Tự Truyện Một Người Tu

(1 đánh giá của khách hàng)

Tự Truyện Một Người Tu có thể xem như là một tập bút ký trình bày tâm sự đời của một người trẻ trưởng thành trong một xã hội vật chất phương Tây và sau rời bỏ để đi tu. Trong thời gian 10 năm tu hành, tác giả đã trải qua những chặng đường chông chênh của cái khó khi phải đối mặt với cám dỗ bên ngoài, và những nỗi bức xúc âm ỷ trong việc làm tịnh hóa nguồn tâm bên trong.Trong tâm trạng muốn chia sẻ những hiểu biết và uẩn sự thường được giấu kín nơi người tu hành và chốn tu hành, tác giả muốn trình bày ra đây sự thực của một con người có đời sống tu hành với những tham vọng và phàm tính cố hữu của họ, dù rằng người ấy đã đi tu. Họ vì sao xuất gia? Sống đời tu hành hằng ngày như thế nào? Trải qua ra sao? Đối trị thế nào với những thử thách và cám dỗ luôn sẵn sàng đổ ập lên những con người đang muốn đi ngược hướng cuộc đời. Xa hơn nữa, hãy đọc cuốn sách này để biết một người tu “thời đại” nói chuyện tu hành và nói chuyện đời.

Danh mục:

“Tôi muốn trình bày nơi đây trong tập sách này một chặng đường đã đi qua với bao thử thách cam go, mà tôi nếu không nhờ có sự hộ trì của chư Phật, của những nhân duyên lành trong quá khứ thì tôi đã sa ngã tự bao giờ. Sa ngã để trở về đời sống phàm tục như xưa thật ra cũng chẳng xấu; nó chỉ nói lên sự thất bại của mình đối với con đường thánh thiện mà mình một thời đã nhất quyết chọn cho được. Kinh nghiệm là một bài học cho ta học hỏi nhất là kinh nghiệm của nhiều sự sai lầm. Nhưng không hiểu sao cuộc đời tu của chính tôi lại có quá nhiều kinh nghiệm sai lầm. Thế nhưng trong nhiều cái sai ấy, tôi được đạo, được các bậc thầy soi sáng để nhìn lại, thấy mình hơn và trong sự nhận chân qua những ăn năn hối cải đó, tôi quyết chí muốn trở thành một con người lương thiện hơn, chân chánh và có phạm hạnh hơn trong .đời sống xuất gia tu học của mình.”

(Thích Hạnh Nguyện)

Tự Truyện Một Người Tu có thể xem như là một tập bút ký trình bày tâm sự đời của một người trẻ trưởng thành trong một xã hội vật chất phương Tây và sau rời bỏ để đi tu. Trong thời gian 10 năm tu hành, tác giả đã trải qua những chặng đường chông chênh của cái khó khi phải đối mặt với cám dỗ bên ngoài, và những nỗi bức xúc âm ỷ trong việc làm tịnh hóa nguồn tâm bên trong.Trong tâm trạng muốn chia sẻ những hiểu biết và uẩn sự thường được giấu kín nơi người tu hành và chốn tu hành, tác giả muốn trình bày ra đây sự thực của một con người có đời sống tu hành với những tham vọng và phàm tính cố hữu của họ, dù rằng người ấy đã đi tu. Họ vì sao xuất gia? Sống đời tu hành hằng ngày như thế nào? Trải qua ra sao? Đối trị thế nào với những thử thách và cám dỗ luôn sẵn sàng đổ ập lên những con người đang muốn đi ngược hướng cuộc đời. Xa hơn nữa, hãy đọc cuốn sách này để biết một người tu “thời đại” nói chuyện tu hành và nói chuyện đời.

1 đánh giá cho Tự Truyện Một Người Tu

  1. Đinh Công Hợp

    Tôi từ nhỏ đã theo truyền thống gia đình là theo Phật giáo. Nhưng tôi cũng không tha thiết lắm với nó nên cũng không tìm hiểu nhiều điều về Phật giáo. Và tôi cũng không có ý định sẽ đi tu mai này. Nhưng tôi vẫn chọn đọc quyển sách “Tự truyện một người tu” của Thích Hạnh Nguyện.
    Tuy là một quyển tự truyện của một Tỳ Kheo, nhưng từ đó rút ra được rất nhiều bài học từ những triết lý nhà Phật. Phải sống sao cho đúng, cho tâm được nhẹ nhàng, vui vẻ hằng ngày. Cách đối nhân xử thế cũng như đối mặt với những chuyện tiền tài danh vọng trong đời như thế nào cho phải.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button