Tình Cờ Gặp Hạnh Phúc

(2 đánh giá của khách hàng)

Tình cờ gặp hạnh phúc là cuốn sách nổi tiếng nhất của Gilbert bàn về quá trình ra quyết định tác động đến cảm giác hạnh phúc diễn giải qua nhiều bằng chứng và khoa học lý thú. Dựa vào nhận thức chung, theo ông, con người thường thất bại trong việc tưởng tượng làm cho họ hạnh phúc theo ba hướng khác nhau.

Danh mục:

Giới thiệu

Bạn có bao giờ đặt câu hỏi về quá trình ra quyết định tác động đến cảm giác hạnh phúc? Làm sao để có thể đoán định được một việc bất kỳ nào sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hay đau khổ? Và thực sự khi chúng ta sẽ cảm giác như thế nào sao khi trải qua việc đó?

Trong nhiều năm, đây là hướng nghiên cứu của nhà tâm lý học xã hội Daniel Gilbert, cùng các cộng sự, là những người đã và đang đi đầu trong việc nghiên cứu mô hình dự đoán cảm xúc và hành vi của con người. Trong Tình cờ gặp hạnh phúc bạn sẽ được Daniel Gilbert dẫn giải một cách dễ hiểu và lý thú với nhiều bằng chứng khoa học để dần sáng tỏ những câu hỏi trên.

Và tất nhiên không ai có thể nói rằng bạn sẽ cảm nhận như thế nào khi bạn đọc đến trang cuối của cuốn sách, kể cả bạn. Nhưng nếu con người tương lai của bạn không hài lòng khi đã đọc đến trang cuối cùng, thì ít nhất nó cũng hiểu tại sao bạn lại lầm tưởng rằng nó sẽ hài lòng với cuốn sách.

Tình cờ gặp hạnh phúc đã được dịch sang 30 thứ tiếng và đoạt được giải thưởng The Royal Society Science Books năm 2007, dành cho sách phổ biến khoa học xuất sắc theo dạng thường thức, trở thành cuốn sách bestseller trên toàn thế giới.

Đọc thử

Ở ĐIỂM MÙ CỦA TÂM NHÃN

“Và khi trí tưởng tượng cất cánh bay cao

Các dạng vật vô danh, cây bút của nhà thơ biến chúng thành hình khối và đem tới cái hư không

Một nơi trú ẩn quen thuộc và một cái tên.”

Giấc mộng đêm hè – Shakepeare

Chắc chắn chúng ta biết rất nhiều về chuyện này: Adolpho Fisher không tổ chức cuộc đảo chính. Ông không xúi giục tiếm quyền. Trên thực tế, ông không ở đâu gần cuộc bạo loạn vào cái đêm cảnh sát bị giết. Nhưng liên đoàn lao động của ông ta đã thách thức sự kiểm soát gắt gao của các nhà tư bản công nghiệp quyền lực ở Chicago, những kẻ đã bóc lột những người đàn ông, đàn bà và trẻ em, buộc họ vắt kiệt sức mình trong những công xưởng gần cuối thế kỷ XIX. Và liên đoàn này cần phải được dạy cho một bài học. Bởi vậy Adolph Fischer đã bị xét xử và, dựa trên cơ sở lời làm chứng đã được mua chuộc và khai man, người ta xử ông ta tội chết. Vào ngày 11 tháng 11 năm 1887, ông đứng trên giá treo cổ và khiến mọi người hết sức ngạc nhiên với câu nói cuối cùng của mình: “Đây là giây phút hạnh phúc nhất cuộc đời tôi.” Một vài giây sau, cửa sập dưới chân ông mở ra, sợi dây thòng lọng thắt lấy cổ ông, rồi chết.1

May mắn thay, những giấc mơ về công bằng của ông ta ở công trường Mỹ không bị triệt tiêu quá dễ dàng. Một năm sau khi Fischer bị treo cổ, một chàng trai trẻ tuổi khôi ngô đã hoàn thiện kỹ thuật dry plate trong nhiếp ảnh và nhanh chóng trở thành một trong những người đàn ông giàu nhất thế giới. Trong những thập kỷ tiếp theo, George Eastman cũng đã phát triển triết học quản lý mang tính cách mạng, cho phép công nhân của ông làm việc ít thời gian hơn, trao các phúc lợi cho người tàn tật, trợ cấp hưu trí, bảo hiểm nhân thọ, chia sẻ lợi nhuận và cuối cùng, cho họ một phần ba cổ phần của công ty ông. Vào ngày 14 tháng 3 năm 1932, nhà phát minh đáng mến và nhà nhân đạo ấy ngồi xuống bên bàn của mình, viết một dòng ghi chú ngắn, đóng nắp chiếc bút máy cho ngay ngắn, rồi châm một điếu xì gà. Rồi ông ta tự sát, khiến mọi người vô cùng ngạc nhiên.2

