Tôi Đi Học

(6 đánh giá của khách hàng)

Qua tác phẩm “Tôi đi học”, ta thấy được tinh thần không ngại vượt khó, trong cái khó không bỏ lỡ mà quyết tâm khắc phục tật nguyền, tạo cảm hứng cho rất nhiều thế hệ bạn đọc về tinh thần hiếu học. Không chỉ là những nỗ lực và tinh thần ham học đã trui rèn nên NGƯT Nguyễn Ngọc Ký, mà những trang cuối cùng của tự truyện, Thầy đã dồn nén những cảm xúc về lòng biết ơn quê hương đất mẹ, biết ơn Đảng, cha mẹ, bạn bè, thầy cô, láng giềng để kết lại một quyển sách đẹp.

Danh mục:

Nguyễn Ngọc Ký là học trò tôi những năm ở khoa Ngữ Văn – Đại học Tổng hợp Hà Nội, khóa 1966-1970. Chính tôi đã hướng dẫn Ký làm Luận văn tốt nghiệp. Cuốn tự truyện TÔI ĐI HỌC của Ký tôi đã đọc khi nó còn là bản thảo. Năm 1970, Nhà xuất bản Kim Đồng in lần đầu với tên NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG QUÊN.

Từ cậu bé tật nguyền đôi tay, được gia đình, bạn bè, thầy cô hết lòng yêu thương chăm sóc, Ký đã dùng đôi chân viết nên cuộc đời mình như một huyền thoại. Ký đã học tốt từ tiểu học đến đại học. Từng đoạt giải học sinh giỏi toán miền Bắc, hai lần được chủ tịch Hồ Chí Minh thưởng huy hiệu. 35 năm hết mình với sự nghiệp trồng người, Ký đã trở thành Nhà giáo Ưu tú, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam. Năm 2005 anh về hưu, vừa tiếp tục sáng tác văn học – chủ yếu cho thiếu nhi – vừa làm tư vấn Tâm lý Giáo dục qua tổng đài 1088 TP. Hồ Chí Minh.

Gần 40 năm qua, TÔI ĐI HỌC của Ký được tái bản nhiều lần và luôn được nhiều thế hệ học sinh coi là sách gối đầu giường. Hy vọng trong lần tái bản này cuốn sách tiếp tục được tuổi trẻ gần xa nồng nhiệt đón nhận như thế và hơn thế.

TP. Hồ Chí Minh ngày 29-11-2008
Giáo sư, Nhà giáo Nhân dân
Hoàng Như Mai

6 đánh giá cho Tôi Đi Học

  1. quang minh

    mình thấy rằng cuốn sách mang lại cho mình thêm những đóng góp thật lớn lao dành cho việc học tại mình cũng đang ở lứa tưởi học trò. ” TÔI ĐI HỌC” mang lại thêm chí học hành cho mình. Xúc động khi thấy cảnh thầy Kí dù không như lứa tuổi khác, đầy đủ tay chân để học nhưng thầy đã không vì thế mà lại nản lòng. Mình rất xúc động!

  2. Huỳnh Thị Thu Hiền

    Sau khi đọc”Tôi đi học” mình nghĩ rằng không gì là không thể nếu chúng ta có sự quyết tâm, ý chí kiên cường và con mắt nhìn đời một cách lạc quan. “Đủ mạnh mẽ để vượt qua khó khăn”, ” Đủ lạc quan để luôn mỉm cười và cám ơn cuộc đời”. Trong cuộc sống ta đừng bao giờ nghĩ mình là người bất hạnh nhất, vì đâu đó còn những con người bất hạnh hơn ta nhưng họ vẫn không ngừng ngày ngày chiến đấu để sống một cuộc sống có ích, tốt đẹp. Tại sao ta không thể ?

