Ồ! Đây Chính Là Thứ Tôi Cần

(5 đánh giá của khách hàng)

Cuốn sách với cái tên rất lạ” Ồ! Đây chính là thứ tôi cần”. Khi đọc xong cuốn sách này thì nó đúng là cuốn sách mình cần tìm thật. Cuốn sách chỉ ra những yếu tố khiến chúng ta mất tập trung, một phần là do thói quen từ đời xưa để lại, một phần là do chính bản thân chúng ta. Từ đó nó đưa ra những bài học giúp cho chúng ta tự sửa đổi bản thân, từng bước từng bước loại bỏ những thói quen xấu để hoàn thiện mình.

Danh mục:

Giới thiệu

Ngay trong lời mở đâu, tác giả đã chia sẻ: “Bất cứ khi nào tôi nói rằng tôi đang giảng dạy một khóa học về ý chí, sự hưởng ứng phổ biến luôn là, “Ồ, đó chính là thứ tôi cần.”

Hơn bao giờ hết, ngày nay người ta nhận thấy rằng ý chí – khả năng kiểm soát sự tập trung, cảm xúc và ước muốn – ảnh hưởng đến sức khỏe vật chất, an ninh tài chính và sự thành công trong sự nghiệp của họ. Tất cả chúng ta đều biết rõ điều này. Rằng chúng ta tưởng mình có thể kiểm soát được tất cả các khía cạnh trong cuộc sống, từ việc ăn gì, đến làm gì, nói gì và mua gì. Ấy vậy mà, hầu hết mọi người đều cảm nhận được sự thất bại của ý chí – mới phút trước ta nắm tầm kiểm soát, nhưng chốc lát sau lại bị lấn át và mất kiểm soát.

Theo Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, người Mĩ coi sự thiếu ý chí là nguyên nhân số một khiến họ phải đấu tranh vất vả để đạt được mục tiêu. Rất nhiều người cảm thấy có lỗi khi khiến chính mình và người khác thất vọng. Những người khác lại phó mặc cho ý nghĩ, cảm xúc và khao khát của chính mình, bởi cuộc sống của họ được đưa đẩy bởi sự thôi thúc hơn là những lựa chọn có ý thức. Ngay cả người có-khả-năng-kiểm-soát-tốt-nhất cũng cảm thấy kiệt sức khi lúc nào cũng phải kiểm soát mọi thứ và họ tự hỏi, không lẽ nào cuộc sống lại là một cuộc chiến cam go đến vậy.

Sau nhiều năm quan sát mọi người phải vất vả đấu tranh để thay đổi suy nghĩ, cảm xúc, dáng dấp và thói quen, tác giả nhận thấy rất nhiều người đặt niềm tin vào ý chí đã ngầm phá hoại sự thành công của chính bản thân họ và tạo ra những mối căng thẳng không cần thiết. Mặc dù các nghiên cứu khoa học cho thấy tin vào ý chí có thể giúp ích cho họ, nhưng rõ ràng đông đảo công chúng chưa hiểu rõ điều này. Họ tiếp tục trông cậy vào những chiến lược không-hiệu-quả để có được sự tự chủ. Các chiến lược mà mọi người áp dụng nhiều khi không chỉ vô hiệu mà còn gây phản tác dụng, dẫn đến sự ngầm hủy hoại và mất kiểm soát. Đó là lí do khiến tác giả xây dựng khóa học “Khoa học Ý chí” dành cho toàn bộ công chúng thông qua chương trình Khóa học Nâng cao của Trường Đại học Standford. Cuốn sách này là sự kết hợp của những phát hiện khoa học tốt nhất và các bài học thực tế từ khóa học, vận dụng các nghiên cứu mới nhất và vốn hiểu biết thu nhận được từ hàng trăm học viên tham gia khóa học.

Đọc thử

TẠI SAO CHÚNG TA CÓ Ý CHÍ?

Bạn hãy hình dung thế này: Cách đây 100.000 năm, bạn là người đứng đầu của một bộ lạc người cổ vừa tiến hóa. Hãy dành một giây để tỏ ra phấn khích trước hai ngón tay cái, xương sống thẳng và xương móng hình chữ U. Bạn cũng nên hồ hởi trước khả năng biết sử dụng lửa và kĩ năng lạng thịt trâu và hà mã nhờ các công cụ mài nhọn bằng đá.