Fischer và Eastman là một sự đối lập tuyệt vời. Cả hai người đàn ông này đều tin rằng những người lao động bình thường có quyền được hưởng số lương hợp lý và điều kiện làm việc dễ chịu và cả hai đều đã hiến dâng rất nhiều thứ trong cuộc đời để đem đến sự thay đổi xã hội vào cái buổi bình minh của thời đại công nghiệp. Fischer đã thất bại một cách cay đắng và đã chết như một tên tội phạm, nghèo đói và nhục nhã. Eastman hoàn toàn thành đạt và chết như một nhà quán quân, giàu có và được kính nể. Vậy thì tại sao một người đàn ông nghèo khổ đã chẳng đạt được gì lại đứng hạnh phúc ở ngay ngưỡng cửa của cuộc hành hình kiểu lynso trong khi một người đàn ông giàu có lại cảm thấy muốn tước đi mạng sống của chính mình? Phản ứng của Fischer và Eastman đối với những tình huống tương ứng của họ có vẻ như quá đối lập nhau, có thể nói là hoàn toàn đảo ngược, đến mức nó xui khiến người ta nghĩ rằng hành động của họ chẳng qua là sự làm màu dũng cảm giả dối hoặc do họ bị tâm thần. Fischer rõ ràng là hạnh phúc vào ngày cuối cùng của sự sinh tồn vật vã, Eastman rõ ràng là không hạnh phúc vào ngày cuối cùng của một cuộc sống thỏa mãn, hài lòng và chúng ta biết rất rõ rằng nếu chúng ta phải ở vị trí của một trong hai người, chúng ta sẽ trải qua những cảm xúc đối ngược hoàn toàn. Vậy thì những người này bị làm sao vậy? Tôi sẽ yêu cầu bạn xem xét khả năng rằng họ chẳng bị làm sao cả nhưng mà có cái gì đó sai sai ở bạn. Và cả với tôi nữa. Và cái chuyện sai sai ở cả hai chúng ta chính là chúng ta đã tạo ta một lầm tưởng có hệ thống khi cố tưởng tượng “Chuyện ấy sẽ như thế nào nếu”.

Hình dung ra “cảm giác như thế nào nếu” nghe có vẻ giống một mảnh bồng bềnh của giấc mộng ngày, nhưng sự thực, nó là một trong những hành vi tâm thần tự mãn nhất mà chúng ta có thể thực hiện và chúng ta làm điều đó mỗi ngày. Chúng ta đưa ra các quyết định nên cưới ai, làm ở đâu, sinh lúc nào, nghỉ hưu ở đâu và chúng ta đặt những quyết định ấy dựa trên thước đo lớn trong các niềm tin về việc mình sẽ cảm thấy như thế nào nếu việc này diễn ra mà không phải là việc kia3. Cuộc đời của chúng ta có thể không phải lúc nào cũng như mong đợi hoặc như kế hoạch, nhưng chúng ta tự tin rằng chúng đã như thế, rồi hạnh phúc của chúng ta sẽ ngập tràn và nỗi buồn thì mỏng manh và dễ tan theo làn khói. Đúng là không phải lúc nào ta cũng có được thứ mình muốn, nhưng ít nhất ta cảm thấy chắc chắn rằng ngay từ đầu ta đã biết mình muốn gì. Chúng ta biết rằng hạnh phúc được tìm thấy ở kỳ chơi golf chứ không phải ở nhà máy lắp ráp dây chuyền, với Lana chứ không phải với Lisa, được là thợ gốm chứ không phải là thợ ống nước, ở Atlanta chứ không phải ở Afghanistan và chúng ta biết những thứ này vì chúng ta nhìn trước thời gian và thế giới mô phỏng chưa tồn tại. Bất cứ khi nào chúng ta thấy mình đứng trước một thời khắc bắt đầu phải đưa ra một quyết định – Mình có nên có một thanh cá khác hay đến thẳng Ding Dongs? Nhận công việc ở thành phố Kansas hay cứ ở đây và hi vọng được thăng tiến? Phẫu thuật đầu gối hay thử vật lý trị liệu đã? – chúng ta tưởng tượng ra tương lai với các viễn cảnh khác nhau và hình dung chúng ta cảm thấy thế nào trong mỗi trường hợp ấy (“Nếu cuộc phẫu thuật không hiệu quả, mình sẽ luôn hối tiếc là không thử phương pháp vật lý trị liệu.”) Và chúng ta không phải quá cố gắng mới tưởng tượng ra là mình sẽ hạnh phúc với vị trí là CEO của công ty thuộc Fortune 500 hơn là một cái xác chết treo lủng lẳng. Vì chúng ta là loài vượn biết nhìn xa trông rộng, chúng ta không thực sự phải sống cuộc đời của Adolph Fischer hoặc George Eastman mới biết mình cảm giác như thế nào nếu ở trong hoàn cảnh của họ.

