Người Lạ Trong Nhà

(4 đánh giá của khách hàng)

Lối kể chuyện thông minh và am hiểu xã hội đã giúp Người lạ trong nhà trở thành một trong những câu chuyện tiêu biểu của dòng tiểu thuyết tàn bạo và xót xa này, từ Những cô hầu gái của Jean Genet (1947) đến Nghi lễ của Claude Chabrol (1995), và xứng đáng giành giải Goncourt 2016 – một trong những giải thưởng văn học uy tín nhất nước Pháp.

Danh mục:

Câu chuyện bắt đầu bằng một cảnh tượng kinh hoàng: một bé trai hai tuổi đã chết, một bé gái bốn tuổi đang hấp hối và người vú em trông giữ hai đứa trẻ – kẻ gây ra tội ác khủng khiếp này – cũng vừa tự kết liễu đời mình. Cuốn tiểu thuyết mở ra bằng một cái kết, nhưng mọi chuyện lại không chấm dứt ở đó, quá khứ đã qua và hiện tại vừa thành quá khứ chỉ mở màn cho một bi kịch không hồi kết, dai dẳng và ám ảnh, của cuộc sống hiện đại.

Làm sao để có thể vừa phát triển sự nghiệp vừa nuôi dạy con cái? Làm sao để dung hòa lòng tốt với cảm giác thống trị vốn luôn tồn tại trong quan hệ giữa người sử dụng lao động và người lao động mà cụ thể ở đây là một cặp vợ chồng trẻ thị dân và người giúp việc cho họ? Làm sao để sống trong xã hội lúc nào cũng vội vã này mà không phụ thuộc quá nhiều vào những người lạ, những người ta chưa kịp hiểu hết, mà ta buộc phải chấp nhận sự hiện diện của họ ngay giữa gia đình mình chỉ để đổi lấy thêm một chút tự do, một chút thời gian cho bản thân? Lối kể chuyện thông minh và am hiểu xã hội đã giúp Người lạ trong nhà trở thành một trong những câu chuyện tiêu biểu của dòng tiểu thuyết tàn bạo và xót xa này, từ Những cô hầu gái của Jean Genet (1947) đến Nghi lễ của Claude Chabrol (1995), và xứng đáng giành giải Goncourt 2016 – một trong những giải thưởng văn học uy tín nhất nước Pháp.

4 đánh giá cho Người Lạ Trong Nhà

  1. Trần Thanh Tân

    Cuốn sách nhỏ đọc một lèo cái xong nhưng cái câu hỏi xuyên suốt trong cuốn sách thì cứ ám ảnh mình mãi: “làm thế nào để cân bằng giữa sự nghiệp và con cái”, có thể mãi đến tận sau khi mình lập gia đình, có con rồi mình mới có thể hiểu hết được
    Cách kể chuyện rất tuyệt, đọc say mê luôn

  2. A Passenger

    Là một học sinh được giới thiệu cuốn sách một cách tình cờ, tôi đã khá hứng thú với cuốn sách ngay từ cái mở đầu thảm khốc và tàn sát của nó. Người lạ Trong Nhà của Leila Slimani tuy lời văn của bà có phần mượt mà, không có gì đặc sắc cho lắm, nhưng cái lạ của nó chính là ở cái diễn biến tâm lí nhân vật mà bà thể hiện qua từng cử chỉ và hành động thay cho ý nghĩ tình cảm.

    Nếu bạn là một người muốn tìm đến thế giới của những ” người lạ ” và thích thú với những tiểu thuyết về tâm lí xã hội hiện đại, thì đây quả là cuốn sách dành cho bạn.

  3. Nguyễn Thị Huyền Trang

    Khai thác một mối quan hệ có vẻ như ít mâu thuẫn, ít được bàn tán giữa chủ nhân và người ở. Mỗi bên đều có những suy nghĩ riêng, có lý do có vẻ như chính đáng. Vì lợi ích của bản thân mỗi người mà vô tình làm tổn thương đến người khác. Cách miêu tả tâm lý tài tình của tác giả thật sự rất đáng khâm phục. 5 sao cho một cái nhìn u ám nhưng vẫn luôn thực sự hiện hữu trong cuộc sống hằng ngày !

  4. OK Fine

    Nếu gu của bạn là những phim thể loại gay cấn-hồi hộp thiên về yếu tố tâm lý như “bàn tay đưa nôi” (the hand that rocks the cradle) thì “người lạ trong nhà” là một cuốn sách đáng đọc. Tuy vậy, không có mấy yếu tố gay cấn trừ một chi tiết ấn tượng được lấy làm cảm hứng để thiết bìa cuốn sách này. Kết truyện được đưa lên làm phần mở cuốn sách thôi thúc người đọc tìm hiểu nguyên cớ đằng sau tấn bi kịch nhưng phần cuối truyền thống lại không đem lại cảm giác tròn vẹn cho cả tác phẩm.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button