Nghệ Thuật Sống Vui Sống Khỏe Ở Thế Kỷ 21

Mỗi người tự chịu trách nhiệm cho chính mình. Bạn cũng có trách nhiệm với chính bạn. Tâm trạng bạn phụ thuộc vào những ý nghĩ do bạn tạo ra.

Danh mục:

Giới thiệu

Thế kỷ 20 là thế kỷ của stress và căng thẳng hàng ngày. Điều gì cũng có thể khiến con người nổi nóng, phản ứng vội vàng thiếu suy xét. Giá cả leo thang, nền kinh tế suy thoái, các vấn đề xã hội… ảnh hưởng không nhỏ đến con người.

Trong vật lý, stress liên quan đến lực nội sinh trong chính sự vật hoặc một lực nào đó từ bên ngoài tác động vào. Căng thẳng chính là kết quả từ sự biến đổi này. Bác sĩ Hans Selye định nghĩa: “Stress giống như thuyết tương đối trong khái niệm khoa học. Con người đang phải chịu đựng nó, mà lại không hiểu nhiều về nó”.

Qua quá trình tìm hiểu, các nhà nghiên cứu đã nhận ra rằng, stress bộc phát dựa trên mối tương quan giữa 3 thành tố sau:

  • Thứ nhất: Nhu cầu bên trong của mỗi người. Bắt đầu từ những nhu cầu cơ bản, sau đó đến cảm giác được an toàn và rồi vươn đến vị trí, địa vị.
  • Thứ hai: Điều kiện sống bên trong và bên ngoài vào những lúc xuất hiện các nhu cầu ấy.
  • Thứ ba: những phương tiện sẵn có để đáp ứng nhu cầu bên trong.

Với “Nghệ thuật sống vui – sống khỏe ở thế kỷ 21”, bạn sẽ được giúp đỡ để giải đáp những vướng mắc trong chính cuộc sống của mình và hướng tới một đời sống hoàn thiện, bình an.

Đọc thử

NGUYÊN NHÂN CỦA STRESS

Thường khi khám bệnh, tôi hỏi bệnh nhân của mình xem ai là người có khả năng khiến họ bị stress. Một nữ bệnh nhân chỉ thẳng ngón tay trỏ vào cô con dâu đang ngồi bên cạnh và nói: “Chính nó làm tôi lên tăng-xông thế này đấy bác sĩ ạ”. Còn cô con dâu trẻ thì lý luận: “Tại mẹ cứ hay gây rắc rối”. Đây chẳng phải là trường hợp ngoại lệ. Khi tôi đào tạo cho các nhà quản lý và các nhà lãnh đạo các công ty đa quốc gia, tôi phát hiện ra các vị này phần lớn đều bị hổng kiến thức lãnh đạo cơ bản nhất. Họ đều cho rằng rắc rối của họ là do không nhận được sự hợp tác từ người khác. Còn các bậc cha mẹ lại cho rằng con cái ở tuổi thành niên là nguyên nhân khiến họ đau đầu, nhưng con cái ở tuổi này thì cho rằng cha mẹ không hiểu chúng và khiến chúng lo âu.

Một khi chúng ta đổ lỗi cho người khác về tình trạng căng thẳng của mình, thì sự tập trung kiểm soát căng thẳng của chúng ta sẽ tự động hướng ra bên ngoài. Nghĩa là khả năng kiểm soát này không còn nằm trong tay ta, mà chúng ta đã đặt bộ điều khiển tâm trạng mình vào tay người khác. Khi ấy sợi dây tinh thần của ta sẽ bị kéo trong bàn tay của họ. Thử hỏi ta có khác gì một con rối và để người khác điều khiển tâm trạng mình? Trong một số trường hợp cụ thể, việc con người hay môi trường sống chịu trách nhiệm cho tình trạng căng thẳng của ta là điều có thật. Nhưng khi ta đổ lỗi cho người khác về chính tình trạng căng thẳng của mình, nghĩa là ta tự đặt mình vào hoàn cảnh vô vọng và chẳng thể làm gì để giảm thiểu căng thẳng cho bản thân.

Con người sẽ không thể bị căng thẳng trừ khi họ có những ý nghĩ về căng thẳng ở mức độ ý thức hay ít nhất ở mức vô thức. Phản ứng của mỗi người là khác nhau trong từng tình huống, nó không phụ thuộc vào tình huống đó ra sao, mà phụ thuộc vào việc họ đã ứng xử như thế nào. Thực hành thư giãn giúp ta kiểm soát được suy nghĩ và cảm xúc của mình tốt hơn.

Tôi rất thích cách giảng giải về tầm quan trọng của suy nghĩ trong vấn đề quản lý căng thẳng của ngôi sao môn cricket, Ian Botham: “Một nửa cuộc chiến chống lại căng thẳng là do bạn nghĩ mình đang bị căng thẳng”.

Do những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng, trầm cảm, hồi hộp, ghen tị, sợ hãi. chúng ta mới cho rằng mình đang bị căng thẳng.

Ngay cả trong công sở, người được thăng chức và không còn ai để cạnh tranh vẫn có nguy cơ bị căng thẳng khi không quản lý được những đòi hỏi của công việc. Người ta nhận thấy sự thiếu tiện ích còn ít gây căng thẳng hơn là mất đi vị trí xã hội. Sau cuộc suy thoái kinh tế năm 1929, nhiều người ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội đã tự tử. Nguyên nhân tự tử không phải do chết đói, mà do suy giảm đột ngột điều kiện sống hiện có của họ. Họ chưa sẵn sàng chấp nhận điều kiện sống mới, nên quyết định kết liễu cuộc đời.

