Phút Cuối – Nhẹ Bước Lên Con Đường Mới

Từ cuộc trò chuyện đầu tiên về cái chết đến khi nói lời vĩnh biệt và nỗi đớn đau vì mất người thân, quyển sách sẽ khắc họa trải nghiệm của con người ở giai đoạn thử thách nhất trong cuộc đời, đồng thời khơi lên quan điểm tích cực tràn đầy hy vọng để chúng ta đối diện với khoảnh khắc cuối cùng…

Danh mục:

Giới thiệu

Mọi người sợ chết, sợ nói về nó, sợ nghĩ đến nó và sợ phải đón nhận nó. Và như thế, cái chết vốn được xem là chủ đề tối kỵ trong nền văn hóa của chúng ta bấy lâu nay.

Giờ đây, với những chia sẻ chân thành và lời khuyên thiết thực, quyển sách Phút Cuối sẽ giúp làm sáng tỏ mối lo ngại và cả quan điểm sai lầm mà mọi người vẫn có về cái chết. Từ cuộc trò chuyện đầu tiên về cái chết đến khi nói lời vĩnh biệt và nỗi đớn đau vì mất người thân, quyển sách sẽ khắc họa trải nghiệm của con người ở giai đoạn thử thách nhất trong cuộc đời, đồng thời khơi lên quan điểm tích cực tràn đầy hy vọng để chúng ta đối diện với khoảnh khắc cuối cùng…

Về tác giả

Norine Dresser – cử nhân, thạc sĩ văn chương, nhà nghiên cứu về văn hóa dân gian và nhà văn, ngưòi viết chuyên mục Đa Phong Tục của tờ New York Times – đã có 20 năm giảng dạy tại Trưòng Đại học Quốc gia California. Bà là một chuyên gia lớn trong lĩnh vục truyền thống va nghi lễ của các dân tộc.

Fredda Wasserman – thạc sĩ y tế cộng đồng, chuyên gia tâm lý hôn nhân và gia đình, chuyên gia nghiên cứu về cái chết – là Giám đốc điều hành chương trình giáo dục dành cho nguòi lớn tại Trung Tâm Xoa Dịu Nỗi Đau Ngôi Nhà Chung Của Chúng Ta, nơi đã giúp hàng ngàn trẻ em, trẻ vị thành niên và người lớn gặp nỗi đau mất mát trong cuộc hành trình tìm kiếm niềm hy vọng và chữa lành vết thương lòng.

Đọc thử

CON VOI TRONG PHÒNG

Giấc mơ lặp đi lặp lại của diễn viên hài Art Buchwald khi ông đang cận kề cái chết:

Tôi bước vào phòng chờ ở sân bay Dulles. Loa phát thanh liên tục thông báo: “Thiên đường ở ngay lối ra cuối. Máy bay sẽ quá cảnh ở Dallas, Chicago và Albuquerque. Mời quý khách ra cửa lên máy bay”. Tôi bước đến quầy làm thủ tục và hỏi: “Tôi có được tích điểm dặm bay không?”.

Người nhân viên đã trả lời tôi: “Ồ, việc này không cần thiết, vì ông sẽ không bao giờ quay lại đâu”.

– Trích trong Quá sớm để nói lời từ biệt của Art Buchwald

Mở quyển sách này ra đã là một hành động dũng cảm. Nhiều khả năng bạn đọc những trang sách này là do bạn hay người thân yêu của bạn đang hấp hối hoặc vừa qua đời.

