Tiểu Thuyết Đàn Bà

Là nhà văn nữ nhưng cách viết, lối dùng từ của Lý Lan khá thoải mái và mạnh bạo. Chính chị đã nói về tác phẩm của mình: “Tiểu Thuyết Đàn Bà” không viết theo hướng trình bày mà mở ra một cánh cửa, một con đường cho độc giả. Khi đọc kỹ, các bạn sẽ thấy tôi có dụng ý để trống. Có những chỗ tôi viết trắng trợn từng câu chữ, chi tiết, nhưng có những chỗ tôi bỏ lửng.”

Danh mục:

Tiểu Thuyết Đàn Bà cung cấp thêm một góc nhìn về chiến tranh Việt Nam, nhưng đọc không nặng và chán mà lôi cuốn đến dòng cuối cùng. Có nhiều “xen” gây cười nhưng cũng đầy xúc động; tiết tấu dồn dập nhưng vẫn để lại những khoảng lặng thẳm sâu…

Một trong những nhân vật chính của cuốn sách là người phụ nữ tên Thoa. Chị từng sống trong những khốc liệt của chiến tranh và ở thời hậu chiến, chị vẫn không thoát ra khỏi nỗi ám ảnh của nó. Những kí ức thời chiến tranh vẫn không buông tha chị, khiến chị luôn phải vật vã, trăn trở với thời hiện tại. Bù lại, với cách viết nhẹ nhàng, không theo kiểu đao to búa lớn, lại pha chút hài hước, nên dù là viết về chiến tranh nhưng TTĐB của L‎‎ý Lan không làm cho bạn đọc thấy nặng nề, u ám; mà ngược lại còn có những xen gây cười ý nhị. Vì thế mà đây là cuốn tiểu thuyết khiến bạn khó có thể rời tay khi đã cầm nó lên và đọc cho đến dòng cuối cùng.

Là nhà văn nữ nhưng cách viết, lối dùng từ của Lý Lan khá thoải mái và mạnh bạo. Chính chị đã nói về tác phẩm của mình: “Tiểu Thuyết Đàn Bà” không viết theo hướng trình bày mà mở ra một cánh cửa, một con đường cho độc giả. Khi đọc kỹ, các bạn sẽ thấy tôi có dụng ý để trống. Có những chỗ tôi viết trắng trợn từng câu chữ, chi tiết, nhưng có những chỗ tôi bỏ lửng.”

Điều đó đã làm cho tác phẩm của Lý Lan có được sự định hình của một phong cách từ những tác phẩm như Tiểu Thuyết Đàn Bà

Chính bản thân Lý Lan cũng từng bị chiến tranh, loạn lạc đánh bật ra khỏi làng quê của mình. Và đó cũng là nỗi ám ảnh xuyên suốt trong Tiểu Thuyết Đàn Bà”. Câu chuyện vì thế mà mang tính hiện thực đậm nét nhưng cũng rất hấp dẫn và sinh động.

Tiểu Thuyết Đàn Bà là câu chuyện viết về những người đàn bà bị thất lạc. Những nhân vật phụ nữ có mặt trong tác phẩm đều là những số phận bất hạnh. Cuộc sống của họ không có lấy một ngày bình yên, trái tim của họ không có chỗ cho những tình cảm đầm ấm. Những cảnh huống không ai muốn có như sự chia cắt, sự rủi ro, sự mất mát gắn liền với những người đàn bà trong TTĐB. Với cuộc đời những nhân vật đàn bà trong tiểu thuyết của Lý Lan, hạnh phúc là một cái gì rất xa xỉ vì nó không bao giờ đến với họ. Vì thế mà TTĐB toát lên một tấm lòng nhân ái của tác giả. Đó cũng là tình người, tình đồng bào trong các mối quan hệ đan xen giữa các tuyến nhân vật mà Lý Lan đã dựng nên một cách khá nhẹ nhàng trong tác phẩm.

TTĐB được Lý Lan viết từ năm 1992, khi đất nước còn chưa có những cái nhìn thông thoáng như bây giờ. Vì thế mà chị chưa cho xuất bản vì lo ngại thiếu nhận được sự đồng cảm của người đọc. Cho đến khi Lý Lan nhận được suất học bổng đi Mỹ đúng vào dịp xảy ra vụ khủng bố 11.9, và chị có cảm giác như là cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 3 đang đến với những gì khủng khiếp mà cuộc chiến đã qua từ 30 năm trước như đang tái hiện. Do vậy, những nỗi buồn mênh mang khi phải sống xa đất nước và người thân cũng là không khi chủ đạo của TTĐB.

Tiểu Thuyết Đàn bà là cuốn sách từng lọt vào top 10 tựa sách bán chạy nhất tại Hội sách lần thứ 5 – 2008 tổ chức tại công viên Lê Văn Tám, Tp.HCM. Lý lan sinh năm 1957 tại Thủ Dầu Một. Quê mẹ ở Bình Dương. Quê cha ở Quảng Đông , Trung Quốc. Hiện chị sống ở cả hai nơi: Tp. HCM và tiểu bang Washington, Mỹ. Là người chuyên về sáng tác, Lý Lan đã có hàng chục đầu sách khá ăn khách được xuất bản. Tuy nhiên bạn đọc biêt đến chị nhiều hơn với tư cách là dịch giả của bộ truyện tranh nổi tiếng: Harry Potter, bộ truỵên tranh mà mỗi tập đều là sách gối đầu giường của các em thiếu nhi.

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tiểu Thuyết Đàn Bà”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button