Những ngày thơ ấu

(5 đánh giá của khách hàng)

Những ngày thơ ấu không chỉ là câu chuyện đủ gần gũi cho độc giả đắm mình giữa những trang viết giản dị và trong sáng, mà đây còn là câu chuyện bồi đắp lòng nhân hậu và tính kiên nghị cho lứa tuổi thiếu niên.

Danh mục:

Trẻ con thành phố, lớn lên giữa phố – chợ sầm uất, dễ bị cuốn vào vòng xoáy của cuộc sống thành thị. Bị bao vây bởi những ngột ngạt gia đình, vô lý trên trường học, cám dỗ ngoài xã hội, liệu có lối thoát nào cho cậu bé Hồng?

Giữa những bộn bề sơ niên ấy, thật hơn tất cả là “… bóng dáng người em gái nhỏ tuổi cứ theo dõi mãi tâm trí tôi. Tôi không lúc nào quên được bàn tay gầy nhỏ của cô nhẹ nhấc tay tôi lên và hai mắt nâu trong đưa nhìn tôi rất nhanh, ngạc nhiên, bàng hoàng, luống cuống”. Dáng hình đó như ngọn gió lành thổi vào tân hồn cậu bé Hồng – nơi vốn là khu rừng mơ mộng, mà sớm gặp phải giông bão cuộc đời.

Những ngày thơ ấu không chỉ là câu chuyện đủ gần gũi cho độc giả đắm mình giữa những trang viết giản dị và trong sáng, mà đây còn là câu chuyện bồi đắp lòng nhân hậu và tính kiên nghị cho lứa tuổi thiếu niên.

5 đánh giá cho Những ngày thơ ấu

  1. Trần Mạnh Quang

    Cuốn hồi ký đầy đau thương về một tuổi thơ bất hạnh của tác giả Nguyên Hồng được tái hiện vô cùng chân thực thông qua cuốn truyện. Cậu bé Hồng sống trong một gia đình không có hạnh phúc, cậu trưởng thành sớm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa nên hiểu rất rõ sự đồi bại của cha mình, những nỗi khổ của mẹ mình trong một gia tộc luôn dày xéo, đày đọa mẹ đến mức phải bỏ con cái đi tha hương cầu thực. Hinh ảnh Hồng đuổi theo bóng mẹ ngồi trên xe thực sự đã khiến mình bật khóc.

  2. Thủy Mộc

    Mình luôn cảm thấy đau đớn khi đọc lại cuốn sách này. Cuốn sách là những kí ức tuổi thơ chắp vá lại của Nguyên Hồng. Những số phận trong một gia đình phức tạp ngày ấy, luôn là cái gì đó quá khổ so với cuộc sống của mình. Nguyên Hồng khổ, chị dâu khổ, bố khổ, ai cũng có những nỗi khổ… Không hiểu sao mình cứ luôn tưởng tượng về một Nguyên Hồng nấc lên trong tiếng khóc, nước mắt chảy, tay che miệng, rung lên.
    Nhưng đương nhiên đây không thể là tác phẩm kinh điển của Nguyên Hồng. Trước mình tình cờ đọc được môt quyển cũng là hồi ức về gia đình nhiều nỗi đau thế này của một tác giả khác. Những số phận trong một xã hội, một thời kì nhiều biến động cứ na ná như nhau. Có lẽ đây là một cuốn sách của Nguyên Hồng viết tặng riêng cho bản thân.
    Đầy trân trọng.

  3. Hà Thảo

    Những ngày thơ ấu của tác giả Nguyên Hồng đã diễn tả một câu chuyện thời ấu của tác giả. Câu chuyện về một cậu bé được sinh ra trong nhà giàu, thế rồi trong căn nhà ấy lại ẩn chứa điều bí mật gì đó mà cậu bé chỉ biết mơ hồ hay nói đúng hơn là bị người lớn tiêm nhiễm vào đầu nó như vậy. Rồi sau đó, mẹ cậu cũng bỏ đi làm ăn phương xa, để lại cậu sống trong sự ghẻ lạnh của bà cô. Kể cả trong những lúc cô đơn ấy, cậu vẫn mong được gặp lại mẹ. Tác phẩm trên là một trong những tác phẩm khá hay, nếu ai yêu thích văn học dành cho trẻ em hay phụ nữ thì không nên bỏ qua tác phẩm này

  4. Tran Thi Thu Huong

    Cuốn hồi ký chân thực về xã hội Việt Nam đầu thế kỷ 20, tôi nghĩ có lẽ hầu hết chúng ta ai cũng đã được học qua một trích đoạn của cuốn này trong sách văn học phổ thông. Tôi cũng không là ngoại lệ, đã đọc ngấu nghiến cuốn sách này, hiểu hơn về nhà văn Nguyên Hồng và tuổi thơ không lấy gì làm vui vẻ, hạnh phúc của ông. Có lẽ vì hoàn cảnh như vậy, đã tạo ra một tâm hồn nhạy cảm, tràn đầy tình yêu thương với con người, và đã tặng cho nền văn học Việt của chúng ta một ngòi bút rất nhân văn?
    Ngoài ra, chúng ta còn được hiểu thêm nhiều hơn về một xã hội rối ren trong bối cảnh cận hiện đại, dười thời Pháp thuộc như thế nào. Hiểu hơn về mảnh đất Hải Phòng nổi tiếng “giang hồ” và đã tạo ra những nhân vật cực kỳ ấn tượng của Bỉ vỏ sau này!

  5. Lý Chí Vĩ

    Từ văn bản Trong lòng mẹ đã từng được học, tôi biết đến Những Ngày Thơ Ấu. Đó là một tuổi thơ đẹp nhưng không khó tìm thấy những tuổi nhục, đau thương trong những kí ức ấy. Bằng ngôn từ chau chuốt nhưng cũng rất giản dị và đời thường, tác giả đã lột tả được một cách sâu sắc nhất những suy nghĩ của nhân vật, những giằng xé, cao trào của nội tâm nhân vật Hồng, tác giả đã cho người xem cảm nhận được những khó khăn, những ngây ngô, những cái người lớn, những sự đối lập, những tâm lý của nhân vật một cách sống động. Đồng thời tác giả cũng kịch liệt lên án, phản đối và ” muốn nhai cho kì nát vụn mới thôi” những cổ tục đã hành hạ mẹ mình và phải cách xa mẹ trong 1 thời gian. Tác giả phân biệt rất rõ rệt và cảm thông cho bà và cô của nhân vật Hồng_ tác giả, tác giả đã biết được rằng bà và cô của ông không có tội. Có chăng là họ đã bị cái thối nát của những cổ tục kia nhàu nát lương tâm vốn hiền lành của họ. Lời kết, tuổi thơ của tác giả đã có thể không đẹp, không đầy sắc màu đến thế nếu như sâu bên trong tác giả không có sẵn niềm tự hào, niềm yêu thương vô bờ bến với quá khứ.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button