Ông Già Và Biển Cả

(5 đánh giá của khách hàng)

Là tác phẩm văn học kinh điển thể giới nên sự nhân văn và ý nghĩa của câu truyện mang lại là điều không cần bàn cãi. Sự kiên trì không bao giờ khuất phục của con người trước những khó khăn thử thách trong cuộc sống, qua đó cũng cho thấy được sức mạnh vĩ đại của bà mẹ thiên nhiên trước con người nhỏ bé. Cuối cùng tuy cái ông lão nhận được chỉ còn là bộ xương cá trắng hếu nhưng đối với ông đó cũng là một thành quả để đời của ông.

Danh mục:

Ông già và Biển cả (tên tiếng Anh: The Old Man and the Sea) là một tiểu thuyết ngắn được Ernest Hemingway viết ở Cuba năm 1951 và xuất bản năm 1952. Nó là truyện ngắn dạng viễn tưởng cuối cùng được viết bởi Hemingway. Đây cũng là tác phẩm nổi tiếng và là một trong những đỉnh cao trong sự nghiệp sáng tác của nhà văn. Tác phẩm này đoạt giải Pulitzer cho tác phẩm hư cấu năm 1953. Nó cũng góp phần quan trọng để nhà văn được nhận Giải Nobel văn học năm 1954.

Trong tác phẩm này, ông đã triệt để dùng nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi”, chỉ mô tả một phần nổi còn lại bảy phần chìm, khi mô tả sức mạnh của con cá, sự chênh lệch về lực lượng, về cuộc chiến đấu không cân sức giữa con cá hung dữ với ông già. Tác phẩm ca ngợi niềm tin, sức lao động và khát vọng của con người.

5 đánh giá cho Ông Già Và Biển Cả

  1. Thien Huong

    Đọc được một đoạn trích nhỏ trong sách Ngữ văn 12 và mình đã tìm đọc hết tác phẩm để hiểu hết nội dung của tác phẩm. Nguyên lí tảng băng trôi với bảy phần chìm chỉ ba phần nổi là điểm đặc biệt trong tác phẩm này. Sự chiến đấu ngoan cường của con cá kiếm trước ông lão cũng được hiểu là thái độ cần có của con người trước những khó khăn thử thách mà chúng ta có thể gặp trong đời. Sự kiên trì của ông lão sau chuyến lênh đênh dài ngày trên biển mà không bỏ cuộc, và ông đã tìm thấy chú cá kiếm như là phần thưởng cho thái độ kiên trì không bỏ cuộc trước khó khăn. Một tác phẩm nhân văn và xuất sắc.

  2. Đăng Trần

    Lại thêm một tác phẩm rất xuất sắc của Hemingway.Lần nào truyện cũng khắc họa mỗi nhân vật một cách sống động nhất, và lần này hemingway đi tìm một hình mẫu rất bình thường rất đời, đó là một ngư dân đánh cá ở vịnh CuBa nơi ông đã sinh sống và xem nó như quê hương mình vào cuối đời. Dù quyển tiểu thuyết này rất ngắn, nhưng ta không thể đọc nhanh được, mà phải đọc thật chậm để thấu hiểu và cảm nhận thông điệp sâu sắc mà tác giả gửi gắm trong nó, đó là không bao giờ bỏ cuộc, kể cả trước thiên nhiên hủng vĩ và con người thì nhỏ bé biết nhường nào!

  3. Cao Huệ Mẫn

    “Ông già và biển cả” xoay quanh 2 nhân vật: ông lão Xan-ti-a-go và cậu bé.
    Câu chuyện cực kì đơn giản ấy lại mang đến rất nhiều tầng ý nghĩa cho người đọc: cuộc tìm kiếm con cá lớn nhất đẹp nhất đời nhưng lại quá sức xa vời, quá sức; hành trình nhọc nhằn, nguy hiểm, dũng cảm của người lao động trong xã hội vô tình vô cảm; hành trình chinh phục con cá cũng là hành trình chinh phục ước mơ của con người và cũng là hành trình biến ước mơ thành hiện thực.

  4. Lam Hy

    Ông già và biển cả ( nguyên bản tiếng anh : “The Old Man and the Sea”) là tác phẩm đỉnh cao trong sự nghiệp văn chương của nhà văn người Mỹ, Ernest Hemingway .

    Tác phẩm là một truyện ngắn dạng viễn tưởng, kể về cuộc chiến đấu ba ngày đêm trên biển giữa ông lão ngư dân Santiago và con cá kiếm trên vùng biển Giếng Lớn.

