Tắt Đèn

(5 đánh giá của khách hàng)

Qua tác phẩm của mình, nhà văn đã phản ánh được hiện trạng xã hội một cách sâu sắc, tình cảnh khốn đốn của người dân dưới chế độ xã hội cũ và cũng thấy được sự phản kháng của đạo lý, chính nghĩa. Bởi vậy, tiểu thuyết Tắt đèn, được đánh giá là thành công nhất, có giá trị nhất của nhà văn Ngô Tất Tố, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn hiện thực của văn chương nước ta giai đoạn 1930-1945.

Danh mục:

Tắt Đèn là một tác phẩm quen thuộc với các bạn đọc Việt Nam, và được xem là một trong những thiên “kinh điển” của nền văn chương thế kỉ XX. Bằng ngòi bút hiện thực đặc sắc, Ngô Tất Tố đã xây dựng nên câu chuyện về gia đình Chị Dậu, đại diện cho tầng lớp bần cùng dưới nạn sưu thuế ở nông thôn thời bấy giờ. Từng dòng chữ trong tác phẩm, đặc biệt cảnh chị Dậu bán con đã khiến người đọc bao thế hệ không thể kìm nước mắt. Qua tác phẩm của mình, nhà văn đã phản ánh được hiện trạng xã hội một cách sâu sắc, tình cảnh khốn đốn của người dân dưới chế độ xã hội cũ và cũng thấy được sự phản kháng của đạo lý, chính nghĩa. Bởi vậy, tiểu thuyết Tắt đèn, được đánh giá là thành công nhất, có giá trị nhất của nhà văn Ngô Tất Tố, là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất trong dòng văn hiện thực của văn chương nước ta giai đoạn 1930-1945.

Bản Tắt đèn này, được khôi phục theo nguyên tác xuất bản lần đầu, 1939, do Cao Đắc Điểm và Ngô Thị Thanh Lịch sưu tầm, khảo dị, chú giải. Tác phẩm gồm có 27 phần, đánh theo số La Mã (I – XXVII) và 4 phụ lục là các bài viết Tắt đèn đăng trên các báo.

5 đánh giá cho Tắt Đèn

  1. Hồ Ngọc Yến

    ” Tắt đèn” có lẽ là tác phẩm thành công nhất của Ngô Tất Tố , với những ngôn từ rất bình dị, gần gũi, chân thật dễ hiểu nhưng nội dung lại rất sâu sắc. “Tắt đèn ” đã vạch trần, lên án một chế độ phong kiến cực kì tàn bạo, bất công. Qua truyện này, mình cảm thấy xót xa trước số phận của người phụ nữ ngày xưa thấp cổ bé họng, luôn bị khinh thường, vùi dập. Thế nhưng, họ lại khiến mình cảm thấy khâm phục vì sự kiên cường, dũng cảm, biết đó là việc nguy hiểm nhưng vẫn quyết tâm làm để giúp đỡ người khác, điển hình như chị Dậu đánh bọn tay sai để cứu chồng. Tác phẩm cũng đã đề cao tính cách của người phụ nữ Việt Nam xưa, vừa chịu thương chịu khó, vừa thủy chung dịu dàng, vừa thương chồng thương con. Càng đọc càng thấy thương cho họ hơn và căm thù chế độ ngày xưa hơn. Có lẽ đây là tác phẩm văn học đáng tự hào của nước ta ^^!

  2. Ly Nguyễn

    Tắt Đèn đã phản ánh chân thực toàn bộ hình ảnh nông thôn Việt Nam thời kì thực dân phong kiến. Cuộc đời vất vả của người nông dân Việt, khi làm lụng vất vả kiếp trâu ngựa mà không đủ ăn, hơn nữa còn phải chịu áp bức bóc lột từ giới quan lại với chế độ sưu thuế hà khắc. Gia cảnh khốn khó của gia đình chị Dậu cũng chính là hiện thực của bao người dân Việt Nam lúc bấy giờ. Tuy nhiên giữa lúc đói khổ đó, tình người, tình làng xóm, tình yêu quê hương đất nước vẫn luôn hiện diện, thể hiện đúng tinh thần của người Việt Nam.
    Cái kết của tác phẩm, hình ảnh chị Dâu trốn chạy ra ngoài với cảnh “Bầu trời tối đen như mực và đen như cái tiền đồ của chị” chính là hiện thực xã hội đối với những người dân nghèo như chị. Cuộc sống không có lấy một tia sáng, không một con đường, không một định hướng…

  3. Phạm Lâm Quỳnh

    Tôi biết tác phẩm “Tắt đèm” qua đoạn trích “Tức nước vỡ bờ ” mà tôi đã được học. Khi học qua một đoạn về tác phẩm này, tôi đã rất bức xúc cho hoàn cảnh của gia đình chị Dậu cũng như cảm phục tấm lòng yêu chồng, yêu con và sức phản kháng mạnh mẽ của chị. Nhưng khi đọc hết cả cuốn tiểu thuyết, tôi mới thấu hiểu hết được cuộc sống của nhân dân ta thời bấy giờ. Đó là một xã hội xô bồ với gánh nặng sưu thuế luôn là nỗi ám ảnh của gia đình người nông dân. Đối với gia đình chị Dậu, sự tàn ác của chế độ phong kiến nửa thực dân còn được khắc hoạ rõ nét hơn khi mà gia đình chị phải nộp thêm sưu cho người em chồng đã mất. Gây xúc động cho tôi nhất có lẽ là lúc chị Dậu phải cắn răng mà bán bé Tí đi. Tình mẹ con của chị Dậu đã cho tôi thấy được rằng: dù ở trong hoàn cảnh như thế nào người nông dân vẫn luôn có được trái tim giàu lòng yêu thương. “Tắt đèn” và Ngô Tất Tố là những tác giả, tác phẩm tôi yêu thích nhất trong văn học hiện thực 30-45

  4. Lê Diệp

    Một tác phẩm đặc sắc tái hiện lại được khung cảnh khốn khó, túng bẫn, nghèo khổ của người nông dân trước cách mạng tháng Tám, dưới bao nhiêu tầng áp bức. Đặc biệt là dưới sự chi phối của đồng tiền, một người mẹ tần tảo, đáng thương phải bán con đi để lấy tiền nộp sưu, một gia đình tan nát, giá trị con người bị cân đong đo đếm như một món hàng. Cuốn truyện không chỉ làm ta cảm thương trước những kiếp người bất hạnh mà còn đem lại cho ta những bài học quý giá trong cuộc sống. Đây quả thật là một tác phẩm hay, nhưng không thích hợp lắm với những bạn trẻ đã quen với tiểu thuyết ngôn tình, truyện trinh thám, viễn tưởng…

  5. Dương Thủy

    Những con người với những số phận đáng thương đặc biệt là nhân vật chị Dậu trong tác phẩm.Khi đọc truyện này tôi đã vô cùng xúc động trước hoàn cảnh vô cùng khó khăn và trớ trêu của chị ,đã bán chó lại còn phải bán con.Chính sự khó khăn ấy càng cho ta thấy nạn đói khủng khiếp lúc bấy giờ cùng với chính sách dã man của bọn thực dân phong kiến.Đặc biệt là số phận người phụ nữ họ phải làm những công việc nặng nhọc mà lại không được coi trọng.Đây đúng là một tác phẩm hay lại mang giá trị nhân văn sâu sắc.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button