“Cú hích” – Thuyết kinh tế học Hành vi

Có bao giờ bạn nghĩ nhiều lựa chọn hơn sẽ là hạnh phúc hơn?
Có bao giờ bạn nghĩ một cuộc sống đầy đủ tiện nghi sẽ thật sự đáng giá?
Hay gần gũi hơn một chút, theo bạn việc lựa chọn một hàng kem có 3 hương vị và một hàng kem có 13 hương vị – khi mình chưa từng có bất kỳ trải nghiệm nào về 1 trong những loại kem ấy – thì lựa chọn hàng kem nào sẽ dễ dàng hơn?
Nếu bạn là một homo economicus hay còn gọi con người kinh tế thì kết quả thật dễ dàng. Nhưng, tiếc rằng đa phần con người chúng ta không phải là thế.
Đôi khi chúng ta – dù vô tình hay hữu ý – trở nên lười biếng, thiếu ý chí với những cái nhìn không hoàn thiện và đầy định kiến.
Và ngay trong thí nghiệm vừa rồi, chỉ có 3% người ở hàng kem thứ hai có thể ra được quyết định mua một loại kem nào đó và có đến tận 97% trong số đó từ chối quyền lựa chọn của mình (tỉ lệ lựa chon ở của hàng thứ nhất là 30%).
Đó cũng chính là sự bất cập của sự phát triển của loài người – xã hội càng phát triển, con người càng có nhiều lựa chọn nhưng đồng thời cũng đang dần chết chìm trong hàng đống lựa chọn đó mà không tài nào có thể thoát ra được. Ta có hạnh phúc vì những điều đó hay không?
Theo tôi, câu trả lời là không. Và có thể từ đây bạn có thể lý giải được nguyên do tại sao Bhutan trở thành đất nước hạnh phúc nhất ở châu Á mà không phải là những đất nước đầy đủ những tiện nghi về vật chất lẫn tinh thần khác như Hàn Quốc hay Nhật Bản.
Vậy ta cần gì nhất trong những hoàn cảnh khó khăn như thế? Theo 2 nhà tâm lý học Thaler và Sunstein của cuốn sách này thì điều chúng ta cần nhất chính là những nhà “kiến trúc sư cho lựa chọn”, những người đang ngày ngày thiết kế cho chúng ta những lựa chọn mang tính “gia trưởng một cách tự do” nhất có thể.
- Có bao giờ bạn tự hỏi: Tại sao khi mỗi lần chụp ảnh, máy ảnh lại kêu “tách” mà lại ko im lặng. Mặc dù với trình độ kỹ thuật hiện nay, việc bắt nó im lặng là chuyện dễ như trở bàn tay?
- Tại sao thuốc tránh thai cấp tốc (gồm 28 viên được đánh số thứ tự dựa vào ngày uống) thì từ viên thứ 22 đến 28 là giả dược?
- Hay tại sao trong bồn tiểu toilet nam của một số khách sạn ở Anh,người ta hay vẽ vào trong ấy một con ruồi?…. Và tất nhiên, không chỉ có những vấn đề vi mô ấy mà còn có những vấn đề vĩ mô hơn như ô nhiễm môi trường, thuế, tín dụng, giáo dục…
Tất cả, tất cả sẽ được đánh giá, suy xét dưới một góc nhìn cực kì độc đáo và khác biệt, pha lẫn một chút hài hước nhưng cũng đầy chua cay.
Để rồi giúp chúng ta nhận ra rằng: mình cần những cú “hích” nhiều đến thế nào, trước khi cuộc đời xô đẩy ta hoặc cho chúng ta những cú bạt tai trời giáng.
