Việc Làng

(4 đánh giá của khách hàng)

“Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!” (trích Cứ để cho nó chết). “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó… Lạ thay!” (trích Lớp người bị bỏ sót).

Danh mục:

Ngô Tất Tố để lại nhiều tác phẩm có giá trị thuộc nhiều thể loại, tiêu biểu như các tiểu thuyết Tắt đèn (1939), Lều chõng (1940), các phóng sự Tập án cái đình (1939), Việc làng (1940).

Trong tập phóng sự Việc làng, làng Việt Nam cổ xưa đã biến thành một triều đình phong kiến thu nhỏ, lợi dụng sự mê tín của dân chúng, thực dân phong kiến đã giở mọi trò lừa bịp nhằm thực hiện chính sách ngu dân, bóc lột.

“Thế mà hết đời này sang đời khác người ta vẫn nhẫn tâm bắt dân đeo cái xích sắt ấy mà lại muốn cho dân cường nước thịnh thì cũng lạ thay!” (trích Cứ để cho nó chết). “Hủ tục không phải là thứ thiên kinh địa nghĩa, nó vẫn có thể thay đổi. Vậy mà nó vẫn được coi như vị thần thiêng, không ai dám động đến nó… Lạ thay!” (trích Lớp người bị bỏ sót).

Phóng sự việc làng chứa đựng một khối lượng kiến thức sâu rộng, được ghi lại rất cụ thể, rành mạch, đã lôi cuốn bạn đọc đi từ ngạc nhiên này đến bất ngờ khác rất chi tiết về bộ mặt nông thôn với hàng loạt phong tục, hủ tục diễn ra liên miên dai dẳng trong đời sống và xã hội dân quê cách đây non một thế kỷ.

Chuyện ăn uống chốn đình trung được khai thác ở rất nhiều khía cạnh, góc độ tưởng như để tố cáo, lên án những hủ tục “quái gỡ”, “mọi rợ”, đẩy người dân vào cảnh điêu đứng, khốn cùng, nợ nần, thậm chí có người phải thắt cổ tự tử cũng chỉ vì miếng ăn cho làng. Nhưng không, phải nhìn cho thấu “làng” ở đây đâu phải để nói tới những người dân làng nói chung, những kẻ khốn cùng mà là để vạch mặt những kẻ đặt ra và duy trì những hủ tục ấy, dựa vào nó để kiếm lợi, củng cố quyền lực trên mồ hôi nước mắt, thậm chí cả xương máu của dân đen, con đỏ… Hiểu như thế mới thấy được tác dụng của thiên phóng sự này. Bằng tấm lòng “vị tha” rất phương Đông, Ngô Tất Tố nhìn vào hiện thực mà lên án nạn thịt xôi ở chốn “cửa Khổng sân Trình”, phê phán tâm lý hiếu danh, tiêu cực của người dân làng xã nhưng không xem đó là bản chất của họ. Đấu tranh cho con người, Ngô Tất Tố không chỉ biết vạch ra, phê phán mà còn thông cảm với họ, nếu có điều kiện thì đề cao họ và trực tiếp vạch mặt những kẻ gây ra khổ cảnh của họ.

4 đánh giá cho Việc Làng

  1. Hoàng Lan Anh

    “Trong xã hội như một cái xe bò,lớp trí thức là người làm bò,còn người dân quê là người đẩy xe.Nếu kẻ đẩy còn bị những dây tệ tục buộc chặt hai chân,thì kẻ làm bò tài giỏi bậc nào cũng không thể kéo được cái xe bò lên được” Nội dung quyển sách phản ánh sâu sắc những “thủ tục” lẫn “hủ tục” ,những chỗ tối tăm, bẩn thỉu nhất ở sau lũy tre làng.Giấy tốt,chất lượng ổn,bìa đẹp.Sách có bổ sung những phần bị cắt bỏ trong những lần tái bản trước.Không uổng tiền khi mua quyển sách này.

  2. Tử Nghi

    Biết Ngô Tất Tố qua Tắt Đèn, nay lại biết thêm một Tất Tố khác qua Việc Làng. Tác giả lần lượt kể những câu chuyện chân chất về làng quê Bắc Bộ với những tập tục, tập quán thời đương thời. Dù đã là quá khứ rồi nhưng mình đọc vẫn cứ thấy đau lòng sao sao. Hiện này một số vùng sâu vùng xa, các làng quê vẫn còn những phong tục như thế. Phải đọc những tác phẩm thế này để thêm yêu quê hương, đất nước mình và trân trọng hiện tại hơn. Còn muốn đọc thêm các Việt Nam danh tác.

  3. NGUYỄN MAI THANH THỦY

    Việc Làng là một hình dung hoàn toàn khác về cái nghèo, cái khốn nạn của người nông dân so với trong Tắt Đèn của cùng tác giả. 16 câu chuyện trong Việc Làng là 16 phận đời khác nhau đưa đến 16 “bữa ăn” giống nhau khiến người đọc không khỏi xót xa khi lật từng trang sách.
    Cảm ơn tác giả, “một tấm lòng nói thay cho vạn tấm lòng”!

  4. Minh Nguy

    ‘Việc làng’ là tuyển tập những câu chuyện ngắn xoay quanh cuộc sống nơi lũy tre xanh bình dị, những nét đẹp trong truyền thống cũng như những hủ tục, định kiến lạc hậu, phi lí đè ép con người. Giọng văn tự sự bình dị, khi đọc liền có thể mường tượng ngay được quang cảnh làng quê. Thể loại phóng sự. Tuy là một thể tài báo chí, phóng sự ở Việt Nam những năm 1930 – 1945 lại thường do nhà văn viết, thường trình bày sự thật ít nhièu phiếm định – đó là sự thật khái quát hóa, sự thật của tác phẩm văn học.
    Người Việt Nam nên hiểu nước Việt Nam. Bản thân mình thấy đây là một cuốn sách hay mà mỗi người VIệt nào cũng nên có, và cũng nên hiểu.

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button