Thượng Chi Văn Tập

(1 đánh giá của khách hàng)

Thượng Chi văn tập, và cả tác giả của nó, dù đã một thời gian dài bị vùi lấp dưới những thăng trầm của lịch sử, chắc hẳn sẽ còn được nhắc nhớ và ghi nhận như một cột mốc đặc biệt trong sự phát triển văn hóa nước nhà.

Danh mục:

Trong lịch sử Việt Nam, Phạm Quỳnh thuộc vào số không nhiều các tác giả để lại một sự nghiệp văn hóa đồ sộ, cả về tầm tư tưởng lẫn khối lượng trước tác. Cuốn sách bạn đang cầm trên tay chỉ là một phần nhỏ dọn lại trong số hàng chục ngàn trang viết suốt cuộc đời tận tụy làm việc của ông.

Thượng Chi văn tập là bộ sách do chính Phạm Quỳnh tuyển chọn từ các bài ông đã viết đăng trên Nam Phong tạp chí (1917-1934). Bộ sách “nhỏ” thực ra không hề nhỏ, với việc tập hợp những bài viết thuộc đủ các thể loại (dịch thuật, khảo luận, phê bình, ký sự,…), trên khắp các lĩnh vực (văn hóa, văn học, giáo dục, chính trị, kinh tế, triết học,…), giới thiệu những học thuyết Đông Tây kim cổ, cũng như luận bàn những vấn đề nóng hổi đương thời (về chữ quốc ngữ, quốc học,…) mà đến hôm nay vẫn chưa hết tính thời sự. Sự điềm đạm và cẩn trọng của ông thấm sâu qua các trang viết với tư duy rành mạch, văn phong sáng rõ mà vẫn lấp lánh những nhận xét tinh tế, dí dỏm và chính xác đến bất ngờ.

Thượng Chi văn tập, và cả tác giả của nó, dù đã một thời gian dài bị vùi lấp dưới những thăng trầm của lịch sử, chắc hẳn sẽ còn được nhắc nhớ và ghi nhận như một cột mốc đặc biệt trong sự phát triển văn hóa nước nhà.

1 đánh giá cho Thượng Chi Văn Tập

  1. Lư Quốc Định

    Phạm Quỳnh là học giả nổi tiếng với câu nói: “Truyện Kiều còn tiếng ta còn, tiếng ta còn nước ta còn”. Là một học giả trong buổi giao thời giữa truyền thống Nho học phương Đông và Tây học, Phạm Quỳnh có cái suy nghĩ giao hòa giữa hai nền học thức ấy, ngoài ra ông còn là người ham học, ham hiểu biết, chính vì vậy mà ông luôn tìm tòi, nghiên cứu đủ các chủ đề.”‘Thượng Chi” là biệt hiệu của ông, còn văn tập là tập hợp các bài viết. Những bài viết của Phạm Quỳnh trải rộng trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng không vì thế mà ông tìm hiểu qua loa, sơ sài. Bằng thái độ làm việc, tìm hiểu nghiêm cẩn, các bài viết này rất chất lượng, mang tinh thần khai phóng học thuật rất cao. Đọc cuốn sách giúp bạn mở mang kiến thức và hiểu biết, thấy được cái tinh thần làm việc, học hỏi của người thời ấy như thế nào. Vì vậy mà hậu học phải biết trân quý, gìn giữ và phát huy nhiều hơn.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button