Review by ICHA VietNam
NUDGE (Cú hích)
Sách thuộc đề mục A book with a one-word title
Tác giả: Richard Thaler, Cass Sunstein
Chủ đề : Economic Behavioral
NXB: NXB Tổng hợp
Đơn vị phát hành: First News Trí Việt
Cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn địa chấn ở cách xa nó hàng vạn dặm (Hiệu ứng cánh bướm)
Thông điệp của Cú hích là để cho chúng ta thấy rằng chỉ với một hoặc hai cú hích chúng ta có thể được khích lệ để có thể ra những quyết định đúng đắn hơn. Cuốn sách bắt đầu với việc giải thích những lý do của việc chúng ta thường đưa ra những quyết định sai lầm trong đời sống hàng ngày.
Ai nên đọc cuốn sách này?
Bất kỳ ai muốn sống một cuộc sống khỏe mạnh và có nề nếp hơn
Bất kỳ ai quan tâm đến việc các quốc gia và các công ty có thể gây ảnh hưởng đến việc mọi người đưa ra quyết định như thế nào.
Tác giả cuốn sách này là ai?
Richard H. Thaler (sn.1945) là giáo sư thuộc khoa Khoa học và Kinh tế học Hành vi của trường ĐH Chicago. Cass R. Sunstein (sn.1954) là giáo sư của Đại học Luật Harvard và phục vụ trong vai trò cố vấn của tổng thống Obama
1: Chúng ta thường đưa ra những quyết định tồi tệ bởi có quá ít thông tin hoặc thông tin quá phức tạp
Trong rất nhiều trường hợp, đơn giản là vì chúng ta có quá ít hoặc quá nhiều thông tin, hoặc chúng ta không thể lường trước được hệ quả của những hành động của mình. Chỉ khi chúng ta có và có thể xử lý một lượng thông tin vừa đủ chúng ra mới có thể đưa ra những quyết định chuẩn mực.
Ví dụ, khi chúng ta cần phải chọn một loại kem ở cửa hàng bán kem, chúng ta thường đưa ra quyết định rất nhanh. Chúng ta nhìn thấy ở đó có những vị gì và từ kinh nghiệm của mình chúng ta biết rằng kem vị dâu tây ngon hơn là vị xoài, là bởi chúng ta đã có tất cả những thông tin cần thiết và có thể xử lý chúng một cách nhanh chóng.
Tuy nhiên, ở những trường hợp hệ trọng hơn thì khác, như là có nên vay nợ hay không. Xét cho cùng thì có rất nhiều loại vay nợ: trả sau, trả góp, nợ tiêu dùng, chứng khoán, tài chính sơ bộ, tạm ứng tài chính, và nhiều loại khác.
Một vài trong số đó có mức lãi suất cố định, số khác thì có lãi suất thay đổi, và tất cả đều có chi phí phát sinh. Và thông tin đó không được hiển thị rõ ràng bằng văn bản mà lại được in rất nhỏ trên tấm bìa quảng cáo rực rỡ sáng chói.
Nói cách khác, dù chúng ta có bí mật biết được tất cả những thông tin có liên quan thì vẫn rất khó để có thể chọn lọc và so sánh các dịch vụ này một cách khách quan. Những trường hợp như vậy khiến chúng ta hoàn toàn bị choáng ngợp.
2: Con người hành động chủ yếu dựa vào linh cảm
Khi nhìn thấy một em bé đang cười, chúng ta không thể không cười theo. Cái “quyết định” cười đó được đưa ra một cách vô ý thức, phản ứng của chúng ta hoàn toàn tự xảy ra.
Nhưng khi chúng ta cần tính xem 347 x 12 bằng bao nhiêu, chúng ta lại làm hoàn toàn có ý thức, vì việc tìm ra câu trả lời đòi hỏi nỗ lực và một chút thời gian.
Những ví dụ sau đây mô phỏng hai hệ thống suy nghĩ khác nhau:
- Trong trường hợp với em bé, chúng ta sử dụng Hệ thống tự động, như là linh cảm.
- Trong trường hợp làm toán, chúng ta sử dụng lý trí hay Hệ thống suy nghĩ.
