Nhật Ký Trong Gian Lao

(2 đánh giá của khách hàng)

Nội dung của Nhật Ký Trong Gian Lao chứa đựng hình ảnh một vị tướng hoạt bát cùng với những câu chuyện vê gia đình, những mâu thuẫn giữa tướng và các thuộc hạ đã cho người đọc hôm nay thấy được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, qâun sự thời bấy giờ.

Danh mục:

Nhật Ký Trong Gian Lao là nguyên bản nhật ký của Trung vũ công (Đô đốc) Lee Sun Sin ghi chép suốt gần 7 năm, từ ngày 1/1 năm Nhâm Thìn 1592 đến ngày 17/11 năm Mậu Tuất 1598.

Trung vũ công Lee Sun Sin là một nhân vật lịch sử, có công lao to lớn trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Triều Tiên, đặc biệt là nhiệm vụ ứng phó trước cuộc xâm lăng của Nhật Bản vào năm Nhâm Thìn 1592. Ngay từ năm 1561, ông đã cho chế tạo thuyền rùa và chuẩn bị vẹn toàn phương án chiến đấu cả trên biển và đất liền. Với tinh thần “đã chuẩn bị sẵn sàng thì không gì phải lo sợ”, ông đã chỉ huy các cuộc chiến đấu trên biển tại nhiều chiến trường, lập nhiều chiến công oanh liệt.

Do những giá trị về chi tiết lịch sử và sự cống hiến to lớn của Lee Sun Sin cũng như năng lực ghi chép của ông, ngày 23/1/1959, Nhật Ký Trong Gian Lao cùng với Nhâm Thìn chương thảo và Thư giản thiếp, tổng cộng gồm 9 quyển đã được công nhận là bảo vật quốc gia số 76 của Hàn Quốc, được lưu giữ tại Nhà triển lãm di sản văn hóa của Hyeon Chung Sa (Từ đường thờ các liệt sĩ có công với tổ quốc).

Nội dung của Nhật Ký Trong Gian Lao chứa đựng hình ảnh một vị tướng hoạt bát cùng với những câu chuyện vê gia đình, những mâu thuẫn giữa tướng và các thuộc hạ đã cho người đọc hôm nay thấy được tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, qâun sự thời bấy giờ.

Cuốn nhật ký ghi rõ kế hoạch tác chiến, những thay đổi cảm xúc của Lee Sun Sin. Tuy nhiên, ông cũng không ngần ngại khi viết những lời than vãn về một triều đình bất lực, về lòng yêu thương đối với dân chúng khi họ đang phải chịu nhiều bất hạnh trong chiến tranh và lòng mong muốn mãnh liệt có thể cứu nguy cho đất nước Triều Tiên.

2 đánh giá cho Nhật Ký Trong Gian Lao

  1. Hung Luu

    Lý Thuấn Thần (Lee Sun Sin) là vị thủy sư đô đốc trứ danh, anh hùng dân tộc của Hàn Quốc. Nhắc đến tên ông, mọi người liên tưởng ngay đến hình ảnh vị tướng già oanh liệt chống quân Nhật xâm lược trong phim Đại thủy chiến (Myeongryang) là bộ phim Hàn Quốc có doanh thu lớn nhất mọi thời đại, và là bộ phim Hàn Quốc đầu tiên đạt mức doanh thu hơn 100 triệu USD.
    Giờ đây khi đọc Nhật ký trong gian lao, chúng ta càng hiểu rõ thêm đức tính can trường, lòng yêu nước thương dân mãnh liệt của ông và càng khiến cho chúng ta thêm xúc động và trân trọng. Đây là một tác phẩm hay và hiếm có, xứng đáng là Bảo vật Quốc gia.

  2. Nguyễn Vân

    hồi xem phim đại thủy chiến mình đã thấy khâm phục về vị tướng Lee Shun Shin của Triều Tiên rồi, cùng với chiến thuyền rùa của ông nữa. đọc về ông mới thấy cuộc đời đầy chìm nổi và những khó khăn mà ông phải đương đầu nhất là trong cuộc kháng chống quân Nhật Bản. những chi tiết về lịch sử triều tiên, về đời sống chính trị thời đó, kể cả những xung đột giữa các tầng lớp với nhau đều được thể hiện bằng nhật ký của vị tướng tài năng này. Việt Nam không thiếu các danh tướng song đáng tiếc lịch sử lưu lại những ghi chép của các vị quá ít vì tổn thất qua nhiều cuộc chiến tranh.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button