Chỉ vài thế hệ trước, trách nhiệm của bạn đơn giản lắm: 1. Kiếm thực phẩm cho bữa tối. 2. Sinh con. 3. Tránh gặp phải Crocodylus anthropophagus (ngôn ngữ La-tinh, nghĩa là “cá sấu ăn thịt người”). Bạn sống trong một bộ lạc liên kết chặt chẽ với nhau, mọi người cùng dựa vào nhau để tồn tại. Lối sống cộng đồng đòi hỏi sự hợp tác chung và cùng chia sẻ – bạn không thể lấy thứ bạn muốn. Lấy trộm bánh nhân thịt trâu hoặc ăn nằm với vợ/chồng của người khác, có thể khiến bạn bị đuổi khỏi cộng đồng, thậm chí có thể bị giết. (Bạn hãy nhớ, những người khác cũng có các công cụ mài nhọn làm bằng đá, còn da bạn mỏng hơn da hà mã nhiều.) Hơn thế nữa, bạn cũng cần bộ lạc chăm sóc mỗi khi bạn bị ốm hoặc bị thương – lúc đó bạn không thể săn bắn và hái lượm được. Ngay cả trong thời kì đồ đá, quy tắc lấy lòng tin của cộng đồng và chi phối người khác cũng rất giống ngày nay: Hợp tác khi hàng xóm cần nơi nương thân, chia sẻ đồ ăn tối cho dù bạn vẫn đói, và uốn lưỡi bảy lần trước khi nói “Mặc khố trông cậu béo ú.” Nói cách khác, hãy vui lòng tỏ ra biết kìm chế một chút.

Cuộc sống của bạn không chỉ như vậy thôi đâu. Sự sinh tồn của bộ lạc phụ thuộc vào khả năng của bạn trong việc lựa chọn người chiến đấu bên cạnh (người không thuộc bộ lạc) và bạn đời (không phải người họ hàng gần gũi đâu nhé – bạn cần mở rộng sự đa dạng về gen, có như vậy cả bộ lạc sẽ không bị xóa sổ khi dịch bệnh quét qua). Và nếu bạn may mắn tìm được một người bạn đời, người đó muốn bạn gắn bó suốt đời với họ, thay vì chỉ qua lại bỡn cợt đôi lần. Đúng vậy, với bạn, con người (gần như hoàn toàn) hiện đại, có vô số cách đâm đầu vào rắc rối với những bản năng cần-thời-gian-thử-thách: ham muốn, sự hiếu chiến và tình dục.

Đó chỉ là khởi đầu của sự cần thiết mà ngày nay chúng ta gọi là ý chí. Từ thời tiền sử đến nay, sự phức tạp ngày càng gia tăng của xã hội cần đến sự gia tăng tương xứng của sự tự chủ. Việc cần thiết phải liên kết, cộng tác và duy trì các mối quan hệ lâu dài gây áp lực cho bộ não cổ xưa của chúng ta, buộc não bộ phải đưa ra các chiến lược xây dựng sự tự chủ. Con người chúng ta hiện nay chính là sự đáp trả trước những nhu cầu đó. Não bộ của chúng ta bắt kịp nhu cầu, vậy là chúng ta có ý chí: khả năng kiểm soát những cơn bốc đồng giúp chúng ta trở thành những con người hoàn thiện.

Tại sao giờ đây ý chí lại quan trọng đến vậy?

