Tương Lai Trong Tay Ta

Phải biết dung hòa, khi làm việc thì phải làm cho đắc lực, phải phác họa chương trình, dự tính thời giờ, và rán theo chương trình, được đến đâu hay đến đó; và ngoài giờ làm việc phải nghỉ ngơi, di dưỡng tính tình. Nghỉ ngơi cũng cần thiết như làm việc vì có nghỉ ngơi rồi mới làm việc được; cho nên tôi có thể nói rằng nghỉ ngơi là một cách làm việc..

Danh mục:

Giới thiệu

Cùng các Bạn trẻ,

Tôi có cám tưởng rằng đời mỗi người là một cuộc thám hiểm và khi ta bước chân vào đường đời, tâm trạng, tình cách của ta cũng từa tựa tâm trạng, tình cách của một nhà thám hiếm – chẳng hạn của Magellan.

Ngày 20-9-1519, Magellan chỉ huy năm chiếc tàu, rời hải cảng Séville để tiến ra khơi. Ông đã dự bị trong hai năm cuộc hành trình đó: sắm tàu, mộ thủy thủ, mua các khí giới, đồ dùng và thức ăn để mang theo… Nhờ nhiều cuộc phỏng vấn những người ở Ấn Độ, Mã Lai và nhờ công tra khảo trong các sách Ý Đại Lợi, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, ông biết rằng trái đất tròn, và từ Séville cứ đi về phương Tây sẽ tới châu Mỹ mà Christophe Comlomb đã tìm ra hơn hai chục năm trước, rồi theo bờ biến Nam Mỹ mà kiếm thì thế nào cũng thấy một eo biến đưa qua phương Đông, qua những xứ Trung Hoa, Ma Lai, Ân Độ, nơi sản xuất vàng, lụa, hương liệu; sau cùng lại từ Ma Lai, Ấn Độ, tiến hoài về phương Tây thì sẽ trớ về Séville được. Ồng chỉ biết đại cương cái hướng phải theo, còn đường đi thì ông chưa biết. Eo biển ớ chỗ nào, có ở xa về phương Nam không hay chỉ ớ dưới Ba Tây một chút? Rồi đại dương ớ bên kia châu Mỹ ra sao? Rộng lắm không? Sóng gió nhiều không? Đi mấy tháng thì tới? Những điều đó còn là hoàn toàn bí mật.

Hồi mới ra trường, chúng ta không có cảm tưởng bắt đầu một cuộc phiêu lưu ghê gớm như vậy và tôi biết, nhiều người, bình tăm, thản nhiên, chẳng suy nghĩ, lo tính gì cả, mặc cho đời đưa tới đâu thì đưa; ngay cá với những ké đó, đời vẫn là một cuộc phiêu lưu, mặc dầu họ không nhận thấy.

(Trích Lời tựa)

Đọc thử

VẤN ĐỀ NGUYÊN TẮC

1. Cái tuổi trên dưới hai mươi lăm.
2. Nhân sinh quan thay đổi tùy người, tùy thời.
3. Khi vào đời, bạn nên phác một nhân sinh quan.
4. Nhân sinh quan của tôi:
– Sống để làm gì?
– Đời người ra sao?
– Đạo Nho: sự tu nhân và lẽ trung dung.
– Cái vui của Tăng Điểm.
– Đừng đòi hỏi nhiều quá.
5. Phải sống hợp với qui tắc của mình.
6. Đời người là một chuỗi tình cờ.

Tôi chưa được biết bạn. Nhưng tôi đoán rằng bạn là một thanh niên trên dưới hai mươi lăm tuổi, vui vẻ, hoạt động, có một sức học ít nhất vào bực phổ thông và bạn mới bước vào đời với một nghề mà bạn thích. Tôi lại đoán rằng nỗi lòng của bạn cũng từa tựa nỗi lòng của tôi hai mươi sáu năm trước.

