Xuyên Mỹ

(1 đánh giá của khách hàng)

Hai năm băng ngang nước Mỹ này tràn ngập những câu hỏi “Ly hôn có đúng không?”, “Sẽ bắt đầu lại từ đâu?”, “Vì sao?”; những câu chuyện tìm việc làm vào cao điểm khủng hoảng kinh tế; những cố gắng để bắt đầu lại; những người bạn và cả những người xa lạ – tất cả làm thành hành trình của một phụ nữ Việt Nam trẻ trên đất Mỹ.

Danh mục:

Tiếp nối Một Mình Ở Châu Âu, Xuyên Mỹ là tập 2 của bộ “Bất hạnh là một tài sản” kể lại khoảng thời gian hai năm từ lúc tác giả từ châu Âu về nhà bên bờ Đông nước Mỹ, chuyển từ bờ Đông trở lại Chicago để ly hôn và hoàn thành chương trình tiến sỹ, rồi một mình chuyển đi bờ Tây làm việc cho một trường đại học. Hai năm băng ngang nước Mỹ này tràn ngập những câu hỏi “Ly hôn có đúng không?”, “Sẽ bắt đầu lại từ đâu?”, “Vì sao?”; những câu chuyện tìm việc làm vào cao điểm khủng hoảng kinh tế; những cố gắng để bắt đầu lại; những người bạn và cả những người xa lạ – tất cả làm thành hành trình của một phụ nữ Việt Nam trẻ trên đất Mỹ.

Bỏ nhau nghe có vẻ dễ, nhưng thắng được sự yếu lòng của bản thân để sống cô đơn ở xứ người không đơn giản. Thêm vào đó là bỏ nhau ở Mỹ cũng không phải cứ chạy ra tòa làm thủ tục xoẹt cái là xong, mà phải qua nhiều bước, hòa giải, phân chia quyền lợi, chứng thực tư cách pháp lý này nọ… Tất nhiên có vẻ ở Việt Nam cũng thế, nhưng việc nữ nhân vật chính không đòi hỏi gì ở người chồng đã thất nghiệp một thời gian khiến người của tòa án Mỹ không hiểu được. Vẫn là tâm trạng của người Việt trong mọi tình huống, đó chính là nét nổi bật của Xuyên Mỹ – kể cả khi đi dự phỏng vấn xin làm giáo sư đại học, nhân vật chính vẫn không dứt được tâm trạng ấy.

Song song với việc quyết định có ly hôn hay không, việc hình thành một “thế trận tâm lý” hóc hiểm giữa cặp vợ chồng bề ngoài có vẻ bình thản chờ đón cái kết cục đường ai nấy đi cũng khiến người đọc hồi hộp đến căng thẳng. Ở khía cạnh này, Phan Việt viết rất giỏi, vốn là thế mạnh của cô ở những truyện ngắn đã xuất bản. Thêm vào đấy, việc phải nỗ lực hoàn tất chương trình tiến sĩ cũng là một thách thức, nhất là trong hoàn cảnh cô độc, “lúc này tôi cũng đóng băng mọi thứ”. Cái nỗi đau kìm nén như bên dưới một lớp băng dày, và như nhân vật luôn cố gắng không để cảm xúc tóe loe theo cách thông thường, cô làm những việc lặt vặt hàng ngày, giữ giao tiếp với những người bạn, nhà tư vấn tâm lý, thật sự là một cuộc chế ngự can đảm.

1 đánh giá cho Xuyên Mỹ

  1. Khanh Nguyen

    Giọng văn khác với cuốn đầu tiên khiến người đọc có phần hụt hẫng vì có cảm giác như là 2 người viết. Cuồn 2 tập trung nhiều vào phân tích của Phan Việt trong khoảng thời gian khá bất ổn của cô sau khi đi Châu Âu và quay lại Mỹ và cuộc sống vợ chồng. Mình không thực sự hiểu lắm về đoạn truyện này nhưng thực sự nó đã mô tả được sự hỗn loạn và khủng hoảng như đi đến ngõ cụt của nữ tác giả. Dường như nó đối lập, hoàn toàn trái ngược với quyển 1 khi nó chỉ viết về cuộc phiêu lưu và dành một số rất ít trang cuối cùng để nói về tâm trạng nhân vật. Việc miêu tả chủ yếu về tâm trạng suy nghĩ không có nghĩa ta chủ yếu tập trung vào suy nghĩ của Việt. Ta vẫn có thể tưởng tượng thông qua những dòng viết về cuộc sống, cảnh quan, con người Mỹ và có sự so sánh khác biệt với Châu Âu. Phần cuối cuốn sách lại mở ra sâu hơn vào bên ngoài sau khi tác giả đã phần nào giải tỏa được sự lo âu phiền muộn trước đó như hút cạn mọi suy tư của chị. Chỉ cho đến những dòng cuối cùng chị lại cho ta biết rồi đây sẽ có những trở ngại khác để người đọc lại tìm đến những trang sách tiếp theo của quyển 3 Về Nhà

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button