Quán Gò Đi Lên

(5 đánh giá của khách hàng)

– Ở quán Đo Đo, em nói giọng “nước mắm Nam Ô nguyên chất” thì không sao, vì khách vô quán đa số là người Quảng. Nhưng đi ra ngoài em nói cái giọng nặng trịch đó, không ai hiểu gì đâu!

Danh mục:

Chuyện diễn ra ở quán Đo Đo, quán ăn do tác giả sáng lập để nhớ quê nhà, nơi có chợ Đo Đo – chỗ Quán Gò đi lên ấy. Bởi thế, trong câu truyện tràn ngập những nỗi nhớ, nhớ món ăn, nhớ giọng nói, nhớ thói quen, nhớ kỉ niệm… Dẫu là câu chuyện ngập tràn nỗi nhớ, vẫn nghe trong đó những tiếng cười rất vui.

5 đánh giá cho Quán Gò Đi Lên

  1. Hong Song

    Chỉ đọc tên truyện mà không đọc nội dung thì sẽ khó hiểu được Quán Gò đi lên nghĩa là gì. Bà chủ đặt tên quán là Đo Đo nhưng lại không biết Đo Đo ở đâu, cứ bị khách vặn vẹo mãi, cuối cùng nghe theo lời chồng là một người Quảng, mỗi khi khách hỏi Đo Đo ở đâu thì trả lời là Quán Gò đi lên. Trong quán Đo Đo là Kim, Lệ, Lan, Cúc, Hường, Lâm, Cải, mỗi người một tính cách, mỗi người một hoàn cảnh, nhưng họ hòa hợp với nhau trong cái quán nhỏ nhỏ, xinh xinh. Các nhân vật chính cùng với những người khách thú vị như ông Tiger, bà Fanta, ông Thịt Luộc Muối Tiêu….đã tạo nên những tình huống dở khóc dở cười, bên cạnh đó là những chuyện tình yêu ngây thơ trong sáng, những tiếc nuối, cay đắng cho những quyết định đối với cuộc đời mình của các nhân vật chính.

  2. Trần Thị Hồng Hạnh

    Nội dung sách xoay quanh cuộc sống thường nhật ở quán Đo Đo. Nơi ấy có những con người trẻ tuổi với biết bao mơ ước ở cuộc sống. Những câu nói rặc chất Quảng góp phần mang lại tiếng cười cho người đọc, giọng văn rất ư là hài hước. Bên cạnh đó, tình yêu tuổi thanh thiếu niên cũng được nhà văn Nguyễn Nhật Ánh khai thác một cách nhẹ nhàng mà tinh tế. Những rung động chớm nở, những cảm xúc hờn ghen vu vơ … chính là gia vị không thể thiếu trong các quyển sách của bác Ánh. Quán gò đi lên cũng không phải là một ngoại lệ. Ở quyển sách này mình vẫn mong có một cái kết có hậu hơn thế.

  3. Nguyễn Ngọc Sơn

    Mình tìm đến tác phẩm này vì nghe đồn là phần sau của Mắt Biếc (tác phẩm mình cho là hay nhất của bác Ánh), nhưng không phải vậy. Đây là một tác phầm hoàn toàn khác, chỉ có Quán Gò là quen thuộc. Và cũng tại đây, những cô cậu hồn nhiên trong sáng cùng làm việc với nhau, từ đó xảy ra những câu truyện rất hài hước.

    Trong tác phẩm sử dụng rất nhiều từ Quảng, làm mình cũng muốn học tiếng Quảng luôn. Ngoài những tình huống vui vẻ gây cười, tác phẩm cũng rất có chiều sâu, đề cao các giá trị đạo đức, sức sống mối quan hệ giữa người với người.

    Mình đánh giá đây là một trong những câu truyện thư giãn nhất của Nguyễn Nhật Ánh. Kết thúc tuy không hoàn toàn vui, nhưng đó mới là chất của Nguyễn Nhật Ánh, cái chất của “hiệp sĩ tuỗi thơ”.

  4. Lai Mỹ Thi

    Tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh quả nhiên trước nay chưa từng làm mình thất vọng. Cốt truyện vẫn kiểu đơn giản, nhẹ nhàng như cũ nhưng đọc xong lại để lại một cái gì đó quyến luyến. Nhờ “Quán Gò đi lên” mình mới biết nước ta có một nơi tên là Đo Đo, vùng đất của những con người chân chất, hiền hậu, trọng tình nghĩa đến cho dù có xa quê vẫn luôn nhớ về. Cái quán Đo Đo với nhiều dạng người cả chủ lẫn khách, ngỡ chỉ gặp nhau nhưng rồi lại gắn bó mãi trong tim không rời, tạo nên những dấu ấn khó phai trong cuộc đời mỗi nhân vật. Cuộc đời chúng ta cũng gặp nhiều người, nhưng quan trọng là phải biết giữ những tình cảm ấy trong tim, như Cải, như Lệ, như Cúc…

  5. Trần Thị Minh Huệ

    Câu chuyện như viết về một gia đình mà ở đó cô Thanh như 1 người mẹ hiền, dịu dàng và nhẫn nại luôn sẵn sàng đón về những chàng trai, cô gái mà cô coi như con của mình. Đó là Kim, là Lệ, là Cải, Lan, Lâm, Cúc, Hường… Mỗi đứa 1 cá tính, nhưng đã tạo nên 1 quán Đo Đo đầy màu sắc, thu hút từ những người khách ta đến khách Tây và thú hút người đọc với vô số lần phải cười lộn ruột mà vẫn kèm một chút man mác buồn. Lại 1 lần nữa trong chuyện Nguyễn Nhật Ánh, một chuyện tình dang dở (hay thậm chí là chưa thực sự bắt đầu) được tái hiện.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button