Quay trở lại với cuộc sống hiện đại ngày nay (bạn vẫn còn nguyên hai ngón tay cái, đương nhiên là vậy, nhưng có lẽ bạn muốn mặc thêm ít vải nữa cho kín đáo). Thời xưa, ý chí giúp phân biệt con người với động vật, và thời nay, ý chí giúp phân biệt con người với con người. Có thể tất cả chúng ta sinh ra đều có năng lực ý chí, nhưng một số người vận dụng ý chí thường xuyên hơn những người khác. Những người có khả năng kiểm soát sự tập trung, cảm xúc và hành động tốt hơn là những người có ý chí tốt hơn. Họ sống vui vẻ và lành mạnh hơn, các mối quan hệ của họ lâu bền hơn và đem lại kết quả vừa ý hơn. Họ kiếm được nhiều tiền hơn và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Họ có khả năng tốt hơn trong việc chế ngự căng thẳng, xử lí mâu thuẫn và vượt qua nghịch cảnh. Thậm chí, họ cũng sống thọ hơn. Nếu so với các đức tính khác, thì ý chí luôn đứng đầu. Sự tự chủ là công cụ dự đoán thành công về học vấn thay vì dự đoán trí thông minh, là yếu tố quyết định mạnh mẽ hơn về khả năng lãnh đạo hiệu quả thay vì khả năng gây dựng lòng tin, và có vai trò quan trọng hơn đối với hạnh phúc hôn nhân thay vì sự cảm thông (bí quyết của một cuộc hôn nhân bền lâu có lẽ là nên học cách im lặng). Nếu chúng ta muốn cải thiện cuộc sống, ý chí sẽ không phải là một điểm xuất phát tồi đâu. Để làm được điều này, chúng ta cần hỏi thêm chút thông tin từ não bộ được-trang-bị-chuẩn-mực của mình. Trước hết, chúng ta sẽ bắt đầu tìm hiểu thứ mà chúng ta đang phối hợp làm việc cùng.

KHOA HỌC THẦN KINH CỦA “TÔI SẼ”, “TÔI SẼ KHÔNG” VÀ “TÔI MUỐN”

Năng lực của chúng ta về sự tự chủ hiện đại là sản phẩm của những áp lực từ thời xa xưa về việc chúng ta phải trở thành hàng xóm tốt, cha mẹ tốt, vợ/chồng tốt. Nhưng chính xác thì bộ não của con người bắt kịp mong muốn kia như thế nào? Câu trả lời chính là sự phát triển của vỏ não trước – đó là một búi dây thần kinh nằm sau trán và mắt. Với quá trình tiến hóa, vỏ não trước chủ yếu kiểm soát các hành vi về mặt thể chất: đi, chạy, với, đẩy – loại hình tự chủ sơ khai nhất. Cùng với sự tiến hóa của con người, vỏ não trước ngày càng lớn hơn và gắn kết hơn với các phân khu khác trong não bộ. Vỏ não trước của con người chiếm tỉ lệ lớn hơn so với vỏ não trước của các loài khác – đó là lí do khiến bạn không bao giờ thấy chú cún cưng tiết kiệm thức ăn phòng khi về già. Khi vỏ não trước phát triển, nó cũng đảm nhận thêm chức năng kiểm soát: kiểm soát mối quan tâm, ý nghĩ và cảm giác của bạn. Điều này giúp vỏ não trước kiểm soát hành động của bạn hiệu quả hơn.

Robert Sapolsky, nhà thần kinh học tại Đại học Standford, đã lập luận rằng, chức năng chính của vỏ não trước ngày nay có xu hướng đưa đẩy não bộ theo hướng làm “việc khó hơn”. Vỏ não trước sẽ khiến bạn muốn đứng lên và tập luyện, mặc dù nằm lì trên giường đem lại cảm giác thoải mái hơn. Vỏ não trước cũng sẽ nhớ đến lí do khiến bạn gọi trà thay vì gọi món tráng miệng. Và vỏ não trước cũng sẽ giúp bạn mở tài liệu và bắt tay làm việc thay vì hoãn việc đến hôm sau.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

19 sách kỹ năng sống hay thay đổi cuộc sống của bạn - 19 sách kỹ năng sống hay được viết bằng một phong cách gần gũi và dí dỏm sẽ giúp bạn mạnh mẽ hơn, bản lĩnh hơn, dạy bạn cách vượt qua nghịch cảnh, trung thực với chính mình. Bài học diệu kỳ từ chiếc xe rác Bạn có dễ bị tác động bởi cách hành… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

5 đánh giá cho Ồ! Đây Chính Là Thứ Tôi Cần

  1. Phan Khiết Vân Nhi

    Để thành công không phải dễ, đặc biệt khi có quá nhiều cám dỗ xung quanh bạn, cộng với một căn bệnh mà ai cũng có, đó là bệnh lười. Vậy nên biết kiềm chế trước mọi cám dỗ là chìa khoá quan trọng để mở cánh cửa thành công. Quyển sách đã gợi tò mò cho người đọc ngay từ tựa đề của nó, và đúng như vậy, ý chí chính là điều mà mỗi chúng ta ai cũng cần. Quyển sách đã nêu lên những phương pháp rèn luyện ý chí bản thân thông qua tâm lý học và đừng ngạc nhiên khi bị quyển sách nói trúng tim đen nhiều chỗ nhé! Sách rất hay và hữu ích, nên đọc.

