Cảm nhận sách

Frankenstein – Tuyệt tác của thể loại kinh dị

Tôi đã thấy ảo ảnh gớm ghiếc của một người đàn ông, nó duỗi dài ra khi một cỗ máy rất khỏe đang chạy, nó bộc lộ những dấu hiệu của sự sống, nó cựa quậy và chuyển động khó khăn, nửa sống nửa còn chết.

Mùa hè của năm 1816 là những cơn mưa lớn kéo dài. Sau thảm hoạ phun trào của núi lửa Tambora năm 1815, thời tiết trở nên lạnh, ẩm ướt và khó chịu. Ở một biệt thự của một người bạn bên hồ Geneva, một thi sĩ Anh trẻ tuổi và người tình, cảm thấy chán nản với thời tiết bên ngoài, họ quây quần bàn bạc về sự gớm ghiếc của thiên nhiên và ngẫm nghĩ về chủ đề đang gây bàn luận thời bấy giờ – “galvanism” – một phương pháp chữa bệnh bằng điện. Liệu có khả năng nào để làm cho một xác chết sống lại hay chăng?

tuyet-tac-frankenstein
Xem giá bán
Căn biệt thự đó là của Byron. Nhà thơ kia là Shelly. Vợ tương lai của ông, Mary Shelley khi đó 19 tuổi, bà đang đau đớn vì đứa con mới mất của mình. Bryon khi đó được truyền cảm hứng bởi một vài câu chuyện bên lò sưởi về hiện tượng siêu nhiên, đã gợi ý rằng mỗi thành viên của bữa tiệc nên sáng tác một câu chuyện ma để giết thời gian. Sẽ rất hiếm có dịp nào thích hợp hơn để tạo nên một cuốn tiểu thuyết kinh điển mang đậm phong cách gothic và chất lãng mạn như Frankenstein. Một vài người tuyên bố rằng cuốn tiểu thuyết này sự khởi nguyên của dòng tiểu thuyết viễn tưởng và một số người khác thì coi nó là tuyệt tác của thể loại kinh dị và rùng rợn. Thực sự thì Frankenstain vừa thừa vừa thiếu nếu đem so với những gì người ta gán cho nó.

Ban đầu, Mary Shelly khá lo lắng về thử thách của Byron. Nhưng sau đó, bà nói, bà đã mơ về một nhà khoa học sử dụng dòng điện để đưa sự sống vào những cái xác ông lượm lặt được ở những hầm mộ: “Khi nhắm chặt mắt, tôi đã thấy – bằng đôi mắt tâm thức rõ ràng – một người học trò của thứ khoa học báng bổ đang quỳ bên những thứ anh ta đã sắp đặt cùng nhau. Tôi đã thấy ảo ảnh gớm ghiếc của một người đàn ông, nó duỗi dài ra khi một cỗ máy rất khỏe đang chạy, nó bộc lộ những dấu hiệu của sự sống, nó cựa quậy và chuyển động khó khăn, nửa sống nửa còn chết.”

tuyet-tac-frankenstein-1

Nhà khoa học Victor Frankenstein sau này chính là người đã tạo nên con quái vật mà trong nền văn hoá đại chúng được gọi dưới tên ông. Câu chuyện của Frankenstein – một tác phẩm đã trở nên bất hủ ở các rạp chiếu phim và rạp hát, đã được tạo nên từ những lần trao đổi thư từ của Thuyền trưởng Robert Walton – một nhà thám hiểm Bắc Băng Dương, người đã giải cứu một nhà khoa học khốn khổ khỏi vùng Polar Wastes, ông bắt đầu ghi âm lại câu chuyện lạ thường của cậu. Chúng ta lắng nghe câu chuyện cậu sinh viên trẻ Victor Frankenstein cố gắng tạo nên sự sống: “Qua những tia ánh sáng le lói của ánh đèn chập chờn,” cậu kể, “Tôi đã thấy con mắt màu vàng đục của tạo vật đó mở ra; nó thở hồng hộc và các chi thì chuyển động co giật.

