Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới

(1 đánh giá của khách hàng)

Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, nỗi ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên quan và có trách nhiệm.

Danh mục:

Năm 1993, Samuel P. Hungtington, khi đó là Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược thuộc Đại học Harvard, đã có bài viết mang tính dự báo: “Sự va chạm của các nền văn minh?”. Tiêu đề đó cho thấy tác giả của nó có phần hoài nghi: liệu có khả năng xảy ra sự đụng độ giữa các nền văn minh trong thế kỷ XXI hay không? Và thực tế, nội dung của bài viết đã nói lên rằng sự đụng độ là điều khó tránh khỏi. Năm 1996, Hungtington tiếp tục phát triển dự báo của mình thành cuốn sách Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới.

Trong cuốn sách của mình, S. Hungtington đã vẽ lại bức tranh chung về các nền văn minh khác nhau trên thế giới. Về cơ bản, ông phân chia nhân loại thành 2 bộ phận là văn minh phương Tây và văn minh ngoài phương Tây, trong đó văn minh phương Tây đóng vai trò trung tâm trong các phân tích của ông, là điểm tham chiếu để xem xét các nền văn minh khác ngoài phương Tây.

Trên cơ sở xác định các nền văn minh chủ yếu của thế giới, Hungtington tiếp tục làm sáng tỏ những thay đổi về cán cân giữa các nền văn minh, giải thích sự thoái trào của văn minh phương Tây và quá trình phục sinh các nền văn minh ngoài phương Tây. Ông cũng chỉ ra một trật tự mới của các nền văn minh cùng với sự tái định hình nền chính trị toàn cầu thông qua văn hoá.

Khi nạn khủng bố đang trở thành nỗi đau, nỗi ác mộng cho cả thế giới; khi mà không ít người do thiếu thông tin, do định kiến đang có cái nhìn thiếu thiện cảm với thế giới Hồi giáo thì quyển sách này rất đáng đọc. Nó sẽ giúp bạn đọc có một cái nhìn tổng quát về thế giới đương đại với những vấn đề, những thách thức mà mỗi quốc gia, mỗi dân tộc và mỗi con người đều có liên quan và có trách nhiệm.

1 đánh giá cho Sự Va Chạm Giữa Các Nền Văn Minh Và Sự Tái Lập Trật Tự Thế Giới

  1. Phung Khue

    3 tác phẩm thực sự có giá trị của những học giả phương Tây ủy tín.
    Để nói về 3 cuốn sách này thì chúng đều có những điểm chung và điểm riêng.
    Điểm chung là đều bàn về trật tự chính trị thế giới , lấy các nước phương tây làm trọng tâm là xuất phát điểm rồi mở rộng bàn luận phân tích , dự báo về tình hình chính trị thế giới.
    Điểm riêng của 3 cuốn sách là 3 cách tiếp cận hoàn toàn khác nhau và thú vị ở chỗ đã bổ sung hoàn hảo cho nhau cho phép độc giả thấy được bức tranh đầy đủ về địa chính trị thế giới.
    Cuốn “ Sự va chạm giữa các nền văn minh và sự tái lập trật tự thế giới” được Samuel P. Huntington viết từ cách đây hơn 20 năm nhưng thực sự quá lôi cuốn về cả học thuật và giá trị thực tiễn của nó. Những điều tác giả phân tích, dự báo hơn 20 năm trước thực sự ứng nghiệm với tình hình chính trị thế giới hiện tại.
    – Sự kết thúc chiến tranh lạnh không phải là sự kết thúc của lịch sử.
    – Sự mở rộng thương mại thông qua toàn cầu hóa không chắc đem lại hòa bình , ngược lại dẫn đến nhiều nguy cơ xung đột.
    – Sự phục sinh của hồi giáo và phát triển kinh tế ở châu Á (đặc biệt là Trung Quốc) là những nguy cơ chính gây xung đột.
    …..
    Một số đoạn tác giả viết liên quan đến Việt Nam cũng đáng để chúng ta suy ngẫm !
    “… điều không rõ là Hoa Kỳ sẽ đi xa đến đâu trong việc đòi hỏi chủ quyền của Trung Quốc đối với biển Đông. Cuối cùng thì , đối với Việt Nam , sự “ lựa chọn ít tồi tệ hơn cả “ có thể là nghiêng về phía Trung Quốc”

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button