Chúng ta không có đủ thời gian hay năng lượng để suy nghĩ về từng hành động nhỏ mà chúng ta thực hiện mỗi ngày, do đó ta thường để cho Hệ thống tự động điều khiển hành động của mình.
Hệ thống này hầu như làm việc tốt – nhưng không phải trong mọi trường hợp
Dựa trên việc đơn giản hóa, Hệ thống tự động thường được nâng đỡ bởi một bộ khung yếu ớt của những cảm xúc tự phát và những kinh nghiệm chủ quan. Ví dụ như khi dự đoán khả năng chúng ta có thể bị đột quỵ, điều đầu tiên ta nghĩ đến là số người chúng ta biết đã từng bị đột quỵ.
Nếu không hề quen ai đã từng bị đột quỵ, chúng ta liền tự động cho rằng nguy cơ mắc phải đột quỵ của chúng ta là rất thấp. Và như vậy, ngay cả khi nguy cơ của chúng ta cực kì cao, chúng ta cũng không có bất cứ biện pháp đề phòng nào.
Nói cách khác, linh cảm của chúng ta đầu tiên dẫn chúng ta đến một phán xét sai lầm và sau đó là một quyết định thiếu khôn ngoan.
3: Đôi khi chúng ta đưa ra quyết định sai lầm bởi vì chúng ta không chống lại được cám dỗ hoặc hành động thiếu suy nghĩ
Thiếu ý chí là lý do cho phản ứng không khôn ngoan này: mặc dù có dự định từ trước, nhưng sự cám dỗ chỉ đơn giản là quá tuyệt vời. Sự bồng bột nhất thời cũng dẫn chúng ta tới những tình huống tương tự.
Ví dụ, các thí nghiệm đã chỉ ra rằng khẩu phần ăn lớn hơn sẽ khiến chúng ta ăn nhiều hơn. Nếu chúng ta có một suất ăn lớn ở phía trước, chúng ta sẽ ăn nhiều hơn bình thường- ngay cả khi nó không ngon.
Trong một thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã đưa các đối tượng thí nghiệm đến một buổi chiếu phim. Trước khi bước vào rạp, các đối tượng tham gia nhận được một túi bỏng ngô đã để lâu – một nửa số họ nhận một túi nhỏ, số còn lại nhận túi cỡ trung bình.
Mặc dù hầu hết những người tham gia nói rằng bỏng ngô không ngon, nhưng họ vẫn ăn rất nhiều- và những người có túi lớn còn ăn hết nhiều bỏng trong cái túi to của họ hơn.
4: Một vài công ty đã lợi dụng khuynh hướng đưa ra quyết định sai lầm của con người
Để thành công, các công ty phải bán các sản phẩm và kiếm được lợi nhuận. Để làm vậy, họ phải đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Việc sản phẩm đem đến hiệu quả tích cực hay tiêu cực tới khách hàng không phải là vấn đề của một số công ty – họ chỉ quan tâm liệu khách hàng có mua sản phẩm hay không.
Đôi khi các công ty không chỉ đáp ứng những nhu cầu sẵn có mà còn có thể tạo ra những nhu cầu mới cho các khách hàng.
Ví dụ, nhiều người không biết phải làm gì khi đối mặt với sự cám dỗ và không suy nghĩ kĩ về hậu quả khi phải đưa ra những quyết định tức thời. Các công ty đã dùng điều này để dụ dỗ khách hàng mua nhiều hơn dự tính ban đầu của họ.
Đây là cách tiếp cận chính của những công ty muốn đẩy mạnh đầu ra cho các khẩu phần ăn cỡ lớn thay vì cỡ thường, và sự sẵn có của các khẩu phần ăn cỡ lớn là một trong những lý do tại sao lại có nhiều người ăn quá nhiều.
Việc đăng ký dùng thử các dịch vụ định kỳ là một trường hợp khác mà các công ty khai thác điểm yếu trên của con người. Bạn có thể đăng ký và nhận định kỳ miễn phí các dịch vụ trong một thời gian nhất định, nhưng nếu bạn không chấm dứt trong thời gian được cho phép ngừng – nó sẽ tự động được gia hạn và bạn sẽ tiếp tục sử dụng dịch vụ định kỳ – và phải thanh toán cho việc đó.
