Người Tị Nạn

(5 đánh giá của khách hàng)

“Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”

Danh mục:

Cuốn sách được viết bởi Nguyễn Thanh Việt (bút danh Viet Thanh Nguyen) – nhà văn người Mỹ gốc Việt đầu tiên đoạt giải Pulitzer và nhiều giải thưởng khác của các Hiệp hội văn học Mỹ cho sự nghiệp sáng tác của mình.

Ông sinh năm 1971 ở Việt Nam, cùng gia đình di tản sang Mỹ vào mùa hè năm 1975. Năm 2016, ông gây tiếng vang đặc biệt trên văn đàn Mỹ đương đại sau khi thắng giải Pulitzer cho hạng mục Fiction. Ông có những tác phẩm đáng chú ý như Nothing ever die, The Sympathyzer, Vietnam and the Memory of war, The refugees…

Tác phẩm Người tị nạn (The Refugees) là tác phẩm đầu tiên của ông được dịch và xuất bản tại Việt Nam và để “tăng những người tị nạn, ở bất cứ đâu”. Tập truyện ngắn này gây ấn tượng mạnh bởi sự hư cấu mà chân thực của nó như đánh giá của New York Times Book: “Những câu chuyện về người tị nan Việt Nam như ma thuật bất biến…Một tập truyện siêu phàm…Giọng văn khiêm tốn, chi tiết và phong cách tự sự thẳng thừng hoàn toàn thích hợp với những cuộc đời thường dân âm thầm được mô tả trong truyện…Vặn nhỏ âm lượng, chúng ta áp tai vào, lắng nghe những người tị nạn nói để thấu hiểu họ”. Mở đầu cuốn sách là những day dứt về một quá khứ đầy ám ảnh “Tôi viết sách này cho những hồn ma vốn là nhóm duy nhất ở với thời gian bởi vì họ ở ngoài thời gian” (Roberto Bolafio, Antwerp) “Những thứ ám ảnh bạn không phải là những ký ức của bạn Không phải những điều bạn đã viết ra Mà là những điều bạn đã quên, bạn phải quên Những điều bạn phải tiếp tục quên suốt cả đời mình” (James Fenton, A German Requiem)

5 đánh giá cho Người Tị Nạn

  1. Mai Nguyễn Dũng

    Không hổ danh một tác giả đoạn giải Pulitzer, tập truyện ngắn “Người Tị Nạn” của Viet Thanh Nguyen đã đem lại cho độc giả nhiều cảm xúc. Đó là một sự ám ảnh đến run sợ. Đó là một sự hồi tưởng về quá khứ đau buồn. Tác giả không kể lể, không bi lụy, chính điều đó đã giúp tập truyện thật đặc biệt và ý nghĩa.

  2. Đặng Quang Duy

    Từ xưa đến nay, đã có quá nhiều tác phẩm đề cập đến cuộc sống của những nguời bước qua chiến tranh Việt Nam, nhưng ít có tác phẩm nào đề cập đến những số phận sống sót bên kia chiến tuyến, những người đánh cược với số phận trên các chuyến tàu vượt biên. Một góc nhìn hoàn toàn mới được kể lại qua những truyện ngắn khác nhau với những mảnh đời khác nhau. Viết Thanh Nguyễn có một giọng văn mạnh mẽ, uyển chuyển, giúp ông thể hiện được những góc khuất sâu thẩm trong tâm hồn mỗi nhân vật một cách sắc sảo. Không cứng nhắc, không triết lý, không màu sắc chính trị, Người Tị Nạn là một trong những tác phẩm đầu tay hay nhất mà minh từng đọc.

  3. Lê Thị Nghĩa

    Tạo hoá luôn ban tặng chúng ta những điều đau khổ xen lẫn cảm giác hạnh phúc để chúng ta biết trân trọng những gì chúng ta đang có.thật khó khăn cho bản thân khi đọc cuốn sách lại phải kiềm chế cảm súc mạnh mẽ ,sự thật đau lòng nhưng dù gì nó cũng đã qua nhưng nó sẽ ám ảnh chúng ta cho đến hết cuộc đời.Thật sự cuốn sách miêu tả rất chân thực ,tự nhiên ,dòng cảm súc như chính chúng ta đang trải nghiệm .cảm ơn tác gỉa Nguyễn Việt Thanh rất nhiều ạ!…

  4. Khuất Thu Hồng

    Cốt truyện hay, cách viết lạ về cuộc sống cùng những câu chuyện buồn, chua chát về người Việt Nam ở Mỹ. Văn hoá dường như đã thấm vào gene nên dù sinh ở đâu, sống ở đâu bạn vẫn ít nhiều thuộc về nền văn hoá của dân tộc hay chủng tộc của bạn.

  5. Bien Nguyen

    Hầu hết các truyện ngắn trong cuốn sách này đều kết thúc bỏ ngỏ, khiến người đọc tiếp tục suy nghĩ về cuộc sống của những nhân vật sau đó. Tôi thích hầu hết các nhân vật trong sách. Họ khác nhau, thú vị, đều có các câu chuyện trong quá khứ, vừa hoài cổ, vừa chút oán giận. Bóng ma quá khứ của cuộc chiến, những cơn ác mộng rồi cũng vơi đi, nhưng với nhiều người họ vẫn cố chấp mặc dù thế hệ con cháu họ đã cởi mở hơn rất nhiều, như Giáo sư Khanh, ông P.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button