QUÁI ĐÀM – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản

(3 đánh giá của khách hàng)

Ông đã lắng nghe bao truyện xưa tích cũ trên khắp đất Nhật, chắt lọc những điển lạ lùng nổi tiếng nhất và tiến hành nhuận sắc, tái hiện trên giấy bằng những kiến giải và cảm xúc của mình, để tạo ra một tác phẩm rồi đây sẽ trở thành nguồn mạch cho thể loại quái đàm cận đại Nhật Bản.

Danh mục:

Ở Nhật, kem đá, cá vàng, chuông gió, pháo hoa và lễ hội các xứ là những thứ có tính đặc trưng của mùa hè, đem mát lành và thơ mộng đến làm dịu không khí oi nồng. Nhưng ngoài những thứ nghe rất tao nhã ấy ra, Nhật Bản còn một cách làm mát truyền thống, đó là truyện ma quái.

Truyện ma quái được lồng vào rất nhiều hình thức sinh hoạt hè, như kịch kabuki, tấu nói rakugo, trò chơi gọi ma bách vật ngữ. Và đơn giản nhất, là ngồi quây quần với nhau, mỗi người kể một câu chuyện thật rùng rợn, sao cho sống lưng lạnh toát, mồ hôi dầm dề, cứ tự làm mát như thế đến khuya, tiết trời dịu đi là có thể ngủ được.

Ma quái ở Nhật không chỉ có linh hồn người chết, mà còn đồ vật-thực vật-hiện tượng tự nhiên thành tinh, lảng vảng ở nhân gian với tâm tư mục đích vô cùng đa dạng, bày ra những trò rất đỗi ly kì. Tất cả những truyện như thế được xếp vào một thể loại, gọi là QUÁI ĐÀM (chuyện về ma quái hoặc sự lạ).

Nhờ những hoạt động mùa hè ấy, và nhờ cả những bản chép tay quý báu của các tác giả dân gian, kho tàng quái đàm Nhật Bản được lặng lẽ lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhưng cũng trong rất nhiều thế hệ, chúng chỉ đi loanh quanh ở các thành trấn thôn làng trên đảo quốc này.

Phải bước sang thế kỉ 20, kho tàng ấy mới lần đầu phát sáng ra ngoài biên giới, rọi sang châu Âu châu Mỹ, nhờ công sức của một tác giả phương Tây là Lafcadio Hearn.

Ông đã lắng nghe bao truyện xưa tích cũ trên khắp đất Nhật, chắt lọc những điển lạ lùng nổi tiếng nhất và tiến hành nhuận sắc, tái hiện trên giấy bằng những kiến giải và cảm xúc của mình, để tạo ra một tác phẩm rồi đây sẽ trở thành nguồn mạch cho thể loại quái đàm cận đại Nhật Bản.

Tác phẩm đó là QUÁI ĐÀM ~ Chuyện yêu quái và dị trùng Nhật Bản, triệu hồi những yêu quái nổi tiếng như quỷ ăn thịt người, yêu quái cổ dài, vô diện, nàng tuyết… tập hợp những điển tích lạ như uyên ương, Hoichi cụt tai, giấc mơ hóa kiến, kèm một bản ballad dịu dàng hoài niệm về cổ tích phương Tây, cuối cùng là ba tùy bút về thế giới côn trùng, trong đó khéo léo đan cài nhiều cảm nhận về hội họa, âm nhạc, tôn giáo, tiến hóa sinh vật và triết học.

Từ sau QUÁI ĐÀM của Hearn, ma mãnh chúng nó không chịu ở yên đồng sâu nước đọng, mà chuyển về làm ma đô thị, ma trường học… không chỉ trườn bò trên câu chữ, mà vươn lên phim ảnh, kịch nghệ, diễn xướng, bò ra cả màn hình, cuối cùng biến thành một thứ văn hóa kinh dị riêng.

Tác phẩm này cũng đã được chuyển thể thành phim, thành nguồn tham chiếu không thể thiếu khi cần tìm hiểu về yêu ma xứ Phù Tang.

3 đánh giá cho QUÁI ĐÀM – Chuyện Yêu Quái Và Dị Trùng Nhật Bản

  1. Truong Hoang Khanh Trang

    sách gồm những mâu chuyện kinh dị ngắn nhưng ko đáng sợ lắm (thật ra khá nhẹ nhàng). Những câu chuyện chủ yếu truyền tải được các khía cạnh văn hóa Nhật Bản.

  2. Huỳnh Trung Chánh

    Phương Tây thì có chuyện thần tiên, quỷ dữ; ta thì có Bụt, tiên; còn trong Quái đàm thì có yêu quái, linh hồn người chết,… Nói chung tựa như những truyện dụ ngôn, cổ tích khác. Là cuốn sách khá hấp dẫn trong thể loại kỳ bí.

  3. Bùi Thanh Phương

    Có thể gọi đây là Liêu trai chí dị của Nhật Bản. Một quyển sách không quá dày với những mẩu chuyện ngắn kỳ bí về yêu quái Nhật Bản. Tuy dịch hơi trang trọng quá mức nhưng khá hay và phù hợp với không khí truyện. Sách in đẹp, giấy dày dặn, bìa cứng mà giá lại rẻ. Bạn nào yêu thích truyện cổ với các yếu tố kỳ bí và đậm chất dân gian thì không nên bỏ qua quyển sách này.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button