Kem chống nắngTip kem chống nắng

Tìm hiểu và phân biệt giữa Sunblock và Sunscreen

Bạn có biết kem chống nắng được chia thành hai loại là sunblock (kem chống nắng vật lý) và sunscreen (kem chống nắng hóa học)? Vậy bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng nào là phù hợp?

Như bạn đã biết thói quen sử dụng kem chống nắng mỗi ngày mang lại nhiều lợi ích cho làn da và sức khỏe của bạn. Nếu bạn muốn sở hữu một làn da tươi trẻ, đẩy lùi tiến trình lão hóa da và ngăn ngừa những nguy cơ bệnh ngoài da thì kem chống nắng là giải pháp hoàn hảo cho bạn. Tuy nhiên, trước tiên bạn nên tìm hiểu thông tin và cách nhận biết giữa kem chống nắng vật lý (sunblock) và kem chống nắng hóa học (sunscreen) để lựa chọn loại sản phẩm chống nắng phù hợp nhất với mình.

Sunblock

Cơ chế bảo vệ của kem chống nắng vật lý là tạo lớp màng trên da, phát tán tia  cực tím gây hại. Đặc điểm nhận biết kem chống nắng vật lý đầu tiên trên bao bì sản phẩm đề sunblock, và trong thành phân gồm zinc oxide và titanium dioxide. Trong đó Zinc Oxide có khả năng chống cả tia UVA và UVB, trong khi Titanium Dioxide có khả năng chống tia UVB tốt và một phần tia UVA.

Về ưu điểm của loại kem chống nắng này đó là tính ổn định cao, được FDA công nhận an toàn với sức khỏe con người. Sunblock phát huy công dụng ngay khi được thoa lên da không cần phải chờ đợi. Đồng thời do chất chống nắng chiết xuất từ tự nhiên, nên sunblock thường phù hợp đại đa số loại da và ít gây kích ứng da.

Khuyết điểm của sunblock chính là vệt trắng trên da gây mắt thẩm mỹ đối với lan da tối màu. Một số loại kem chống nắng vật lý còn gây hiện tượng nhờn rít rất khó chịu. Và sunblock rất dễ rửa trôi khỏi da khi tiếp xúc với nước, va chạm trong quá trình hoạt động. Vì vậy, kem chống nắng vật lý sẽ phù hợp cho những ai có làn da nhạy cảm, da thường và da khô.

Sunscreen

Hay còn gọi là kem chống nắng hóa học với cơ chế hoạt động tạo lớp màng hấp thụ tia cực tím và phân hủy chúng trước khi tác động đến da. Kem chống nắng sunscreen thường sẽ có thành phần gồm oxybenzone, avobenzone, sulisobenzone, octisalate, octocrylene, homosalate, octinoxate,… Ngoài ra, một cách phân biệt dễ dàng nhất đó là sản phẩm sunscreen sẽ không có hai chất chống nắng là zinc oxide và titanium dioxide.

Ưu điểm đầu tiên của kem chống nắng hóa học đó là cảm giác dễ chịu khi sử dụng, không gây các vệt trắng trên da. Và một số hoạt chất trong kem được đánh giá có khả năng bảo vệ da trước tia cực tím hiệu quả hơn.

Khuyết điểm ở loại kem này chính là khả năng gây kích ứng da cao, bạn nên lựa chọn loại có chỉ số SPF phù hợp để giảm thiểu tác dụng phụ có thể xảy ra. Và một số thành phần hóa học như benzone thường đánh giá thấp về độ ổn định khiến khả năng chống nắng suy giảm. Bạn phải thường xuyên thoa lại kem sau mỗi 2 giờ để kem chống nắng duy trì khả năng bảo vệ. Lưu ý nên thoa kem trước 20 phút rồi mới ra nắng trực tiếp để kem có thời gian thẩm thấu vào da.

Loại kem này thường phù hợp những bạn có da dầu, da hỗn hợp hoặc với phái đẹp sử dụng kem chống nắng như kem lót khi trang điểm.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button