  3. Lê Khanh

    Chắc hẳn tất cả chúng ta đều nhớ đến câu chuyện của thầy giáo Nguyễn Ngọc Ký trong sách giáo khoa Tiếng Việt hồi cấp 1, đều từng cảm phục nghị lực phi thường của thầy khi vượt qua những trở ngại và mặc cảm về khuyết tật để theo đuổi việc học tập đến khi trở thành một người có ích cho xã hội, tiếp tục trở thành người truyền tri thức và giá trị đạo đức cho thế hệ trẻ.
    Cuốn sách này đã cho chúng ta hiểu rõ hơn về quá trình vượt khó, vươn lên để hoàn thành chặng đường đầy chông gai ấy. Cuốn sách mỏng nhưng lại chứa đựng rất nhiều câu chuyện đầy cảm động, để ta biết rằng không chướng ngại gì có thể ngăn cản ước mơ của một con người mạnh mẽ và quyết tâm, nhất là khi họ lại có được tình thương và sự ủng hộ không ngừng của bạn bè thầy cô, gia đình và xã hội.
    Mong các bạn hãy đọc cuốn sách này, để biết trân quý sự may mắn nếu chúng ta có một thân thể lành lặn, và hãy chia sẻ, cảm thông, giúp đỡ với những người không được may mắn ấy!
    Và hãy cố gắng thực hiện ước mơ của mình, bởi không gì có thể ngăn ta, chỉ cần có một quyết tâm sắt đá, như thầy Nguyễn Ngọc Ký!

  4. Thanh Võ

    Từ lâu, những ngày đầu học trong sách giáo khoa, cái tên Nguyễn Ngọc Ký đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng mình. Cái tên về người thầy với nghị lực phi thường ấy suốt bao nhiều năm qua vẫn là tấm gương sáng sống mãi trong lòng mình. Tự truyện Tôi Đi Học chứa đựng nhiều nghị lực phi thường mà khó có thể thấy được ở một người với nhiều bất hạnh khi khiếm khuyết cơ thể như thầy. Khiếm khuyết nhưng tinh thần ham học hỏi, nghị lực phấn đấu ấy chưa bao giờ mệt mỏi trong trái tim đầy nhiệt huyết như thầy!
    Câu chuyện ngoài nghị lực còn cho thấy được tuổi thơ của thầy, những tình bạn, tình thầy trò nồng ấm!
    Một quyển sách đẹp và đáng trân trọng!

  5. Tran Thuy

    Đây là một tự truyện mà mỗi người học trò rất cần và nên đọc. Qua cuốn tự truyện chúng ta đã được đến với thế giới tuổi thơ đầy ắp kỉ niệm của tình bạn, tình thày trò, tình cảm gia đình đầy yêu thương . Và sáng bừng lên là tấm gương nghị lực vượt lên chính bản thân mình,sáng tạo bền bỉ trong học tập, lao động, trong cuộc sống của tuổi thơ người thày Nguyễn Ngọc Kí. Lối tự truyện giản dị, chân thành mà cuốn hút đã đưa người đọc đến với những bài học đầy tính giáo dục. Mỗi chúng ta rất cần được đọc những cuốn tự truyện như vậy nhất là trẻ em, tâm hồn các em rất cần được nuôi dưỡng bởi những tấm gương đẹp như thế!

  6. Đinh Thị Luận

    Gấp trang sách lại, “Tôi đi học” để lại cho tôi nhiều cung bậc cảm xúc lẫn lộn. Đắng đót khi giặc Pháp càn quét khiến “nhân dân phải chịu biết bao nỗi cực cay.” Thấy yên ổn khi có tình thương yêu của mẹ cha, sự bao bọc của gia đình. Biết ơn tình thương của cô thầy. Trân quý tình bạn chân thành, đẹp đẽ. Và thấm thía bài học về nghị lực sống của thầy Nguyễn Ngọc Ký gửi gắm.
    “Cái quý nhất của con người là đời sống. Đời người chỉ sống một lần. Phải sống sao cho khỏi xót xa ân hận vì những năm tháng đã sống hoài sống phí, cho tau khỏi hổ thẹn vì dĩ vãng ti tiện hèn đớn của mình. Và để khi nhắm mắt xuôi tay có thể nói rằng: Tất cả đời ta, tất cả sức ta, ta đã huến dâng cho sự nghiệp cao đẹp nhất trên đời: sự nghiệp đấu tranh giải phóng loài người”.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button