Người Đẹp Ngủ Mê

(5 đánh giá của khách hàng)

Người đẹp ngủ mê của Kawabata trên một chuyến bay và từ cảm hứng được gợi từ cuốn tiểu thuyết này đã viết ra danh tác đầy từ tâm bác ái và chan chứa nhiệt tình với cõi đời khi xây dựng cuộc tình giữa một ông già 90 tuổi và một cô gái 14 tuổi qua cuốn “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi”.

Danh mục:

Qua tác phẩm Người đẹp ngủ mê, Kawabata cực tả những cảm quan tế vi và những suy tư của một người đàn ông già với những cô gái trẻ hoàn toàn xa lạ vô danh khỏa thân chung chăn chiếu nhưng không hề có trao đổi bằng ngôn ngữ hoặc đụng chạm thân xác.

Đó là thái độ chiêm ngắm và phản tỉnh như của một người thực hành Thiền định để tới giác ngộ về dục tính của chính mình và về ý nghĩa của nhân sinh. Cái bi đát và khôn nguôi của kiếp người được Kawabata tóm lược bằng nhận định: “Trên thế gian không có gì cao quý bằng con người. Trong loài người không có gì vinh dự bằng thân thể trong trắng của người nữ. Tuy nhiên, để chiếm đoạt, sở hữu nó người ta phải phá hủy sự trinh khiết đó. ” Nhà văn García Márquez của Colombia tình cờ đọc

Người đẹp ngủ mê của Kawabata trên một chuyến bay và từ cảm hứng được gợi từ cuốn tiểu thuyết này đã viết ra danh tác đầy từ tâm bác ái và chan chứa nhiệt tình với cõi đời khi xây dựng cuộc tình giữa một ông già 90 tuổi và một cô gái 14 tuổi qua cuốn “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi”.

5 đánh giá cho Người Đẹp Ngủ Mê

  1. Nguyễn Kiên Tường

    Đọc sách của các tác giả Nhật Bản cũng giống như thú chơi cây cảnh của họ. Từ tốn, tỉ mẫn, kiên nhẫn, hướng đến hoàn hảo, toàn vẹn nhưng không cầu kỳ, bó buộc. Phải có một sự tĩnh tâm, tự tại, hướng nội, sâu lắng, chiêm nghiệm và không gì cả. Cuốn sách thì ngắn thôi, nhỏ, nhẹ, mỏng. Câu chuyện nhẹ nhàng, lãng đãng, thong thả, như có như không. Đôi khi phải thở chậm lại để không vượt quá nhịp chậm của truyện. Cứ thế mọi chuyện diễn ra không đậm, không nhạt, khiến cho càng đọc cứ như là không đọc. Dừng lại sau vài dòng, chiêm nghiệm, nhấp một ngụm trà, lại đeo kính lên, đọc tiếp vài dòng, dừng lại để làm chi đó nhưng rồi không biết làm gì, rồi tiếp tục. Cứ như mình đang đi lên cầu thang bộ, biết rằng bước tiếp thì sẽ lên được một nấc thang khác chẳng khác gì nấc thang mình mới đặt chân xuống, bước lui thì lại đặt chân xuống một nấc thang mình cũng vừa mới đặt chân lên. Rồi tự hỏi bây giờ mình đi lên hay đi xuống.
    Tác giả khắc họa hình ảnh của… người già… tinh tế đến tuyệt vời.

  2. Lê Minh Trực

    Người đẹp ngủ mê hay người đẹp say ngủ là một tác phẩm văn học Nhật Bản. Cuốn sách thể hiện nhiều chất nghệ thuật qua những yếu tố tương phản, miêu tả ngoại hình và nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật. Là một kiệt tác văn chương nhưng có lẽ nó hơi khó đọc, nội dung cũng không quá hấp dẫn nhưng mới lạ nói về lầu xanh dành cho những ông già không còn sinh khí. Ông thưởng thức vẻ đẹp của những người phụ nữ khỏa thân đang say ngủ, vừa tinh tế mà cũng khá đồi bại. Tóm lại đây là một cuốn sách đậm chất nghệ thuật Nhật Bản thích hợp với những ai yêu thích dòng văn học nghệ thuật hơn nội dung.

  3. Nguyễn Lan Anh

    Đọc cuốn “Người đẹp ngủ mê” của Yasunari Kawabata ta thấy ngập tràn hình ảnh về những cô gái với những vẻ đẹp khác nhau đang say ngủ trong một dạng “lầu xanh” dành cho những ông lão đã mất khả năng, nhưng vẫn ham muốn cái đẹp. Tuy nhiên, nếu người đọc chỉ nhìn theo những điều trần tục sẽ không thấy được cách thưởng thức và cái đẹp trinh trắng, ngây thơ nhất mà tác giả muốn truyền đạt. Nếu bạn nào hâm mộ Gabriel García Márquez sẽ thấy tác phẩm “Hồi ức về những cô gái điếm buồn của tôi” phảng phất phong vị “Người đẹp ngủ mê” của Kawabata.

  4. Hà Giang

    Nhớ mãi cảm giác lần đầu tiên đọc cuốn này. Rút ra một cách bâng quơ từ trên giá của một quán cà phê sách. Biết rằng truyện của Kawabata chẳng thể đọc nhanh, nhưng câu chuyện bé nhỏ trong lòng bàn tay mình chỉ cần thời gian thưởng thức một chén trà là đủ. Dịu nhẹ, thanh khiết,hòa quyện cả chút đắng, chút ngọt, chút hương thơm lẩn khuất. Đọc cho mình lạc sang chốn khác, nơi vẻ đẹp đang ngủ say, mà vẫn làm mê đắm mọi trái tim, vẫn ban hạnh phúc cho cả những linh hồn sắp về với hư vô vĩnh viễn.

  5. Tử Nghi

    Đọc xong tác phẩm này chắc mỗi người sẽ có câu trả lời cho riêng mình.
    Với tôi, tôi không thấy tác phẩm này là “kiệt tác”, chắc do khác thời đại và văn hoá.
    Một người trẻ như tôi không chấp nhận được kiểu yêu tình nhân như cha con như vậy. Câu chuyện cứ lênh đênh không có bến đỗ.

    Tuy vậy, cái ông già muốn là làm chuyện gì đó ý nghĩa trong đời cũng là cái mà bản thân tôi muốn. Tuổi già sẽ đến và cuốn sách cho tôi một góc nhìn để biết mình cần chuẩn bị những gì.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button