Kem chống nắngTip kem chống nắng

Cháy nắng: Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị

Những vết cháy nắng được xem như “đặc sản” sau mỗi dịp du lịch, dã ngoại đặc biệt là sau những chuyến đi biển. Một số bạn thường chủ quan về các vết cháy nắng này mà thiếu sự đề phòng và cách chữa trị thích hợp dẫn đến các tổn thương lâu dài trên da. Cháy nắng là tổn thương ban đầu sau khi làn da chịu tác động trực tiếp từ tia cực tím mà không có sự bảo vệ của kem chống nắng, có thể dẫn đến nguy cơ ung thư da rất cao.

Nguyên nhân

Những vết cháy nắng xuất hiện từ quá trình hình thành của melanin dưới tác động từ tia UV. Tia UV có mặt trong ánh nắng mặt trời và trong thiết bị tắm nắng nhân tạo, có khả năng gây tổn hại đến da, gây tổn thương DNA trong tế bào. Từ đó, tế bào Melanin hình thành như một lớp tường rào tự nhiên bảo vệ làn da trước các tổn hại nói trên.

Khi làn da phơi trần dưới ánh nắng gay gắt của mặt trời, quá trình hình thành melanin càng mạnh mẽ, đây là cơ chế bảo vệ tự nhiên của làn da trước các tác động từ bên ngoài môi trường. Tức da càng tổn thương sẽ càng hình thành nhiều hắc sắc tố Melanin. Việc hình thành quá mức Melanin sẽ khiến làm tối màu da của bạn, ở mức độ vừa phải thường được gọi là làn da rám nắng. Trong khi một số làn da nhạy cảm sẽ tổn thương nặng hơn và chuyển sang tông đỏ, là dấu hiệu của vết cháy nắng. Vùng da tấy đỏ này hình thành do các mao mạch dưới da đưa máu đến vùng da bị tổn thương bởi tia cực tím và hạn chế hiện tượng sưng viêm của làn da.

Melanin có thể hiểu như lớp chống nắng tự nhiên của làn da. Khi làn da có dấu hiệu bị thương tổn, các tế bào melanin sẽ được hình thành nhằm mục đích bảo vệ các tế bào da ở sâu bên trong lớp biểu bì tránh các tác hại nặng nề hơn. Cơ chế hoạt động của Melanin để bảo vệ làn da là hấp thụ tia UV và phân giải thành nhiệt.

Melanin cũng là yếu tố quyết định làn da bạn có tông màu trắng sáng hay sẫm màu. Với làn da trắng sáng, lượng melanin sẽ ít hơn so với làn da tối màu. Tùy thuộc vào thời gian da tiếp xúc trực tiếp với nắng, và loại da riêng biệt sẽ quyết định mức độ cháy nắng. Điều này đồng nghĩa với những bạn có làn da sẫm màu sẽ khó mắc phải các vết cháy nắng bởi lượng melanin cao đã bảo vệ làn da hiệu quả.

Triệu chứng

Những dấu hiệu và triệu chứng của cháy nắng sẽ bắt đầu xuất hiện sau một vài giờ tiếp xúc với ánh nắng gay gắt. Hiện tượng sưng tấy có thể xảy ra đối với làn da mỏng nhạy cảm. Trong một vài trường hợp, bạn có thể mắc phải các triệu chứng như đau đầu, sốt, mệt mỏi và ớn lạnh.

Ở cấp độ nặng hơn (cháy nắng độ 2), làn da có thể hình thành các vết phồng rộp. Lưu ý, trong trường hợp xuất hiện vết phồng rộp lớn, đồng thời có dấu hiệu đau đầu và sốt cao bạn cần tìm đến sự hỗ trợ y tế ngay tức thì.

Các triệu chứng cháy nắng có thể kéo dài nhiều ngày để làn da có thời gian tự tái tạo. Tình trạng cháy nắng càng nặng sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục. Thông thường, dấu hiệu nhận biết da đã hồi phục là vùng da bị cháy nắng bong tróc khỏi bề mặt da.

Cháy nắng không chỉ xảy ra ở làn da của bạn. Mà mắt cũng có khả năng bị cháy nắng. Tình trạng cháy nắng ở mắt sẽ nguy hiểm và đau đớn hơn ở da, và bạn cần tìm đến sự trợ giúp y khoa ngay lập tức.

Chữa trị

Việc chữa trị nên bắt đầu ngay khi bạn phát hiện các triệu chứng & dấu hiệu của cháy nắng. Việc đầu tiên bạn cần thực hiện đó là tránh xa ánh nắng ngay lập tức. Việc tránh tiếp xúc với ánh nắng là bước quan trọng để giúp làn da nhanh chóng hồi phục.

Bạn nên hạ nhiệt cho làn da bằng nước sẽ giảm các thương tổn. Sau khi rửa bằng nước, bạn thực hiện lau khô bằng khăn, tuy nhiên không cần phải lau quá khô, nên để da ẩm. Sử dụng kem dưỡng ẩm để duy trì độ ẩm cân bằng cho làn da sẽ giúp ngăn chặn làn da mất nước dẫn đến khô ráp. Lưu ý, tuyệt đối không chủ động bóc các lớp da trong quá trình da đang phục hồi. Da sẽ tự bong tróc và trơi khỏi bề mặt.

Trong trường hợp da sưng tấy, đau rát bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau dưới sự tư vấn từ bác sĩ hoặc chuyên gia da liễu. Trong thời gian điêu trị cháy nắng, nên nạp đủ nước cho cơ thể, bởi các vết cháy nắng sẽ khiến cơ thể nhanh mất ước qua da.

Ngăn ngừa

Cách tốt nhất để không bị cháy nắng, là đề phòng và tăng cường bảo vệ cho làn da. Để ngăn ngừa cháy nắng, bạn cần lưu ý tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời đặc biệt trong khung giờ từ 10 giờ đến 14 giờ. Sử dụng các biện pháp chống nắng như sử dụng kem chống nắng, quần áo, mũ nón và mắt kính. Lưu ý sử dụng kem chống nắng lượng vừa đủ, bôi lại sau mỗi 2 giờ để có công dụng chống nắng tốt nhất.

Trong trường hợp đi bơi, sử dụng đồ bơi có chất liệu chống tia UV. Dán miếng chống nắng cho cửa kính ô tô và cửa kính gia đình. Sử dụng kính mát chống 100% tia UV mỗi khi ra đường.

Trời râm mát không đồng nghĩa với không có tia UV. Trong điều kiện trời nhiều mây, 80% tia UV vẫn có khả năng xuyên thấu lớp mây và tấn công làn da của bạn. Bạn được khuyến cáo sử dụng kem chống nắng ngay cả mùa hè và mùa đông.

Mọi điều bạn cần biết về kem chống nắng - Bạn có biết ung thư da là căn bệnh phổ biến nhất hiện nay, dựa theo thống kê từ Center for Disease Control (CDC) Hoa Kỳ. Tuy nhiên, ung thư da có thể dễ dàng ngăn ngừa một cách đơn giản bằng việc sử dụng kem chống nắng thường xuyên, bảo vệ làn da trước… Đọc thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button