Hồi đó một ngày gần tết – phải, cũng trong cái tháng chạp âm lịch này đây – một ông bạn đồng song và tôi ngồi chiếc xe “ca” vượt cảnh núi sông trùng trùng điệp điệp trên con quốc lộ số I để vào Saigon nhận việc, vì con đường xe lửa “Xuyên Đông Dương” chưa hoàn thành. Qua những rừng dừa ở Tam Quan, ở Sông Cầu, rồi leo ngọn Đèo Cả, nhìn xuống biển khơi một màu ngọc thạch, chúng tôi thấy trong lòng nổi lên một khúc nhạc tựa như một khúc Xuân tình. Dưới con mắt chúng tôi, cái gì cũng mới: từ trời biển, núi sông đến cô bạn đồng hành cười luôn miệng và giọng “líu lo” như tiếng chim, nhất thiết đều khác hẳn với quê hương chúng tôi, mà tươi sáng quá chừng! Lòng chúng tôi cũng mới: từ nay bắt đầu bước vào đời, được bay bổng như những con hải âu lấp loáng ở ngoài Nam Hải kia, được tự do tạo cuộc đời của mình theo ý muốn của mình. Nhớ lại tuổi thiếu niên bị câu thúc và thiếu thốn, chúng tôi có cảm tưởng rằng chiếc xe ca mỗi giờ, mỗi phút đưa chúng tôi xa cái thời đó cũng như xa cảnh mưa phùn ảm đạm ở Bắc Việt mà chúng tôi mới từ biệt ngày rưỡi trước.

Nghĩ tới tương lai, chúng tôi không hề lo lắng – lo lắng cái gì? Việc sở thì chắc chắn là làm được; còn Nam Việt tuy là xứ lạ, nhưng có bạn bè và họ hàng, mà trước mặt chỉ thấy hăng hái và hy vọng, tràn trề hy vọng. Có ít nhất là ba chục năm để sống, sẽ gặp một thời thế mới, những hoàn cảnh mới, sẽ thu thập được những kinh nghiệm mới, sẽ kiếm được tiền, học hỏi thêm và sẽ hoạt động để đóng một vai trò nào đây. Còn gì thú cho bằng, kích thích cho bằng nữa? Tôi nghĩ thầm: ở trường ra, ai cũng như ai, đều sắp hàng ở cái vạch trắng đánh dấu mức khởi hành của cuộc đua, thử xem sau này ai tới trước và tới đâu? Chiếc xe ca vẫn lăn đều đều trên đường tráng nhựa, một bên là dãy Trường Sơn, một bên là biển cả, gió khơi lộng vào tóc, hương rừng ùa vào phổi.

Đó, tâm trạng của tôi hồi đó như vậy. Sau hai mươi sáu năm, thời cuộc đã thay đổi lạ lùng, đã có bao nhiêu cuộc biến thiên xảy ra trên dải đất của chúng ta và thời thế hiện nay có phần khó khăn hơn hồi xưa vì những vấn đề tự vệ, tự túc đương đòi hỏi chúng ta rất nhiều hy sinh; nhưng tôi tin rằng khi người ta trên dưới hai mươi lăm tuổi thì không có cái gì làm tiêu tan niềm hy vọng được cả. Vả lại thời thế tuy khó khăn hơn, song cũng có chỗ thuận tiện cho bạn hơn: bạn may mắn được sinh vào thời nước nhà đã giành lại độc lập, đương rán so vai với các nước khác để mạnh tiến, do đó khu vực hoạt động của bạn sẽ rộng hơn khu vực của chúng tôi hồi xưa. Bất cứ ngành nào cũng cần phát triển mau và mạnh, tài năng của bạn sẽ không sợ thiếu đất để dùng. Phải vậy chăng, thưa bạn?

Vậy tôi có thể tin rằng khi đọc cuốn này bạn cũng vui vẻ hăng hái, đầy hy vọng như tôi hồi mới bước vào đời; và có lẽ cũng như tôi hồi đó, bạn chưa có một nhân sinh quan nào rõ rệt cả.