Chỉ cần lưu ý một điều: Những người chủ của hoàn cảnh này dường như không đồng ý với những kết luận của chúng ta. Fischer tuyên bố mình hạnh phúc, Eastman hành xử như một người đàn ông bất hạnh, bởi vậy trừ khi những người này sai lầm trong việc họ cảm thấy như thế nào về cuộc đời của riêng họ, thì chúng ta buộc phải xem xét lại khả năng chúng ta mới là người sai lầm – đó là khi chúng ta cố gắng hình dung ở trong hoàn cảnh của Fischer hoặc Eastman thì bằng cách nào đó, trí tưởng tượng khiến chúng ta sai lầm. Chúng ta buộc phải xem xét lại khả năng chính cuộc đời có vẻ như rõ ràng là tốt hơn lại có thể thành ra tồi tệ và khi chúng ta nhìn xuống dòng thời gian ở những cuộc đời khác nhau mà chúng ta có thể sống, có thể không phải lúc nào chúng ta cũng biết cái nào là cái nào. Chúng ta buộc phải xem xét khả năng chúng ta đã làm một việc gì đó sai cơ bản khi trượt khỏi hoàn cảnh của mình về mặt tinh thần và chui vào chiếc chăn của người khác và phải xem xét lại khả năng lỗi sai cơ bản đó có thể khiến cho chúng ta lựa chọn một tương lai sai lầm.

Vậy thì lỗi sai ấy có thể là gì? Trí tưởng tượng là một công cụ quyền năng cho phép chúng ta lừa dối những hình ảnh từ “cái hư không”. Nhưng giống như tất cả các công cụ trên đời, công cụ này cũng có thiếu sót của nó và trong chương này và chương tiếp theo tôi sẽ nói cho bạn biết thiếu sót đầu tiên. Cách tốt nhất để hiểu được thiếu sót đặc biệt này của trí tưởng tượng (khả năng cho phép chúng ta nhìn thấy tương lai) là phải hiểu được những thiếu sót của ký ức (khả năng cho phép chúng ta nhìn vào quá khứ) và nhận thức (khả năng cho phép chúng ta nhìn thấy hiện tại). Như các bạn sẽ biết, thiếu sót khiến chúng ta nhớ nhầm quá khứ và hiểu sai về hiện tại chính là thiếu sót khiến chúng ta hình dung không đúng về tương lai. Thiếu sót đó là do một mưu mẹo mà bộ não của các bạn vẫn chơi trò đó từng phút từng giờ trong từng ngày – một mưu mẹo mà bộ não đang đánh lừa bạn ngay lúc này. Hãy để tôi nói cho bạn biết bí mật đen tối nho nhỏ của bộ não.

Đầu to nhỏ

Có một khoảnh khắc tuyệt diệu trong hầu hết những bộ phim đời đầu của anh em nhà Marx (Marx Brother) trong đó, Harpo, diễn viên kịch câm có khuôn mặt tròn trĩnh phúc hậu, đã thọc sâu vào những lớp áo khoác nhiều nếp gấp mềm mại và lôi ra một cây flügelhorn, một chiếc cốc cà phê bốc khói, một cái chậu rửa mặt hoặc một con cừu. Lên đến ba tuổi, hầu hết chúng ta đều biết rằng những thứ to lớn không thể chui lọt vào một thứ nhỏ tí được và người ta cố tình làm sai điều đó để đạt được hiệu quả gây cười khi ai đó lôi một thứ đồ nghề hàn chì hay một con gia súc từ trong túi quần túi áo của ông ta. Làm thế nào mà một chiếc flügelhorn có thể chui vừa vào trong một chiếc áo mưa? Làm thế nào mà chiếc xe hơi tí hon ấy có thể ôm trọn tất cả những chú hề vui nhộn? Làm thế nào mà trợ lý của nhà ảo thuật có thể chui lọt vào cái hộp bé tí xíu ấy? Tất nhiên họ không thể và chúng ta biết điều đó, đó là lý do tại sao mà chúng ta vô cùng thích thú với ảo ảnh mà họ đã tạo ra.

