Sống Đẹp

(1 đánh giá của khách hàng)

Làm việc vốn là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn quên ngủ, hóa quạu quọ, khắc nghiệt với người khác thì là quên mình, quên người, là không hợp tình, hợp lí, là xấu.Đề cao một lí tướng để kiến thiết quốc gia, mưu hạnh phúc cho đồng bào là một hành động rất cao đẹp, nhưng nếu vì mục đích đó mà gây ra những cuộc tàn sát như Hitler đối với dân tộc Do Thái thì lại là không hợp tình hợp lí, là xấu.

Danh mục:

Tôi đã đọc nhiều cuốn viết về Nghệ thuật Sống nhưng không cuốn nào có một tầm quan trọng và làm cho tôi suy nghĩ nhiều bằng cuốn này.

Những cuốn khác do người Âu hay người Mĩ viết đều chú trọng đến sự thành công, đưa ra những qui tắc thực tế về cách luyện trí, luyện tinh thần, xử thế và làm việc, cho nên tuy hữu ích thật nhưng không đế lại được nhiều dư âm trong tâm hồn ta. Chúng ta có cảm tướng rằng tác giá là những kĩ thuật gia – ngay cá André Maurois trong cuốn “Un Art de Vivre” cũng vậy – và kĩ thuật của họ rất hợp lí, rất có hiệu quả, ta tin họ như ta tin một kiến trúc sư trong việc xây nhà, tin một kĩ sư trong việc luyện thép, và ta tự hứa sẽ rán theo họ, thế thôi. Họ không gợi cho ta một thắc mắc, một suy tư nào cá, mà giá trị cùa một tác phấm là ớ chỗ phái gợi cho ta được những thắc mắc và suy tư.

Cuốn này khác hẳn. Tác giá, Lâm Ngữ Đường, vượt lên trên tất cả những kĩ thuật đó mà cơ hồ ông cho chỉ là những chi tiết ; ông muốn nhìn bao quát cả vấn đề SỒNG, đặt một cơ sở cho vấn đề đó, mà hễ cơ sở đã vững rồi thì chi tiết chẳng cần vạch rõ cũng thấy. Vì chỉ có Sống mới là quan trọng, mà nhiều người ngày nay quên hẳn điều đó đi, quên rằng dù mình làm việc hay tiêu khiển, dù mình trau giồi tâm trí, dựng nên những học thuyết triết lí, xã hội, kinh tế hay chính trị… cũng chỉ để phục vụ sự Sống, để duy trì đời Sống, cải thiện nó, làm cho nó phong phú lên, dễ chịu hơn, cao đẹp hơn ; tóm lại là chúng ta tìm cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ không phái vì cái Chân, cái Thiện, cái Mĩ mà vì sự SỒNG. Do đó mà nhan đề cuốn này trong nguyên văn là The Importance of Living : Sự quan trọng của sinh hoạt.

Mỗi loại sinh vật có một cách sinh hoạt : thảo mộc có cách sinh hoạt của thảo mộc, cầm thú có cách sinh hoạt của cầm thú, loài người cũng vậy. Cách sinh hoạt phải hợp với bản chất của mỗi loại. Mà bản chất của con người không phái là cầm thú, cũng không phải là thánh thần. Đành rằng trong lịch trình tiến hóa thời nào loài người cũng muốn vươn lên cao hơn, muốn chế ngự được lòng mình, chế ngự được thiên nhiên, muốn mọc cánh để bay lên mà kết bạn với thiên thần, như Tôn Ngộ Không trong truyện Tây Du kí ; nhưng còn một thế xác sớm muộn gì cũng bị húy diệt, còn những nhu cầu vật chất như ăn uống, tình dục… thì con người không thế nào là Thánh được và nhất định phái có ít nhiều khuyết điếm, nhu nhược, mâu thuẫn… Nhận chân được điều đó – người không phái là cầm thú cũng không phái là thần thánh – thì mới có thể tìm một lối sống, dựng nên những học thuyết thích hợp với con người được ; như vậy mới là hợp tình hợp lí, nghĩa là hợp với tâm tình con người và hợp với luật lệ thiên nhiên, chứ không phải hợp với những phép diễn dịch, qui nạp… của các luận lí gia. Vì “lòng người vẫn có những lí lẽ mà lí trí không sao hiểu nổi”. Bốn chữ hợp tình, hợp lí” tóm tắt được tất cả triết lí của họ Lâm. Bất kỳ cái gì, dù cao đẹp tới mấy, dù đúng phép luận lí tới mấy mà không hợp tình hợp lí thì cũng là xấu.