Mặc dù sinh-lão-bệnh-tử là lẽ tự nhiên, nhưng mọi người rất ngại đề cập đến vấn đề này và những suy nghĩ về cái chết thường chỉ được giữ trong lòng. Ngay cả khi bạn nhận ra rằng những người khác cũng có cùng nỗi băn khoăn, trăn trở và cảm giác sợ hãi về cái chết như bạn, bạn cũng không thể nêu ra chủ đề này mà chỉ có thể giữ những chia sẻ hay kỷ niệm quý giá cho riêng mình. Do đó, đầu đề của chương này sẽ là Con voi trong phòng. Cái chết được ví như con voi trong căn phòng nhỏ. Tất cả mọi người đều nhận ra sự hiện diện của nó, nhưng vẫn cố di chuyển xung quanh nó, giả vờ như không nhận ra nó và từ chối đề cập đến nó. Nhưng rồi bạn cũng hiểu rằng phủ nhận sự hiện diện của con voi là điều gần như không thể.

Vậy cảm giác của bạn như thế nào khi người bạn thương yêu đang cận kề cái chết? Bạn sẽ cởi mở đề cập đến cái chết hay chỉ dám đi men bên ngoài chủ đề này? Liệu người bạn yêu thương có cố tình đánh lừa bạn, thậm chí lảng tránh nói về cái chết và luôn nói rằng họ thấy rất khỏe, mặc dù tình trạng của người đó rõ ràng là ngày một xấu đi? Bạn có sẵn sàng chấp nhận sự thật và nói lời từ biệt một cách thanh thản? Khi đau khổ, bạn có sẵn sàng chia sẻ điều đó với người khác hay âm thầm giữ chặt trong lòng vì cho rằng không ai trên thế giới này có thể hiểu được nỗi đau ấy? Bạn bày tỏ lời chia buồn đến thân quyến của người chết như thế nào? Câu trả lời phụ thuộc vào những gì bạn tiếp nhận từ gia đình, cộng đồng, tôn giáo và cả những trải nghiệm sống của mỗi con người.

Khi đọc quyển sách này tức là chính bạn đang tham gia cuộc hành trình của cảm xúc với nước mắt, nụ cười, niềm vui và cả cảm giác đau buồn, sợ hãi, giận dữ, luyến tiếc. Bạn hãy ghi lại cảm xúc của mình khi mở những trang sách đầu tiên: nó đủ sức lôi cuốn, thôi thúc bạn nghiên cứu sâu hơn hay không thể bắt bạn tiếp tục đọc thêm dù chỉ một từ. Cho dù phản ứng ban đầu của bạn thế nào thì việc hiểu thêm về những giây phút cuối của cuộc đời vẫn sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn và chuẩn bị tốt hơn cho thời khắc phải nói lời từ biệt với những người bạn yêu thương.

QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT CỦA CÁ NHÂN VÀ CỦA TỪNG NỀN VĂN HÓA

Ricardo luôn trốn tránh tang lễ

Ông bà Arellano có ba cậu con trai đã trưởng thành, trong đó người con giữa, Ricardo, là khác biệt hẳn so với các anh em và cả cha mẹ mình. Anh ấy có cái nhìn cứng nhắc trong mọi việc. Ví dụ, Ricardo tuyên bố “không tang lễ”, nghĩa là anh ấy từ chối tham gia tất cả các buổi tang lễ, kể cả đám tang của ông bà, vốn là những người anh ấy rất gần gũi, thân thiết. Không ai thuyết phục được anh ấy, và cha mẹ đành chỉ biết nhún vai và chấp nhận thực tế rằng anh ấy cũng sẽ không tham dự tang lễ của chính họ.

Leo không bao giờ muốn đầu hàng số phận

Tatiana đã có một khoảng thời gian khó khăn khi Leo được chẩn đoán ung thư suy thận. Leo kiên cường đấu tranh với căn bệnh của mình, tham gia mọi liệu pháp chữa trị, kể cả những liệu pháp thử nghiệm. Ông ấy đã chống chọi bệnh tật suốt bốn năm ròng rã.

