Gia đình

Gia đình

 Mình mở đầu câu chuyện về gia đình, đơn giản vì mình vừa mẹ mắng vì là đi chơi về khuya quá. Nhưng kỳ lạ, bị mắng xong như tát nước vào mặt thì mình thấy nhẹ nhõm lắm vì trước khi xoay cửa bước vào mình đã tự nhủ bản thân là sẽ  chấp mọi nhận mọi thứ, dù tốt hay xấu ( đương nhiên chắc chắn là không tốt rồi ).

Chẳng biết gia đình ai đó có vậy hay không nhưng gia đình mình nói cổ điển thì không phải, quá thoáng cũng không luôn. Nói chiều thì không phải mà bị quản thúc cũng chẳng phải. Kiểu như bạn có thể được mua nọ mua kia nhưng tất tân tật đồ dùng các thứ của bạn nếu ai đó muốn có thể mang đi, nhất là người quyền lực trong nhà. Kiểu gia trưởng vậy, đôi khi thấy buồn cười.

Gia đình là nền móng của xã hội và nhiều người cho rằng bố mẹ quản con cái chặt chẽ mới tốt hoặc con cái phải nhất thiết nghe bố mẹ mới là tốt. Mình thấy không hẳn vậy, không phải do bản thân đang đấu tranh với gia đình mà có quan điểm như vậy, đơn giản, có rất nhiều người là nhân chứng chứng  minh điều đó là sai.Ví dụ đơn giản thôi, ai cũng thấy những nhà giàu có điều kiện quá chiều con là sau này con dễ hư hỏng trong khi những nhà có điều kiện khác họ lại có một đứa con ngoan. Chúng ta tạm nói đến vấn đề nguyên nhân sâu xa, mà hãy chỉ dừng lại ở việc đề cập đến vấn đề dạy con của một gia đình thôi.

Cha mẹ muốn gì ở con cái ? Câu hỏi bất hủ này khiến nhiều bậc cha mẹ phải lưu tâm và nhiều đứa con thơ ngóng chờ. Thật ra cũng chẳng có gì đặc biệt, đại loại là muốn tốt cho con rồi thì cho con có một cuộc sống ổn định,…Nhưng điều đó có thật sự làm cho những đứa con thoải mái ? Đa số câu trả lời là không. Chưa chắc điều cha mẹ muốn làm con mình thấy đó là điều cần thiết. Đương nhiên là vậy rồi bởi ai cũng có thời nông nổi và những điều mình cần ở mọi thời điểm không phải lúc nào cũng đúng giống như những điều bố mẹ yêu cầu chúng ta chẳng phải lúc nào cũng phù hợp.

Nhắc lại chuyện con cái và bố mẹ trong một gia đình, chúng ta quay ngược lại thời gian một chút để nhìn nhận quan niệm khi xưa. Ngày xưa, câu nói nổi tiếng là ” cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy ” _ đúng vậy đấy và những ai không làm điều đó thì là bất hiếu. Câu này thường dùng trong chuyện cưới hỏi nhiều hơn tuy nhiên hiểu rộng một chút chính là ám chỉ mối quan hệ quy thuận hoàn toàn của con cái với bố mẹ. Vậy những người đi ngược lại thì sao ? Có người ” sống ” , có người ” chết “. Người ta hay nói gặp nhau là một cái duyên hay đại loại là kiếp trước quay lại nhìn nhau mấy trăm hay mấy nghìn lần mới có thể làm người thân, người yêu hay gặp nhau gì gì đó. Đại loại là vậy. Nghe hư cấu nhỉ nhưng xét lại cũng đúng phần nào đấy chứ. Ví dụ người ta cứ nói cưới hai lần thì may mắn nhưng chúng ta thấy đấy vẫn có người ly hôn vẫn có người hạnh phúc đó thôi nên chúng ta chẳng bao giờ khẳng định được bất kỳ điều gì cả.

Hết phần nông nông, để hiểu được sâu hơn chút về vấn đề này có lẽ ta đợi sang kỳ sau nhỉ, cho thú vị vậy ! 

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Năm 6, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Hai 2, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button