Yersin Dịch Hạch & Thổ Tả

(2 đánh giá của khách hàng)

Để kể lại cuộc phiêu lưu khoa học cũng như cuộc đời của con người tuyệt diệu này, Patrick Deville đã lần theo dấu chân của Yersin trên khắp thế giới, ông cũng tham khảo thư từ và tài liệu được lưu trữ tại các Viện Pasteur. Nổi bật vì chất thơ lãng đãng xen kẽ tính triết lý sâu sắc, cuốn sách có thể coi như một bức chân dung đầy lý thú về một con người kỳ lạ đã chọn cuộc sống gần nửa thế kỷ ở xứ xở xa xôi bên bờ biển Đông.

 

Danh mục:

Trong số những học trò và môn đệ của Louis Pasteur, bí ẩn nhất có lẽ là Alexandre Yersin, gốc Thụy Sỹ (sinh năm 1863 tại Morges) nhưng nhập quốc tịch Pháp vì nhu cầu nghiên cứu khoa học. Yersin vừa làm vừa học và sớm lên đường sang Đông Dương, nơi ông sống phần quan trọng nhất của đời mình, lánh chốn thị thành Paris ồn ã và xa khỏi chiến tranh. Ở Đông Dương, ông mở rộng nghiên cứu dịch tễ học, địa lý, thiên văn và khí tượng học. Quả là người trẻ luôn tò mò về mọi thứ, đặc biệt là Yersin. Vốn là một trong số các nhà nghiên cứu trẻ tuổi góp mặt ở Viện Pasteur thành lập năm 1887, Yersin có chí hướng phiêu lưu ngay từ khi ấy. “Đời mà không đi thì còn gì là đời nữa”, ông viết. Rất sớm, ông đã sang châu Á, trở thành thủy thủ, rồi nhà thám hiểm. Năm 1894, ông trở thành người phát hiện ra vi trùng dịch hạch; ông sống ở Nha Trang, Đông Dương, cách xa hẳn những cuộc chiến tranh, nghiên cứu khoa học, thúc đẩy việc trồng cây cao su và cây ký ninh. Ông qua đời vào năm 1943, khi Đông Dương nằm dưới sự chiếm đóng của quân đội Nhật Bản.

Là bạn của chính trị gia Doumer, Yersin là người khai sinh ra thành phố Đà Lạt (Việt Nam), sau đó ông chuyển đến sống ở Nha Trang, say sưa thực hiện các hoạt động nghiên cứu đa dạng của mình. Nuôi bò, trồng cây cao su, phong lan, ký ninh: đáng ra ông có thể giàu to nhưng toàn bộ tiền của được rót cho nghiên cứu và viện Pasteur được thành lập vào thời gian đó. Toàn tâm toàn ý với khoa học, ông sẽ không lấy vợ sinh con. Thỉnh thoảng có quay lại châu Âu, nhưng ông thường biết thông tin về các cuộc xung đột quốc tế và sự tàn bạo của chúng từ xa qua đài báo. Trước khi qua đời vào năm 1943, Yersin ý thức được, mà không thực sự thấy cay đắng, rằng tên tuổi mình sẽ không có được niềm vinh quang sau khi mất như người thầy Pasteur, và sẽ chủ yếu được gắn với việc tìm ra trực khuẩn gây bệnh dịch hạch ở Hồng Kông năm 1894.

Để kể lại cuộc phiêu lưu khoa học cũng như cuộc đời của con người tuyệt diệu này, Patrick Deville đã lần theo dấu chân của Yersin trên khắp thế giới, ông cũng tham khảo thư từ và tài liệu được lưu trữ tại các Viện Pasteur. Nổi bật vì chất thơ lãng đãng xen kẽ tính triết lý sâu sắc, cuốn sách có thể coi như một bức chân dung đầy lý thú về một con người kỳ lạ đã chọn cuộc sống gần nửa thế kỷ ở xứ xở xa xôi bên bờ biển Đông.

Cuốn sách đã lọt vào chung khảo giải Goncourt và nhận giải thưởng Femina năm 2012, hai giải thưởng văn học danh giá nhất của Pháp. Ngoài ra nó còn nhận “Giải của Các giải văn học” (Le Prix des Prix littéraires) và “Giải tiểu thuyết” của tập đoàn Fnac (Prix du roman Fnac).

 

2 đánh giá cho Yersin Dịch Hạch & Thổ Tả

  1. Luong Le

    Cuốn sách cho thấy cuộc đời và tinh thần của nhà khoa học Yersin- người đã phát hiện và tìm ra vaxin phòng bệnh dịch hạch và thổ tả, một đóng góp to lớn cho y học thế giới. Đặc biệt là ở Việt Nam, Yersin còn là người được biết tới là người đã khám phá ra cao nguyên Đà Lạt- thành phố xinh đẹp của chúng ta. Hình ảnh cuộc đời và con người ông hiện lên là một nhà khoa học thiên tài nhưng cũng thật bình dị thật bình dị, tình yêu của ông với Nha Trang khiến tôi cảm thấy rất quý ông, nhất là đoạn ông là người đầu tiên chế tạo ra nước coca khiến tôi hơi bất ngờ. Cuốn sách tương đối thú vị và nhiều kiến thức bổ ích nhưng vẫn chưa cuốn hút tôi lắm.

  2. VŨ THỊ BÍCH

    Bút pháp đặc biệt của nhà văn Patrick Deville khéo léo lồng ghép giữa thực tại và quá khứ cuốn hút người đọc và phác họa chân thực chân dung về Yersin: một bác sĩ, nhà thám hiểm,… một con người ‘ tuyệt đối hiện đại’

Thêm đánh giá

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button