động đến điều bạn nói.

Nếu câu nói của bạn nhỏ dần đều thay vì kết thúc một cách quả quyết, bạn cũng đang mắc phải hiện tượng này. Ví dụ như: “Này, hay là đi chơi bowling đi…”

Mắc phải thói quen lên giọng cuối câu kể cả khi trả lời câu hỏi đơn giản cũng có thể mang đến những tác động tiêu cực không ngờ tới. Kết quả xấu nhất là đối phương sẽ cảm thấy mơ hồ và không thoải mái, vì họ sẽ nghĩ rằng bạn đang che dấu mục đích thực sự của bản thân.

Điều đó hoàn toàn có thể xảy ra khi câu chữ, tông giọng và hành động của bạn không đồng nhất với nhau. Đối phương sẽ không thể hiểu được bạn và điều bạn muốn. Họ sẽ không thể thoải mái khi ở bên bạn, do họ không dám chắc bạn sẽ trả lời họ đúng không.

Tôi sẽ lấy thêm một ví dụ. Trong cuộc đối thoại sau, thói quen lên giọng cuối câu khiến cả hai bên đều không thỏa mãn.

– Bạn có muốn ăn tối không?

– Có…?

– Thế là có muốn hay không?

Hoặc: Nghe như kiểu bạn không muốn. Thế thì đợi thêm một tiếng nữa vậy.

Hãy luôn cân nhắc sự thật đơn giản này trong tâm trí mỗi khi bạn muốn lên giọng cuối câu chỉ để rào trước đón sau. Khi ai đó hỏi bạn một vấn đề, thứ họ muốn là một câu trả lời chứ không phải một câu hỏi mơ hồ đội lốt một câu trả lời khiến họ phải đoán già đoán non.

Trong bối cảnh xã hội, hoặc khi bạn đang ở cùng bạn bè và gia đình, hiện tượng lên giọng cuối câu cũng không hẳn là một vấn đề. Suy cho cùng thì họ đều là những người thân của bạn, vì vậy bạn không cần lúc nào cũng rạch ròi mọi thứ. Đôi khi, bạn cũng cần lợi dụng giọng điệu để rào đón và tạo cho bản thân một khoảng không để ứng biến. Dẫu vậy, việc này vẫn sẽ khá khó chịu, đặc biệt nếu đây là thói quen lặp đi lặp lại. Nếu bạn lúc nào cũng lên giọng ở cuối câu khi giao tiếp ngoài xã hội, bạn đang đẩy gánh nặng phải đưa ra quyết định và kế hoạch cho đối phương và sẽ dễ khiến họ khó chịu.

Còn trong bối cảnh công việc thì sao? Hãy tưởng tượng xem thói quen lên giọng cuối câu sẽ ảnh hưởng tới hình ảnh của bạn trướckhách hàng, đồng nghiệp, người hướng dẫn và cấp trên như thế nào. Hãy nghĩ xem việc lên giọng cuối câu sẽ mang lại ấn tượng ra sao?

Đó chính là ấn tượng về một người thiếu quyết đoán, kém tự tin và không chắc chắn. Như thể bạn cũng chẳng rõ bản thân đang nói gì. Nếu có người hỏi ý kiến của bạn về một bài phân tích, họ muốn dám chắc rằng bạn (1) thực sự đã hoàn thành và (2) có nhận định cụ thể về nó. Thói quen lên giọng cuối câu đẩy đi cơ hội để thảo luận, và cả sự tín nhiệm của người khác dành cho bạn.

Sự việc thậm chí còn nghiêm trọng hơn khi bạn đứng ở vị trí lãnh đạo. Mọi người luôn mong đợi sự quyết đoán, chắc chắn và lí lẽ cho mọi quyết định bạn đưa ra. Lời nói của bạn sẽ truyền cảm hứng giúp người khác gia tăng sự tự tin.Tuy nhiên, việc lên giọng cuối câu lại chỉ khiến người khác không khỏi hoài nghi lời nói của bạn.

Đáng lẽ bạn nên đưa ra chỉ dẫn và truyền cảm hứng cho mọi người. Nhưng ngược lại, có vẻ như bạn đang tìm kiếm sự chấp thuận từ người khác.

Những người có thể giao tiếp lưu loát và tự tin ngoài xã hội chẳng cần sự chấp thuận từ ai khác. Kể cả khi bạn lên giọng để đưa ra dấu hiệu giữa các cá nhân với nhau, thói quen này vẫn sẽ làm gián đoạn mạch giao tiếp và dần phá hỏng các dự tính của bạn.

Điểm mấu chốt là: nếu bạn muốn người khác tin tưởng mình – điều kiện tiên quyết để tạo dựng mối quan hệ và sự đồng cảm – bạn cần dừng việc lên giọng cuối câu lại.