Lấp đầy quá khứ

Bộ não con người tạo ta một ảo ảnh tương tự. Nếu bạn đã từng thử lưu trữ một phần đầy đủ chương trình truyền hình yêu thích của mình trong ổ cứng máy tính, thì bạn hẳn đã biết sự trình bày trung thực những sự việc trên thế giới này cần rất nhiều không gian. Thế nhưng, bộ não của ta chứa hàng triệu pha chụp nhanh, ghi lại hàng triệu âm thanh, thêm vào mùi vị, cảm giác về chất liệu, một chiều không gian thứ ba, một cảnh tạm thời, một bài tường thuật đang chạy liên tục – và chúng làm điều này cả ngày, mọi ngày, năm này qua năm khác, lưu trữ sự trình bày thế giới trong một ngân hàng ký ức dường như không bao giờ ngập tràn nhưng lại cho phép chúng ta nhớ lại bằng một lưu ý về khoảnh khắc cái ngày tồi tệ hồi lớp sáu khi ta trêu chọc Phil Meyer về cái vòng đeo của cậu ta và cậu ta đe sẽ đánh ta sau buổi học. Làm thế nào mà chúng ta có thể nhồi nhét cả một vũ trụ rộng lớn những trải nghiệm của chúng ta vào trong một kho chứa khá nhỏ giữa hai tai của chúng ta được? Chúng ta làm những gì mà Harpo đã làm: lừa bịp. Như bạn đã biết ở các chương trước, tấm thảm thêu tinh xảo của những trải nghiệm của chúng ta không được chứa trong ký ức – ít nhất là toàn bộ tấm thảm đó. Đúng hơn, nó được nén lại, trước hết là giảm lượng xuống chỉ còn một vài sợi quan trọng, như một đoạn tóm tắt (“Bữa tối thật đáng thất vọng”) hoặc một chùm nhỏ những đặc điểm quan trọng (bít tết dai, rượu có mùi nút chai, phục vụ bàn khinh khỉnh). Sau đó, khi chúng ta muốn nhớ lại sự kiện đó, não bộ của chúng ta nhanh chóng xổ ra bức thảm thêu ấy bằng cách bồi đắp – không phải bằng cách tìm lại thực sự – đống thông tin mà chúng ta đã trải nghiệm như một ký ức4. Sự làm giả này diễn ra quá nhanh và chẳng tốn công mất sức gì đến nỗi chúng ta có ảo ảnh (như một khán giả ngoan ngoãn của nhà ảo thuật luôn luôn làm thế) là toàn bộ sự việc đó đã có trong đầu chúng ta diễn ra trong toàn bộ thời gian.

Nhưng không phải và sự việc này đã được trình bày nhiều lần. Ví dụ, những tình nguyện viên trong một nghiên cứu được cho xem một loạt các slide có hình một chiếc xe đỏ khi nó đi theo một bảng nhường đường, rẽ phải, rồi đâm vào một người đi bộ5. Sau khi nhìn thấy những slide đó, một số tình nguyện viên (nhóm không hỏi) không được hỏi bất kỳ câu hỏi nào và các tình nguyện viên còn lại (nhóm hỏi) thì được hỏi. Họ được hỏi rằng: “Có chiếc xe hơi khác đi qua chiếc xe đỏ trong khi nó dừng lại ở biển báo dừng lại đúng không?” Tiếp theo, tất cả các tình nguyện viên được cho xem hai bức hình – một bức có chiếc xe hơi màu đỏ đang tiến đến biển báo nhường đường và một bức chiếc xe hơi đó đang tiến đến một biển báo dừng lại – và họ được yêu cầu chỉ ra bức tranh họ đã thực sự được xem. Bây giờ, nếu các tình nguyện viên lưu trữ trải nghiệm của họ trong ký ức, thì họ hẳn đã chỉ ra bức hình có chiếc xe đang tiến lại biển báo nhường đường và thực vậy, 90% số tình nguyện viên trong nhóm không hỏi đã chỉ vào chiếc xe tiến đến biển dừng lại. Rõ ràng là câu hỏi đã thay đổi ký ức của các tình nguyện viên về trải nghiệm trước đó của họ, đây chính xác là điều mà người ta nghĩ đến khi bộ não của họ đang tháo xổ các trải nghiệm – và chính xác là những gì mà một người không nghĩ đến khi bộ não của họ đang tìm lại những trải nghiệm.