    Ngày đầu tiên có một con cá lớn cắn câu , ông lão Santiago tin tưởng rằng chính tay ông sẽ kéo nó lên thuyền, chính tay ông sẽ chứng mình cho cho cả làng chài thấy mình không phải là lão ngư dân hết thời, không phải là cái lão già suốt 84 ngày không đánh được một mẻ lưới nào ra hồn. Ngày thứ hai ông lão quyết kéo con cá lên bờ cho bằng được , và vô cùng ngạc nhiên khi thấy đối thủ của ông là một cá kiếm lớn và đẹp nhất trong đời lão từng được thấy. N
    gày thứ ba , con cá kiếm phản kháng quyết liệt, đã có những khoảnh khắc dường như ông lão Santiago bỏ cuộc, bỏ mặc con cá kéo lê con thuyền òm èm như sắp vỡ của mình. Thế nhưng bằng tất cả sức lực ông đã dùng toàn lực phóng lao đâm chết con cá và cột nó vào mạn thuyền để kéo vào bờ. Thế nhưng trên quãng đường kéo con cá kiếm về làng chài, đàn cá mập xuất hiện và rỉa con cá kiếm của ông sạch sẽ, chỉ trơ lại bộ xương.

    Diễn biến tâm lý nhân vật trong “Ông già và biển cả” được nhà văn Ernest Hemingway xây dựng vô cùng đơn giản và cô động. Các nhân vật trong truyện ngắn sử dụng ngôn từ trần trụi, thô sơ nhưng rõ ràng, khiến người đọc cảm giác đằng sau mỗi câu nói ấy hẳn chứa đựng rất nhiều tầng lớp ý nghĩa mà phải suy tư, chiêm nghiệm từng dòng văn mới có thể thẩm thấu. Đôi khi chính người đọc phải nhập tâm, phải ví bản thân mình là nhân vật, vào văn cảnh mới hiểu thực sự được chiều sâu của nhân vật.

    Đây cũng là lối viết văn thường thấy trong các tác phẩm của Ernest Hemingway từ “Giã từ vũ khí” cho đến “Chuông nguyện hồn ai” , hầu như nhân vật nào trong văn của ông đều “ít nói” , như thể sau mỗi bản thể ấy là cả một mạch ngầm tiềm ẩn mà phải đào khoét thật sâu mới có thể chạm đến. Và đỉnh cao trong nghệ thuật văn chương của Ernest Hemingway là ông sử dụng một cách hợp lý và tài tình nguyên lý mà ông gọi là “tảng băng trôi” vào xây dựng nhân vật và cốt truyện, đạt đến độ hòa quyện nhất định.

    “Tảng băng trôi” ở đây chỉ hình tượng một tảng băng trôi trên đại dương, dưới cái nhìn bình thường thì chúng ta chỉ thấy được ba phần nổi, còn lại bảy phần chìm thì chìm sâu dưới mặt nước.

    Nhân vật Santiago trong tác phẩm “Ông già và biển cả” là điểm hình tuyệt vời để phô diễn nghệ thuật “tảng băng trôi” của Ernest Hemingway. Trong mắt làng chài, ông như một vận xui suốt 84 ngày không đánh được mẻ cá nào, một lão già cứng đầu quyết kéo thuyền ra biển Giếng Lớn với vài con cá mồi bé tí và lưỡi câu cong ngoằn vì hàng chục lần giật câu thất bại. Đó chỉ là bề nổi mà dân làng thấy, ít ai biết rằng với lão việc đi tìm con cá lớn không phải để chứng mình rằng lão không phải là lão già vô dụng mà để nhắc rằng lão từng là tay săn cá cừ khôi nhất cái làng chài, rằng niềm sống, niềm đam mê trong lão là không bao giờ tắt. Nếu chỉ đọc những đoạn thoại khô khan, lối văn cô động và cốt truyện có phần buồn tẻ thì sẽ khó có thể hiểu được ngụ ý, nguyên lý “tảng băng trôi” được lồng ghép xuyên suốt cả tác phẩm của Ernest Hemingway.

    Cuộc chiến đấu giữa ông lão Santiago và con cá kiếm là nghệ thuật đỉnh cao trong cả tác phẩm này. Hành trình ông lão ra biển, chiến đấu ba ngày đêm với con cá cũng giống như hành trình con người chúng ta tồn tại, phải luôn vận động, hướng đến cái mình muốn với tinh thần và ý chí mạnh nhất có thể nếu không muốn nhận lấy sự thất bại ê chề vì một lẽ cuộc sống sẽ không bao giờ nhân từ với những người không có ý chí.