Khi bệnh bước vào giai đoạn cuối, bác sĩ đề nghị chuyển ông đến bệnh viện dành cho những người sắp từ giã cõi đời. Leo không chấp nhận phương án này. Với ông, vào bệnh viện dành cho những người sắp chết nghĩa là đầu hàng số phận. Leo thậm chí từ chối ký vào bản Yêu Cầu Chăm Sóc Sức Khỏe Đặc Biệt. Ông ấy không muốn nói về cái chết. Leo muốn suy nghĩ tích cực và không muốn bỏ qua một tia hy vọng sống nào. Nhưng gia đình Leo rất cần gói dịch vụ chăm sóc người bệnh sắp qua đời, và họ đã in hợp đồng này với cỡ chữ lớn để Leo có thể đọc được dễ dàng. Ông ấy đọc đi đọc lại bản hợp đồng này nhiều lần trước khi miễn cưỡng ký vào.

Leo đã chống chọi với cái chết đến tận những giây cuối cùng của cuộc đời khi ông cố nắm chặt lấy thanh xà ông vẫn vịn vào mỗi khi muốn trở mình. Trong thời khắc đó chỉ có cô con gái lớn của ông trong phòng. Cô nhẹ nhàng nói rằng ông không cần thiết phải nắm lấy thanh xà nữa. Leo buông tay và nhẹ nhàng ra đi.

Thêm những cái ôm

Khi biết mình bị ung thư giai đoạn bốn, Viv nghĩ chắc sẽ không còn sống được bao lâu. Nhờ những năm tháng dài làm tình nguyện viên tại bệnh viện, bà xem cái chết không phải là điều gì quá xa lạ. Viv trò chuyện với một y tá ở khoa ung thư và ngay lập tức tham gia vào nhóm hỗ trợ, nơi bà cảm thấy được thấu hiểu tiếp tục nuôi dưỡng hy vọng sống.

Viv tham dự tất cả những buổi thảo luận về mối quan hệ giữa tinh thần và thể xác, ăn uống khoa học, các liệu pháp chữa trị thay thế và các lớp học yoga. Các thành viên trong nhóm cùng nhau chia sẻ những cảm xúc vui buồn khi thấy tóc của mình cứ rụng dần sau mỗi lần hóa trị, cùng nhau ướm thử những bộ tóc giả hay cùng nhau học cách thích nghi với căn bệnh ung thư. Viv cũng cảm thấy khuây khỏa phần nào khi nhóm cùng nhau thảo luận về cái chết – điều mà mọi người trong nhóm cùng nghĩ đến, nhưng không một ai ngoài nhóm tỏ ra muốn đề cập đến chủ đề này.

Ba tuần sau khi phát hiện căn bệnh ung thư, Viv đã viết trong nhật ký của mình: “Hôm nay, tôi cảm thấy có thể chấp nhận mọi việc, nhưng tôi vẫn muốn anh chị em mình đừng hành động như thể không có chuyện gì xảy ra. Tôi nói với Roz và Rena rằng trong ngày sinh nhật sắp tới của mình, tôi không muốn bất kỳ món quà nào khác, ngoại trừ những cái ôm thật chặt”.

Sự thông đồng im lặng

Sau bốn năm, cha mẹ gặp lại Nico và đã bị sốc ngay khi nhìn thấy vẻ bề ngoài hốc hác của cậu. Họ biết nhiều người bạn của Nico mắc AIDS, nhưng không bao giờ nghĩ rằng cơn ác mộng ấy có thể xảy đến với đứa con yêu quý của mình.

Nico đã nhập viện nhiều lần vì lượng bạch cầu của cậu suy giảm ngày càng nhanh. Đó là vào năm 1992, thời điểm căn bệnh AIDS là nguyên nhân hàng đầu gây nên cái chết cho nhiều đàn ông Mỹ ở độ tuổi từ 24 đến 44. Cha mẹ Nico thú thực với người nhân viên xã hội phụ trách trường hợp của Nico: “Chúng tôi biết nó đang chết dần, nhưng chúng tôi nhất định không nói cho nó biết việc này”. Họ sợ sự thật đó sẽ khiến Nico từ bỏ mọi hy vọng, lại lo Nico sẽ cảm nhận được nỗi đau của họ. Trong buổi làm việc riêng với nhân viên xã hội, Nico đã thú nhận: “Tôi biết mình không sống được bao lâu nữa, nhưng tôi sẽ không nói cho cha mẹ biết điều này, tôi sợ họ sẽ không chịu đựng nổi”.