Trong cuốn sách của mình, bác sĩ Peter Tyrer đã đặt ra câu hỏi: “Đối phó với căng thẳng bằng cách nào?” với nội dung kể về một vị khách ngoài hành tinh đến quan sát và nghiên cứu về cuộc sống con người trên Trái đất. Vị khách ấy kết luận: “Con người trên Trái đất toàn là những kẻ thích tự hành hạ mình. Họ tự chuốc khổ vào thân, rồi còn than vãn về cuộc đời của mình”. Vì vậy, khi chúng ta không quá chú trọng vào những tình huống xảy ra, chúng ta sẽ không bị căng thẳng.

Con người thường bị stress nhiều nhất khi rơi vào những hoàn cảnh như: người thân qua đời, ly hôn, mất việc, mất tiền bạc, của cải; gặp khó khăn trong mối quan hệ vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, cấp trên hoặc khi gặp phải những lời chỉ trích, xuyên tạc v.v. Không phải diễn tiến của những việc này khiến họ căng thẳng, mà chính là nỗi sợ, nguy cơ bị đe dọa, bất an, mặc cảm tội lỗi, hay việc đánh giá quá thấp bản thân… mới khiến họ căng thẳng. Với trường hợp bị căng thẳng do mất đi người thân yêu, không phải họ sợ sự mất mát ấy, mà họ sợ cái chết. Hoặc do quá gắn kết, quyến luyến với một ai đó cũng khiến họ bị stress khi phải chia tay.

Tôi còn nhớ cách phản ứng rất khác nhau của hai anh em ruột sống cạnh nhà tôi đối với cái chết của mẹ. Người em quá đau buồn, nên bị bệnh trầm cảm, còn người anh thì ngược lại. Người anh xem sự ra đi của mẹ như là một sự giải thoát.

Bạn luôn có những lý do bào chữa cho cơn stress của mình. Trong công ty, bạn coi sếp là “thủ phạm” chính đẩy bạn vào stress. Nhưng sự thực chẳng có ông sếp nào khiến bạn stress, mà do bạn thiếu năng lực và không có khả năng đối mặt với những áp lực trong công việc hoặc không hiểu rõ tính cách và đòi hỏi của cấp trên. Trong một công ty kinh doanh nọ, giám đốc điều hành là một người khá độc tài. Ông chẳng chịu nghe ai cả. Ông luôn muốn mọi nhân viên, thuộc cấp phải nghe lời ông. Ông không cho ai can thiệp vào bất cứ quyết định nào do ông đưa ra. Ai cũng chán nản và căng thẳng khi làm việc với vị giám đốc này. Đã có hai người quản lý làm đơn xin nghỉ việc, rồi một nhà quản lý mới đến. Anh hiểu rõ tính cách và sự mong đợi của ông. Thay vì chịu lép vế và tuyệt vọng như những người kia, anh dành thời gian và sức lực thu thập mọi thông tin liên quan đến rắc rối, dù nhỏ trong công ty. Anh không vội đề nghị gì bởi anh biết vị giám đốc này sẽ từ chối, thậm chí còn gây khó khăn cho anh nếu ông ấy bực tức. Thay vì đề xuất thì anh trình bày tất cả những thông tin thu thập được. Những thông tin này giúp vị giám đốc đưa ra quyết định đúng. Ông đỡ tốn công sức rất nhiều nhờ những thông tin kịp thời ấy. Chỉ sau một tháng, ông đã bắt đầu tin tưởng và luôn theo lời khuyên của anh.

Robert Lifton cũng chỉ rõ sự khác biệt trong cảm nhận giữa hai thế hệ đối với bi kịch Hiroshima(1): thế hệ sinh ra và sống trong Thế chiến thứ hai bị khủng hoảng tâm lý nặng, còn thế hệ sinh sau Thế chiến thứ hai thì cho rằng đạn, pháo chuẩn bị cho sự hủy diệt thế giới luôn là một phần trong toàn cảnh cuộc chiến tranh, vì vậy họ thích nghi hơn với cuộc chiến. Quả thực, con người có khả năng thích nghi rất tốt khi họ xem sự việc xảy ra là tất yếu.

Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta vẫn giữ được tâm trạng tốt nếu nghĩ đến các giá trị hòa bình, hạnh phúc và sự thư thái. Suy nghĩ như thế nào, cảm xúc như thế ấy. Con người có thể giơ tay lên hay hạ tay xuống theo ý mình, vậy tại sao lại không điều khiển suy nghĩ theo ý mình? Con người có trách nhiệm đối với chính suy nghĩ của mình. Chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ theo hướng mong muốn của bản thân, từ đó có thể tự thay đổi cảm xúc…

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

Nghệ thuật sống đẹp: 7 quyển sách khuyên đọc - Trong thế gian vốn "vội vã" với đầy lo toan cuộc sống này đôi khi chúng ta quên đi những đam mê, sở thích, quên mất bản thân mình yêu gì, ghét gì và hơn hết là cần gì . 7 quyển sách sau hướng tới nghệ thuật sống đẹp, sẽ giúp bạn nuôi dưỡng… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Nghệ Thuật Sống Vui Sống Khỏe Ở Thế Kỷ 21”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button