5: Cú hích là những thay đổi khôn ngoan tùy thuộc vào từng bối cảnh để tránh cho chúng ta khỏi việc quyết định sai
Làm thế nào chúng ta có thể tránh được việc đưa ra những quyết định sai lầm? Chính bằng những cú hích hay những cú đẩy nhẹ đúng hướng.
Những cú hích không phải là những điều cấm kỵ hay những thông điệp quảng cáo thông minh. Đúng hơn, chúng là những hành động khôn ngoan giúp chúng ta hành xử dễ dàng hơn theo hướng tốt nhất mà không cần gò theo một nguyên tắc nào hành xử nào.
Hiểu một cách đơn giản, những cú hích để cho chúng ta tự do đồng thời cũng giúp chúng ta dễ dàng đưa ra lựa chọn đúng.
Bày biện trái cây tại những điểm dễ trông thấy và đặt đồ ăn vặt ở những chỗ ít gây chú ý hơn trong một quán ăn là một cú hích: chúng ta phân vân giữa việc mua một quả táo và một thanh kẹo, nhưng sự sắp xếp sản phẩm như vậy nhắc chúng ta tới chỗ những quả táo có lợi hơn cho sức khỏe.
Tất nhiên, những cú hích cũng có thể được sử dụng cho các mục đích ít chân chính hơn, như việc các công ty muốn định hướng quyết định mua hàng của khách hàng. Ví dụ trường hợp ở siêu thị, những công ty đã sử dụng những cú hích trong một thời gian dài sẽ sắp xếp những món hàng đắt tiền nhất ở những giá hàng ngang tầm mắt.
Nhưng ví dụ về các loại hoa quả được bày biện dễ thấy trong nhà hàng cho thấy những cú hích cũng có thể giúp mọi người lựa chọn những giải pháp thay thế lành mạnh hơn và tốt hơn.
6: Sự mặc định là cú hích rất hiệu quả khiến người ta tự động làm những gì tốt nhất cho mình
Để cho chúng ta không phải nát óc mỗi khi phải đưa ra quyết định, những tình huống cần ra quyết định nên được tạo lập theo cách những phản ứng tự động sẽ đem lại kết quả tích cực.
Dịch vụ Gmail được vận hành với những lời nhắc nhở đính kèm. Nếu trong nội dung e-mail xuất hiện những từ như “Hãy tìm tệp đính kèm” nhưng không có tập tin nào đã được đính kèm, khi đó chương trình e-mail sẽ tự động nhận biết và đưa ra yêu cầu đối với người dùng “Có phải bạn muốn gửi một file đính kèm?”. Cú hích nhỏ này có thể giúp người dùng tiết kiệm nhiều thời gian và tránh được các rắc rối không đáng có.
Các công ty có thể lựa chọn một hệ thống tương tự để hỗ trợ nhân viên của mình đưa ra quyết định khôn ngoan, ví dụ như việc ghi danh vào các kế hoạch trợ cấp của công ty.
Vì hầu hết mọi người đều có khuynh hướng lười biếng và ngại thay đổi, việc ghi danh vào kế hoạch trợ cấp của công ty không nên là tùy ý. Sẽ tốt hơn nếu thiết lập chương trình theo cách để tất cả nhân viên đều được tự động ghi danh và nếu họ không muốn thì họ phải từ chối dứt khoát.
Các công ty nên chọn cách mặc định để đảm bảo rằng nhân viên làm đúng ngay cả khi họ không làm gì cả.
Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:
- ‘Hai cuốn nhật ký’ – bí ẩn đằng sau những ham muốn chết người
- ‘Kể xong rồi đi’ – gây tranh luận vẫn được yêu thích
- Ngẫm ngợi trên đường thiên lý