Thất Bại Học Của Toyota

Nếu bỏ ngỏ thất bại, thì nó sẽ kết thúc đúng nghĩa là “thất bại”. Tuy nhiên, nếu đối diện với thất bại, và cố gắng phát huy chúng thì thất bại sẽ trở thành một phần của quá trình Kaizen. Làm đuợc như vậy thì “thất bại” sẽ không kết thúc bằng “thất bại”..

Danh mục:

Là công ty tư vấn được thành lập bởi công ty oto Toyota (Toyota Motor Corp.) và tập đoàn Recruit. Với hơn 50 “chuyên gia đào tạo” là cựu nhân viên Toyota, công ty cung cấp dịch vụ đến cách khách hàng là doanh nghiệp trong nhiều ngành nghề như công nghiệp sản xuất , thực phẩm , sản phẩm y tế, luyện kim, quản lý…

Bắt đầu từ cuốn sách Dọn dẹp theo phong cách Toyota, trở thành best-seller với hơn 200.000 bản, công ty đã cho ra mắt một bộ sách: Cách bồi dưỡng theo phương thức Toyota, Sắp xếp theo phương thức Toyota, Làm cấp trên theo phương thức Toyota, Những câu nói cửa miệng củaToyota…

Nhóm dịch Vietfuji

“Chúng tôi làm vì một nền sản xuất Việt Nam”

Được thành lập vào tháng 1/2013, nhóm VietFuji bao gồm các thành viên đến từ các trường đại học của Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam. Nhóm VietFuji mong muốn truyền tải phong cách và tinh thần làm việc Nhật Bản, hướng tới nâng cao năng suất làm việc cho người Việt Nam; thúc đẩy cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp vừa và nhỏ hai nước.

Lấy dịch thuật làm nền tảng, VietFuji chia sẻ các nội dung liên quan tới sản xuất, Kaizen, quản lý của Nhật Bản thông qua website (tech.vietfuji.com) và xuất bản sách dịch tại Việt Nam.

***

Cuốn sách này chọn lọc ra những tinh hoa qua các câu chuyện, lời kể của những người đã từng làm quản lý, giám sát công xưởng của Toyota trong khoảng thời gian từ những năm 1960 đến đầu những năm 2010, sau đó trở thành chuyên gia đào tạo của công ty OJT Solutions (trụ sở tại thành phố Nagoya – tỉnh Aichi). Cuốn sách này được biên soạn để sao cho có thể áp dụng cho cả những doanh nghiệp ngoài Toyota (không phải doanh nghiệp sản xuất).

Những chuyên gia đào tạo hàng đầu từng là đỉnh cao tại công xưởng của Toyota đã đồng thanh khẳng định: “Trong công xưởng của Toyota, xảy ra rất nhiều vấn đề, sự cố. Tuy nhiên hầu như không bao giờ nghe thấy ai nói đến hai từ ‘thất bại’ cả”.

Đương nhiên, chỉ nhắc đến các sự cố, vấn đề đã xảy ra, trong Toyota có vô vàn thất bại lớn nhỏ. Nhưng ít nhất ở tầm công xưởng, trong Toyota không tồn tại khái niệm “thất bại”.

Nếu bỏ ngỏ thất bại, thì nó sẽ kết thúc đúng nghĩa là “thất bại”. Tuy nhiên, nếu đối diện với thất bại, và cố gắng phát huy chúng thì thất bại sẽ trở thành một phần của quá trình Kaizen. Làm đuợc như vậy thì “thất bại” sẽ không kết thúc bằng “thất bại”.

Giả sử có phát sinh sản phẩm lỗi, Toyota không dò tìm để đổ trách nhiệm cho bất kỳ cá nhân nào. Những người tại xưởng sẽ cùng nhau suy nghĩ, cho ra trí tuệ để tìm hiểu xem “tại sao lại phát sinh sản phẩm lỗi?”. Tuyệt đối Toyota không bỏ dở giữa chừng. Toyota truy cứu và tiêu diệt nguyên nhân gây ra vấn đề, không lặp lại lỗi tương tự. Cách làm thành công sẽ được nhân rộng sang những dây chuyền, bộ phận khác. Nhờ đó mà tổ chức trở nên vững mạnh hơn.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Thất Bại Học Của Toyota”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button