Đây là một sự thông đồng im lặng ngầm.

Nếu cứ nói mãi về điều này, nó sẽ trở thành sự thật

Quá trình trị liệu ung thư của Cassandra gần như không hiệu quả. Kiệt sức và không còn muốn tiếp tục chịu đựng các liệu pháp chữa trị, Cassandra cảm nhận rằng cái chết đang đến rất gần. Cô ấy muốn thực hiện điều ước cuối cùng, điều ước mà cả cha mẹ cô đều biết, nhưng cha cô không tha thứ cho thái độ này.

Khi Cassandra tâm sự với mẹ rằng cô cảm thấy cái chết đang cận kề, cha cô tình cờ nghe được và rầy la cô: “Toàn bộ buổi nói chuyện này chỉ xoay quanh cái chết thôi sao? Cứ như thể là con đang mong nó trở thành sự thật vậy. Con biết đấy, khi chúng ta cứ mãi nói về điều gì thì điều đó chắc chắn sẽ đến. Nếu nó thực sự xảy ra, chúng ta sẽ có đủ thời gian để đau buồn sau đó mà. Con hãy dừng ngay cách nói chuyện thiếu lành mạnh đó đi. Cassandra à, con còn nhiều thời gian để sống”.

Cách giải quyết đanh thép

LeeAnn và chồng cô, Hubert, có một cuộc hôn nhân hạnh phúc trong suốt 40 năm cho đến khi Hubert phát hiện ra mình bị ung thư bàng quang. Trong suốt ba năm, họ phải theo đuổi các liệu pháp chữa trị kéo dài như vô tận. Họ thậm chí đã khẩn khoản yêu cầu Ủy ban Phân bổ Ngân sách của Thượng viện Hoa Kỳ cho phép thử một số loại thuốc vẫn còn nằm trong quá trình thử nghiệm – những loại thuốc cuối cùng cũng không phát huy tác dụng.

Họ đã tận dụng hết mọi khả năng có thể để chạy chữa, nhưng họ không bao giờ đề cập đến cái chết. Thay vào đó, họ xem hiệu quả của quá trình trị liệu tiếp theo. Ngay cả đến giai đoạn cuối, khi Hubert phải chịu đựng những cơn đau dữ dội và phải sử dụng morphine, chủ đề về cái chết cũng không hề được nhắc đến.

Sau khi Hubert qua đời, LeeAnn bắt đầu cảm thấy hối hận. Bà tiếc đã không hỏi chồng cách ông muốn gia đình tiếp tục điều hành các dự án kinh doanh. Bà tiếc đã không ôm hôn ông nhiều hơn. Bà tiếc đã không cùng với ông bàn về tương lai khi ông không còn ở bên bà nữa. Bà tiếc rằng ông đã không viết về mọi điều ông đã trải qua vì Hubert là một nhà văn có tài.

LeeAnn đã không cầm được nước mắt khi đọc lá thư từ vị bác sĩ chữa trị cho chồng bà: “Tôi chưa bao giờ gặp người đàn ông nào thanh lịch và can đảm đến vậy. Ông đã đối mặt với nỗi lo âu khủng khiếp bằng thái độ bình thản và có cách giải quyết vấn đề đanh thép như một vị anh hùng”..

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

11 quyển sách hay về cái chết giúp ta thấu hiểu hơn về sự vô thường của cuộc sống - Sinh lão bệnh tử - đó là những thứ mà đời người ai cũng phải trải qua. 11 quyển sách hay về cái chết này tiếp thêm sức mạnh và giúp chúng ta tận hưởng cuộc sống khi còn có thể, cũng như xua tan nỗi sợ liên quan đến cái chết. Hiểu Về Sự… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Phút Cuối – Nhẹ Bước Lên Con Đường Mới”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button