Làm việc vốn là một hành động tôn nghiêm, nhưng nếu cặm cụi làm việc mà quên ăn quên ngủ, hóa quạu quọ, khắc nghiệt với người khác thì là quên mình, quên người, là không hợp tình, hợp lí, là xấu.

Đề cao một lí tướng để kiến thiết quốc gia, mưu hạnh phúc cho đồng bào là một hành động rất cao đẹp, nhưng nếu vì mục đích đó mà gây ra những cuộc tàn sát như Hitler đối với dân tộc Do Thái thì lại là không hợp tình hợp lí, là xấu.

1 đánh giá cho Sống Đẹp

  1. Pham Gia

    Bạn đừng lầm tưởng ý nghĩa của “Sống đẹp” theo lối ẩn dật của các bậc cư sĩ xưa, lầm to. Quyển sách rất thực tiễn, khi tác giả bắt đầu ở quan điểm nhìn nhận con người bao gồm “di sản động vật tính” và “cận nhân tình” (đơn gian hơn là phần con và phần người), để rồi ông đưa ra quan niệm của mình thế nào là “sống”. Như vậy sẽ hợp lý.

    Đọc “Một cái bao tử” trong chương III của sách, tôi bật cười thành tiếng, hả dạ với cách lập luận, giả bộ theo nhân vật trong cải lương, tôi vỗ đùi đách đét, thét: “Cha chả, cha chả, khá khen cho nhà ngươi. Khá lắm, khá lắm, viết sao mà tài thế, sao mà duyên thế”.

    Tôi dám chắc chắn là tôi chưa thấm hết 100% công lực của quyển sách này nên tôi không dám bàn nhiều về nội dung, nó rộng quá, mênh mông quá, tôi theo không nổi. Nhưng tôi chắc chắn là tôi đã may mắn đọc được quyển sách này trong thời gian nhàn rỗi tại gia. Nếu đọc quyển sách này giữa Sài Gòn, chắc là tôi hoặc bạn sẽ cảm thấy lạc lõng mất. Như chính cụ Nguyễn Hiến Lê nói: “Trong cảnh nghỉ ngơi nhàn nhã như vậy tôi mới thưởng thức hết cái hóm hỉnh, sâu sắc của Lâm và một chương tả nền trời xanh cùng tiếng chim hót đã làm cho tôi thấy vũ trụ đẹp lên thêm bội phần: một dây mướp rũ từ cành xoài xuống đã gần tàn chì còn mỗi một bông vàng rực đong đưa dưới gió, cảnh thực là bình thường, quê mùa mà sao hôm đó tôi thấy vui lạ, rực rỡ lạ. Nhờ nó một phần mà óc tôi dịu xuống và khi trở về Sài Gòn, tôi làm việc lại được”.

    Nhưng không phải mọi điều trong sách đều chính xác và có thể theo được (nhất là trong xã hội như hiện nay); nhưng chắc chắn tôi sẽ đọc lại, nhiều lần. 22 tuổi tôi cảm nhận khác, 66 tuổi tôi lại cảm nhận khác, chắc chắn rồi. Bạn đọc nên tìm và tự có cho mình những suy ngẫm của bản thân.

    Một chi tiết vui khi tôi đọc quyển này là khi dịch giả dùng chữ “đạt quan” mà tôi chưa rõ nghĩa lắm và khi tìm google với từ khóa “đạt quan là gì” thì tôi biết rằng đây là một từ cổ, chứ không phải nghĩa như trong google ra kết quả.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button