Phát hiện khái quát này – thông tin đạt được sau khi một sự kiện thay thế ký ức về sự kiện đó – đã được tái tạo nhiều lần bằng nhiều sắp đặt trong phòng thí nghiệm và thực địa mà nó đã thuyết phục được hầu hết các nhà khoa học tin vào hai điều6. Đầu tiên, hành vi ghi nhớ bao gồm cả việc “lấp đầy” các chi tiết không thực sự được lưu trữ và thứ hai, nhìn chung chúng ta không thể nói được khi nào chúng ta đang làm điều này vì việc lấp đầy này diễn ra rất nhanh chóng và vô ý thức7. Thật vậy, hiện tượng này quá mãnh liệt đến mức nó diễn ra ngay cả khi chúng ta biết ai đó đang đánh lừa chúng ta. Chẳng hạn, hãy đọc danh sách các từ dưới đây và khi bạn kết thúc, hãy nhanh chóng lấy tay che lại các từ này. Rồi tôi sẽ đánh lừa các bạn.

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

10 cuốn sách hay về hạnh phúc nhẹ nhàng mà sâu lắng - Bạn đã bao dừng lại và đặt câu hỏi: "Hạnh phúc là gì?" "Như thế nào mới là hạnh phúc" hay đơn giản hơn là "Làm thế nào để được hạnh phúc". Chúng ta cần một khoảng lặng, một sự dừng lại để chiêm nghiệm, trăn trở với câu hỏi lớn đó. Đọc 10 cuốn… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

2 đánh giá cho Tình Cờ Gặp Hạnh Phúc

  1. Piccolo Panda

    Nhiều khi mông lung không biết hạnh phúc là gì, sau khi đọc sách này mình đã có câu trả lời cho nó. Hạnh phúc không chỉ mang tính cá nhân tùy mỗi người cảm nhận, mà ngay trong bản thể con người nó cũng khác, tùy từng thời điểm, hoàn cảnh. Kiểu như, bây giờ bạn nghĩ à nếu mà được có cái này được có cái kia thì chắc thích phải biết, nhưng khi có rồi, cảm giác thực tế không hoàn toàn như bạn trước đây tưởng tượng. Hoặc ứng dụng cho nỗi đau khổ cũng vậy, kiểu như, ôi, mình mà chia tay nó thì chắc không sống được, nhưng thực tế chia tay rồi thì chắc ba bảy hai mốt ngày sẽ nguôi ngoai, vì chúng ta còn rất nhiều điều trong cuộc sống xen vào khiến nỗi đau mất mát sẽ nhạt phai đi mà trước đó, khi mường tượng hình dung ra viễn ngày chúng ta đã bỏ mất yếu tố ấy và nghĩ mình sẽ đau khổ lắm.
    Đấy, đọc kỹ ra thì tác giả viết bóc tách kiểu như vậy, nên nhiều khi phải ngẫm từng từ từ chữ để thấy sự khu biệt ý nghĩa (nhất là khu biệt về mặt thời gian) của tác giả.

  2. Nguyễn Minh Quân

    Cuốn sách này thu hút mình ngay từ những trang đầu tiên. Lối dẫn dắt của tác giả rất dí dỏm. Mặc dù tác giả dẫn ra rất nhiều những nghiên cứu khoa học nhưng không vì thế mà sách trở nên khô khan hay khó hiểu. Tuy nhiên, vì tác giả tiếp cận khía cạnh “hạnh phúc” qua việc giải thích cách suy nghĩ, cảm nhận của chúng ta ảnh hưởng đến tương lại như thế nào, nên đã không bao quát hết những điều mình muốn biết về hạnh phúc cho lắm! Theo mình, sách phù hợp với những bạn thích khoa học tâm lí hơn là thể loại sách thường thức self-help.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button