    Với ông lão Santiago , có thể lão không khéo được con cá lên thuyền nhưng lão đã vỗ một niềm tin mạnh mẽ vào tâm hồn, vào trái tim mình là lão đã không gục ngã trong cuộc chiến với con cá kiếm, “khi con người nỗ lực chống lại số phận thì mọi nỗ lực đều được đáp trả không bằng cách này thì bằng cách khác, chỉ đừng bao giờ khuất phục số phận.”

    Một điểm nhấn sâu cay nữa trong tác phẩm là hình ảnh đàn cá mập rỉa con cá kiếm trơ xương như tượng trưng cho bọn tư sản bóc lột người lao động trong thời điểm sáng tác truyện ngắn này. Có thể thấy xã hội loài người luôn tồn tại những bất công, tham lam và nghiệt ngã, sự nỗ lực của một cá thể đôi khi sẽ bị vùi dập bởi một nhóm người nào đó vì lợi ích cá nhân.

    Đó là đôi dòng về tác phẩm “Ông già và biển cả” dưới góc nhìn của mình và thực sự đây là một tác phẩm văn học rất đáng đọc. Với nguyên lý “tẳng băng trôi” mà nhà văn Ernest Hemingway truyền tải, đã cho mình nhiều góc nhìn sâu hơn về cuộc sống và rút ra một số bài học đáng giá như :

    + Mọi đều ta thấy trong cuộc sống hằng ngày đều là bề nổi, nếu chỉ nhìn vẻ ngoài của sự vật , còn người mà phán đoán, đánh giá thì không khách quan. Hãy nhìn sự vật, con người dưới nhiều góc độ, hãy thử đặt mình vào vị trí của người đó để cảm nhận, để hiểu rõ hơn về bản chất . Lấy ví dụ một cậu bé học cấp hai suốt ngày cúp tiết, đánh nhau , không chịu học hành. Nếu dùng đòn roi hoặc la mắng thì khó có thể tìm hiểu rõ nguyên nhân em ấy hành động như thế. Hoặc chỉ dựa vào bấy nhiêu dẫn chứng thì kết luận em này lì lợm, không hòa đồng, quậy phá. Biết đâu đằng sau bề ngoài ấy là sự tổn thương trong tâm hồn vì cha mẹ li hôn hay gia đình gặp vấn đề về kinh tế, bạo lực gia đình, v…v..

    + Con người chúng ta ai cũng có mơ ước, đam mê theo đuổi . Nhưng cái quyết định là chúng ta theo đuổi đến đâu, sẽ vượt qua mọi gian nan trở ngại trên con đường đang đi như thế nào. Như câu chuyện của tỷ phú Richard Branson không cái đùng trở thành người giàu có nhất nhì nước Anh mà ông phải đi bán từng con thỏ lúc thiếu niên, mở hãng đĩa di động, sém bị ngồi tù vì bán đĩa lậu, gần như phá sản khi hãng hàng không của ông gặp vấn đề kinh tế.. Cách ông đối mặt với tư duy “Mặc kệ nó, làm tới đi” và “Đời chỉ sống có một lần” là cái khác biệt nhất, là điều định hình nên bản thể mỗi con người là ai trong quả đất này. Nọi gọn nhất là đam mê thì ai cũng có, vấn đề là có đủ niềm tin và nghị lực theo đuổi đến cuối con đường ấy hay không.

    + Cuộc sống vốn không bằng là sự thật hiển nhiển. Do đó thay vì than vãn hay phê phán thì tốt nhất là làm tốt những gì mình hiểu, mình nắm vững. Tránh mất thời gian vào những điều không đáng !

    Cảm ơn các bạn đã đọc toàn bộ bài viết hơi dài của mình, mong rằng bài review và một số bài học mình rút ra từ tác phẩm “Ông già và biển cả” sẽ giúp ích cho bạn .

  5. Lê Nguyễn Triệu Vy

    “Ông già và biển cả” đã thể hiện sức mạnh ,vẻ đẹp ,tính chất kiêu hùng ,kì vĩ của tự nhiên, những chông gai , thử thách mà con người sẽ gặp trong cuộc sống , tinh thần kiên trì ,bền bỉ vượt qua thử thách để vươn đến thành công ,đạt được mục tiêu . Cuốn sách ca ngợi trí óc sáng tạo của con người và khát vọng chinh phục thử thách .

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button