Vậy giờ đây khi bạn đã hiểu về hiện tượng lên giọng cuối câu và cách nó phá hoại những nỗ lực kết nối với mọi người của bạn như thế nào, làm sao để giải quyết được thói xấu này?

Đầu tiên, hãy làm rõ và nhận thức được bạn đang muốn đặt câu hỏi, hay trình bày một ý kiến. Khi những suy nghĩ vẫn đang hình thành trong đầu, hãy xác định lập trường rõ ràng luôn rằng bạn muốn hỏi hay muốn trình bày. Nếu bạn muốn hỏi, hãy đặt câu hỏi trực tiếp, đừng đưa ra một câu trả lời. Nếu muốn trình bày một vấn đề, đừng lên giọng cuối câu, vì thói quen này sẽ bóp méo ý định ban đầu trong câu chữ của bạn. Như tôi đã nói ở trên, người khác sẽ cảm thấy khá bực bội khi họ chẳng bao giờ biết được điều bạn thực sự muốn nói.

Thứ hai, hãy tập kết thúc câu nói bằng tông giọng khẳng định.

Câu khẳng định thường được xuống giọng ở cuối câu, và hơi nhấn mạnh từ khóa để một lần nữa làm rõ điều bạn đang bàn đến. Hãy thử đọc to câu sau dưới dạng câu hỏi và sau đó là câu trần thuật. Nhớ chú ý sự khác biệt khi lên giọng và xuống giọng ở cuối câu.

“Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau.”

Và cuối cùng, nhận thức chính là chìa khóa quan trọng nhất. Nếu trước đây chưa để ý thấy hiện tượng này, thì giờ đây bạn sẽ nhận ra nó có ở khắp nơi quanh bạn.

Hiện tượng lên giọng cuối câu là kết quả của việc bạn cứ cố suy đoán xem liệu một việc có được chấp nhận không. Nói dễ hiểu, việc lên giọng cuối câu là một cách nhanh hơn để đặt câu hỏi.

Để tránh mắc phải thói xấu này, thay thế những chữ bạn vô thức cắt đi bằng cả câu đầy đủ.

Đây là bản nói tắt: “Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau.”

Còn đây là bản đầy đủ: “Tôi sẽ ăn bánh mỳ và gặp bạn sau. Như thế có được không và liệu có tiện cho bạn không?”

Việc lên giọng cuối câu là một thói quen phần lớn chúng ta đều mắc phải từ khi còn nhỏ. Phải luyện tập lâu dài mới có thể bỏ được thói quen này. Nhưng thay đổi nhỏ cũng sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách người khác nhìn nhận bạn và cả cách bạn nhìn nhận bản thân mình.

Hãy ghi nhớ: đừng đắn đo, nếu không mọi người sẽ chẳng hiểu nổi bạn đang nghĩ gì.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

10 quyển sách giúp ăn nói khéo léo - Ăn nói từ lâu đã được xem trọng trong cách dạy bảo một con người, không chỉ giúp họ trở thành một người tốt, có ích mà còn giúp họ thành công và đạt được những điều mình mong muốn chỉ qua lời nói. 10 quyển sách giúp ăn nói khéo léo giúp bạn phân… Đọc thêm
Nghệ thuật giao tiếp: 10 quyển sách khuyên đọc - Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thường xuyên phải giao tiếp với nhiều người, với nhiều đối tượng thuộc các tầng lớp khác nhau. Và chính sự tinh tế, khéo léo trong cách ứng xử với mọi người đã giúp cho chúng ta đạt tới một nghệ thuật, nghệ thuật giao tiếp. 10 quyển… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

2 đánh giá cho Nghệ Thuật Giao Tiếp Hiệu Quả

  1. Nguyễn Thanh Tùng

    Những tình huống, cách thức giao tiếp mà tác giả đưa ra đều rất thiết thực, gần gũi. Cách giải thích vấn đề dễ hiểu, hợp lý, nhiều ví dụ. 20 tuổi và mình nghĩ sẽ thật tuyệt nếu mình thành thạo những kỹ năng giao tiếp trong cuốn sách này

  2. Nam Bui

    Về giao tiếp, đã có rất nhiều cuốn sách đề cập đến. Tuy nhiên, không phải cuốn nào cũng gây ấn tượng với mình. Ngay cả ” đắc nhân tâm” mình cũng lắc đầu vì nhược điểm của nó chỉ nói ra phương châm mà ko nói cách làm cụ thể , mà quan trọng nhất đối với một quyển sách self help là chỉ ra cách làm đê ứng dụng vào cuộc sống.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button