Làm sao có thể quên được việc Frankenstein đã giải phóng cho những thế lực vượt quá sự kiểm soát của chính mình, điều nãy đã dẫn đên một chuỗi dài những sự kiện bi kịch khiến anh gần như phát điên. Cuối cùng, Victor cố gắng để tiêu diệt tạo vật anh làm nên, bởi vì nó đã phá hủy tất cả những gì anh yêu thương, và câu chuyện trở thành một câu chuyện về tình bạn, tính kiêu căng và sự rùng rợn. Tự truyện của Frankenstein – cốt lõi trong câu chuyện của Shelley – đạt đến đỉnh điểm khi nhà khoa học tuyệt vọng truy đuổi tạo vật gớm ghiếc của anh tới tận Bắc Cực. Cuốn tiểu thuyết kết thúc với cái chết của cả Frankenstein và tạo vật của anh, “lạc vào trong bóng tối”.

tuyet-tac-frankenstein-2

Tiêu đề phụ của Frankenstein là “Prometheus thời hiện đại”, ngụ ý ám chỉ một vị thần Titan khổng lồ trong Thần thoại Hy lạp, người đầu tiên được thần Zeus hướng dẫn để tạo nên nhân loại. Ngoài nguồn tham khảo chính này, cuốn sách còn bị ảnh hưởng rất nhiều bởi cuốn “Paradise Lost” và “The Rime of the Ancient Mariner”. Mary Wollstonecraft – mẹ của Mary Shelley là người đã giành được chiến thắng cho nữ quyền, nên Mary Shelly cũng thường xuyên tham khảo những ý tưởng liên quan đến tình mẹ và sự tạo tác. Song, chủ đề chính của cuốn sách này là về cách con người điều khiển sức mạnh của họ, thông qua khoa học, để huỷ hoại chính định mệnh của mình.

Rõ ràng, Frankenstein không chỉ khác mà còn phức tạp hơn rất nhiều những diễn giải sau này về nó. Những bình luận đầu tiên về nó rất hỗn tạp, tấn công cái mà người ta gọi là “sự ngớ ngẩn kinh tởm”. Nhưng câu truyện điển hình về một tạo vật kì dị, siêu nhiên (Như Dracaula của Bram Stoker, Dorian Gray của Wilde và Jekyll & Hyde của Stevenson) ngay lập tức lôi cuốn trí tưởng tượng của độc giả. Cuốn tiểu thuyết sau đó đã được chỉnh sửa để phù hợp với sân khấu kịch vào năm 1822 và Walter Scott đã nói lời chào với “khả năng diễn tả tài tình và xuất chúng ban đầu của tác giả”. Nó chưa bao giờ bị dừng xuất bản; mới đây phiên bản sách nói, thực hiện bởi Dan Stevens, mới được ra mắt bởi công ty Audible, một công ty cổ phần của Amazon.

tuyet-tac-frankenstein-3

Lời chú:
Bản thảo đầu tiên của “Frankenstein” hay “Prometheus thời hiện đại” được xuất bản ẩn danh với 3 tập dưới tên Langkington, Hughes, Harding, Mavor & Jones vào ngày 1 tháng 1 năm 1818. Sau đó được tái bản vào năm 1822, lợi dụng sự thành công của phiên bản kịch, “Presumption”. Lần tái bản thứ 3 là vào năm 1831 có những sự thay đổi lớn. Lần này, Mary Shelley đã thể hiện lòng kính trọng của mình với người chồng đã khuất của mình, “người đồng hành mà tôi sẽ không thể gặp lại trong thế giới này”, và tiết lộ rằng lời tựa đầu tiên của cuốn tiểu thuyết được viết bởi chính ông Shelley. Đây là lời tựa thường được sử dụng ngày nay.

Theo The Guardian

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Chín 15, 2016 | Lần cập nhật cuối: Tháng Ba 9, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button