Tôi xin thú thật rằng khi ngồi xe vào Nam, tôi chưa biết sẽ tổ chức đời tôi ra sao; chỉ lờ mờ nhận rằng được cha mẹ nuôi cho ăn học thì cần phải làm gì có ích cho nước nhà, và muốn vậy phải trau giồi thêm học vấn và tư cách của mình, rồi tùy hoàn cảnh mà hoạt động, chứ chưa hề vạch trước một con đường đi, chưa hề định trước những qui tắc để theo. Nếu quả thực bạn cũng như vậy thì cũng chẳng có điều gì đáng trách, vì nhân sinh quan của mỗi người thì mỗi người phải tạo lấy, mà muốn tạo lấy thì phải sống đã.

Nhân sinh quan khác với mục đích của đời, nó rộng hơn, nó là quan niệm của ta về đời người, nó định mục đích và những qui tắc hành động cho ta. Nó tùy theo cá tính mỗi người mà cá tính lại tùy thuộc thể chất, sự giáo dục, hoàn cảnh gia đình và xã hội. Chẳng hạn một người huyết chất (tempéramentsanguin) nhiều huyết, da hồng hào và nóng, ăn nhiều, ngủ nhiều, rất hoạt động, dễ cảm, thường cho đời là một cuộc chiến đấu, thích nhân sinh quan của Nietzche; một người lâm ba chất (tempéramentymphatique) da mát, bắp thịt nhão, ít hoạt động, dễ thích đạo nhàn, cho mọi sự ở đời chỉ như phù vân, không có gì quan trọng, day tay mắm miệng để cải tạo xã hội chỉ là uổng công. Một gia đình văn học dạy con cái tôn trọng cái Thiện, cái Mỹ thì nhân sinh quan của trẻ cũng dễ hướng theo cái Thiện, cái Mỹ. Trái lại trong gia đình kinh doanh thì trẻ dễ có quan niệm ganh đua, thực tế, cho ở đời hễ phú quý là thành công. Trải qua một cuộc biến thiên, chịu nhiều sự thất bại, nhân sinh quan của người ta cũng có thể thay đổi: từ hăng hái chiến đấu biến ra thản nhiên cầu an; hoặc ngược lại. Nhân sinh quan còn có thể thay đổi ít nhiều tùy tuổi tác nữa: các cụ ta hồi xưa, lúc khí huyết còn cương cường, thì đa số theo chủ trương của nhà Nho, rán thực hiện được đạo cổ nhân, gây trật tự trong gia đình và xã hội, nhưng rồi về già, dễ nhiễm nhân sinh quan của đạo Lão, có khi của đạo Phật nữa. Ở nước ta trường hợp điển hình là trường hợp Nguyễn Công Trứ..

Trích dẫn

Đang cập nhật..

Thể loại

Nghệ thuật sống đẹp: 7 quyển sách khuyên đọc - Trong thế gian vốn "vội vã" với đầy lo toan cuộc sống này đôi khi chúng ta quên đi những đam mê, sở thích, quên mất bản thân mình yêu gì, ghét gì và hơn hết là cần gì . 7 quyển sách sau hướng tới nghệ thuật sống đẹp, sẽ giúp bạn nuôi dưỡng… Đọc thêm

Nơi bán

 

Nhận hàng ngay chỉ trong vài giờ với gói TIKINOW tại TP.HCM, HN, Cần Thơ, Đà Nẵng, Nha Trang, Hải Phòng, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy

Tới nơi bán

 

FREESHIP cho đơn hàng từ 140k tại TP.HCM và Hà Nội, từ 250k tại các tỉnh thành khác, giảm ít nhất 15% cho nhiều đầu sách bán chạy.

Tới nơi bán

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “Tương Lai Trong Tay Ta”

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button