  2. Nguyễn Thị Thùy Dương

    Một tiêu đề sách nổi bật ,một cách trang trí sách bắt mắt và quan trọng hơn là những nội dung trong cuốn sách thật tuyệt vời.Mình đã xem trên cô Kelly McGonigal nói trên Ted và cảm thấy rất thích thú những ngiên cứu của cô.Thật may mắn là cuốn sách của cô đã được dịch và xuất bản ở Việt Nam.Đây quả thực một quyển sách mình đã mong đợi từ lâu nói về sức mạnh của ý chí.Bất cứ ai trong chúng ta đều có một lần ao ước rằng chúng ta có nhiều sức mạnh ý chí kiên cường để vượt qua mọi cám rỗ trong cuộc đời nhưng thực tế thì chúng ta lại dễ buông xuôi ý định quyết tâm của mình như ăn thêm một chiếc bánh ngọt dù đang giảm cân hay hút thêm một điếu thuốc lá dù đang rất lo tình trạng phổi của mình.Thật là trớ trêu đúng không?Nhưng giải pháp để nâng cao ý chí của bạn đã nằm tất trong cuốn vàng cam nổi bật này,hãy đọc và áp dụng nhé.

  3. Nguyễn Bình

    Khi đọc cuốn sách lần đầu tiên, thực sự bản thân mình thấy nó hơi khó hiểu nhưng khi nghiền ngẫm lại lần thứ hai và đi theo từng vấn đề cũng như bài tậo mà tác giả Kelly McGonigal đưa ra mình cảm thấy bản thân phần nào đã có thể thâu tóm ý chí của chính mình từ đó kiểm soát được sự tập trung, cảm xúc, ước muốn – điều mà không hẳn ai cũng làm được.
    Mở đầu cuốn sách, chúng ta tự chọn cho mình một thử thách đang thường trực của bản thân, từ đó đưa bản thân dần trở thành nhà khoa học ý chí cho chính mình, thử thách ý chí của mình và cuối cùng là hiểu hơn bản thân thông qua trợ thủ đắc lực là các chiến lược tự chủ.
    Mình nghĩ đây là cuốn sách hữu ích cho những ai muốn tìm hiểu sâu hơn về khoa học tâm lý và muốn tự mình kiểm soát được sự tự chủ của bản thân.
    Cảm ơn tác giả Kelly McGonigal đã đem đến cho độc giả một cuốn sách bổ ích.

  4. Nguyễn Hồng Anh

    Cuốn sách viết về tâm lý rất sâu, vì nó viết dưới góc độ khoa học của một nhà nghiên cứu tâm lý, tôi cảm giác đọc về lý thuyết tâm lý nhưng hoàn toàn cuốn hút chứ không hề khô khan tí nào. Tôi đã dần dần nhận ra những quy luật của tâm lý, tập trung vào việc điều khiển ý chí của mình như thế nào. Bạn muốn rèn luyện ý chí của mình, bạn phải hiểu rõ về nó, đấy là lý do mà tôi thích cuốn sách này. Ngoài ra cuốn sách to nên đọc rất thoải mái, màu sắc bìa đẹp và cái tựa nghe rất “yêu” nên nhìn đã cảm thấy thích đọc.

  5. Bùi Đức Huy

    Cuốn sách không bao hàm quá nhiều những ý tưởng mới mẻ và theo bản thân tôi thấy là gồm nhiều nghiên cứu khoa học để chứng minh luận điểm của tác giả. Điều xuất sắc nhất của quyển sách là chứng minh cho chúng ta một điều: Ý chí không phải là thứ muốn là có và luôn luôn phải rèn luyện và có cách rèn luyện để đạt được ý chí và sự tự chủ. Cuốn sách mang đến những bài học thực tế, những bài thực hành không mới mẻ nhưng rõ ràng và vô cùng thực tế mà mỗi người để có thể áp dụng HẰNG NGÀY để có được Sự Tự Chủ trong mỗi quyết định.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button