Cảm nhận sách

Cuốn sách cho những người đam mê thời cuộc

“Tương lai của quyền lực” là cuốn sách được biên soạn công phu, dành cho những ai quan tâm đến thời cuộc quốc tế.

Joseph S.Nye, Jr sinh ngày 19/1/1937, tại South Orange, New Jersey, Mỹ. Ông có được tấm bằng cử nhân danh dự bậc cao nhất tại trường Đại học Princeton, hoàn thành chương trình nghiên cứu sinh tại Đọc học Oxford với học bổng Rhodes, và có bằng tiến sĩ ngành Khoa học Chính trị tại Đại học Harvard.

Joseph S.Nye, Jr là Trợ lý Bộ trưởng Quốc phòng về các vấn đề an ninh quốc tế, Chủ tịch Hội đồng tình báo quốc gia và Phó ngoại trưởng về hỗ trợ an ninh, khoa học và công nghệ dưới thời Tổng thống Bill Cliton.

Tương lai của quyền lực là cuốn sách được biên soạn công phu, chứa đựng rất nhiều tâm huyết của ông. Cuốn sách đã đưa ra tổng kết về việc trò chơi quyền lực sẽ ra sao trong thế kỷ XXI và tại sao nước Mỹ sẽ có thể duy trì được vị trí dẫn đầu nếu như chính phủ sáng suốt và chú ý tới lời khuyên của mình. Dù là làn sóng chính trị đang gia tăng tại Trung Đông hay những chiến thuật đối ngoại với Trung Quốc, cuốn sách cũng đưa ra nhiều phân tích phong phú, đáng suy ngẫm.

Cuốn Tương lai của quyền lực của tác giả Joseph S.Nye, Jr.
Cuốn Tương lai của quyền lực của tác giả Joseph S.Nye, Jr.

Ở chương mở đầu, tác giả đưa ra ý kiến tổng quan của mình, sự khác biệt giữa quyền lực cứng (kinh tế và quân đội), quyền lực mềm (khả năng tác động đến người khác qua những chương trình nghị sự, thuyết phục, đưa ra những gợi ý tích cực để thu về được kết quả mong muốn).

Tới chương 2 bàn về quyền lực quân đội, Nye cho rằng quân đội bị phụ thuộc khá nhiều vào phạm vi và quân đội cần linh hoạt hơn để có thể đối phó với mọi loại vấn đề xảy ra, từ chiến tranh cổ điển, chống nổi dậy, đến can thiệp và trợ giúp nhân đạo.

Chương 3 nói về thực tế rằng sức mạnh kinh tế chính là điều kiện tiên quyết cho cả quyền lực cứng rắn và quyền lực mềm. Chương 3 thú vị hơn hẳn vì ở đây, Nye bàn luận đến vấn đề làm cách nào Trung Quốc trở thành một trong những thế lực ngoại bang có tầm ảnh hưởng nhất, và bằng cách nào tham vọng của Chính phủ nước này có thể phát triển thành những kịch bản gay cấn làm ảnh hưởng đến cả chính sách đối ngoại.

Ở phần II của cuốn sách, Sự phân tán và quyền lực điện tử, tác giả nhấn mạnh đến việc Facebook và Twitter đã tác động đến đại chúng như thế nào. Nye đặt ra câu hỏi thú vị và quan trọng về suy nghĩ về “tin tặc”, vai trò của chính phủ như thế nào trong thế giới ảo, và phải làm thế nào để đối phó với gián điệp kinh tế, chiến tranh mạng và khủng bố qua mạng.

Trong cuốn sách, Nye cũng không quên đưa ra những dẫn chứng rằng không quốc gia nào kết hợp hài hòa giữa quyền lực cứng và quyền lực mềm tốt như Mỹ.

Thùy Linh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button