Vang Bóng Một Thời

(5 đánh giá của khách hàng)

Những cảnh uống trà, tặng chữ, gội đầu, ăn cơm, thưởng trăng… đều được đặc tả lại bằng một hệ thống ngôn ngữ đậm chất phong lưu, cao nhã, khiến độc giả có cảm giác thanh tịnh, tinh khiết. Từng câu chữ được lựa chọn, được chắt lọc hết sức tinh tế.

Danh mục:

Ở Vang bóng một thời, Nguyễn Tuân tìm về những nét đẹp đẽ của thời quá vãng để hoài niệm và tái tạo lại. Những cảnh uống trà, tặng chữ, gội đầu, ăn cơm, thưởng trăng… đều được đặc tả lại bằng một hệ thống ngôn ngữ đậm chất phong lưu, cao nhã, khiến độc giả có cảm giác thanh tịnh, tinh khiết. Từng câu chữ được lựa chọn, được chắt lọc hết sức tinh tế. Văn của Nguyễn Tuân trong Vang bóng một thời, vì thế có sức lay động rất lớn.

5 đánh giá cho Vang Bóng Một Thời

  1. Đậu Đậu

    Ngay từ nhỏ tôi đã thích đọc những truyện ngắn về Việt Nam thời kì trước.Nó đặc biệt,mang nhiều ý nghĩa.Cho dù chưa hiểu hết được dụng ý nó muốn truyền đạt thì tôi vẫn rất thích đọc.
    Mỗi tác giả có một văn phong riêng và NGuyễn Tuân cũng thế.giọng văn bình dị như có những câu chữ cực đắt.Dùng nhiều từ lạ mới đầu có thể hơi khó hiểu nhưng một khi đã hiểu thì lại cực kì thích.
    Tôi rất ấn tượng với cuốn sách này.Mỗi câu chuyện đều khiến cho người ta suy nghĩ rất lâu.Mình đặc biệt ấn tượng với Chữ người tử tù.Trong hoàn cảnh ngặt nghèo như vậy mà chất thơ vẫn bật lên . Mình mong nhanh được học tác phẩm này.
    Những giá trị văn hóa cổ truyền dân tộc cũng được Nguyễn Tuân truyền tải trong tác phẩm.Rất đáng để lưu giữ.Giới trẻ hiện nay nên tiếp nối và phát huy những truyền thống vô giá đó .

  2. Trần Bảo Trang

    Không đứa nào học cấp 3 mà không biết Nguyễn Tuân cả. Văn của ổng điêu luyện và tinh tế lắm lắm. Tuy nhiên cuốn sách này mang một giá trị kỉ niệm đặc biệt với mình. Năm đó mình học Chữ người tử tù, nhóm mình đóng kịch. Và nói thật, khi đưa lên kịch rồi mới thấy rõ hơn cái hồn của tác phẩm. Cái đẹp của tài năng được tôn vinh và trân trọng như là sứ mệnh của người yêu và làm nghệ thuật. Đọc lời văn miêu tả của Nguyễn Tuân mà diễn theo nhiều lúc bọn mình thấy rờn rợn vì sâu quá. Không gian này, sự tương phản này, tính cánh nhân vật nữa. Thôi khen riết thấy nhạt quá, các bạn mua đọc thử rồi đứng diễn như nhân vật xem :3.

  3. Võ Trường Giang

    Thích cụ Nguyễn Tuân từ trích đoạn bài ký Người lái đò trên sông Đà trong sách giáo khoa lớp 12, mình muốn đọc “Vang bóng một thời” để tìm hiểu thêm về cũ Nguyễn.
    Cảm giác đầu tiên khi đọc qua các truyện trong tập sách này là: đẹp. Đẹp từ cách dùng từ ngữ trau chuốt, uyển chuyển, trong câu văn; mà cái “đẹp” hiện ra như mội nỗi ám ảnh. Đó là cái đẹp trong lối chém treo đầu ngành cùng câu hát vu vơ “sống không ghét nhau/chết không oán nhau”, là cái đẹp bị phôi pha khi những chiếc ấm đun trà bị bán đi vì miếng cơm manh áo (cái đẹp ấy càng bị chà đạp khi ấm và tách ấm được bán riêng ra để tăng lợi nhuận) “; là cái đẹp trong lối thả thơ, đánh thơ, để rồi cũng bị phô pha đi vì cuộc mưu sinh; hay là cái đẹp trong cách cho chữ;…
    Càng đọc càng cảm thấy thích và ngưỡng mộ cụ Nguyễn Tuân, cách viết truyện súc tích với ngôn từ bay bướm, điêu luyện, uyển chuyển khiến cho độc giả cứ phải trầm trồ, và sau cái trầm trồ ấy hẳn là nhưng khoảng lặng suy nghĩ…
    Thiết nghĩ những tác phẩm hay như thế này nên được xuất bản nhiều hơn nữa để thế hệ những độc giả sau này còn biết về những gì đã từng là “vang và bóng của một thời”.

  4. Nguyễn Thế Thuận

    Đã nghe tiếng tác phẩm ” vang bóng một thời” của Nguyễn Tuân lâu rồi nhưng bây giờ mới có dịp đọc và chiêm ngưỡng. Đúng như mọi người hay nói rằng :” đây là tác phẩm hiện thực lúc bấy giờ”, với mỗi truyện trong “Vang bóng một thời” kể về mỗi cảnh sinh hoạt, cuộc sống mộc mạc, giản dị của người xưa nhất là trong thời kì chiến tranh những năm 20. Cái hay của nó không chỉ dừng lại ở mức tái hiện lại cuộc sống con người xưa mà còn chứa đựng đầy ẩn ý trong từ câu, từng đoạn. Có đọc mới ngẫm nghĩ ta mới cảm nhận hết nét đẹp văn hóa tinh thần của ông cha ta, dân tộc ta, cũng như phê phán cái sự tàn bạo, ngang ngược của bọn ngoại xâm. Đây rất xứng đáng là một trong những tác phẩm tiêu biểu lúc bấy giờ, cũng như cho ngày nay.

  5. Đặng Nguyễn Thanh Tâm

    Cuốn sách “Việt Nam Danh Tác – Vang Bóng Một Thời” được Nhã Nam xuất bản là một bản lưu niệm đẹp. Bìa sách thiết kế ổn, chất giấy tốt. Chỉ có cỡ chữ khá to, bố cục sách không được hợp lý lắm. Cuốn sách là tập hợp của “cái đẹp một thời vang bóng”: Chữ người tử tù, Chém treo ngành, Bữa rượu máu, Báo oán, Chén trà trong sương sớm, Những chiếc ấm đất,… Nhân vật là những tài tử thất cơ lỡ vận, ăn gởi nằm nhờ nhân thế. Không gian nghệ thuật là một không gian cổ xưa chật hẹp gắn liền với thú xê dịch, cuộc chơi tài hoa.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button