Kỹ năng

7 Bài Học Về Tiền Mà Bạn Cần Dạy Cho Con Cái

Không bao giờ là quá sớm là để học cách quản lý tiền bạc – chỉ với những bài học này, bạn mới có thể trở thành một người lớn có trách nhiệm về tài chính được. Trường học thường không dạy con bạn về vấn đề tài chính, vì thế, bạn phải là người truyền đạt lại cho chúng tất cả những gì bạn biết về tiền. Nếu bạn muốn con cái trở thành những người tiết kiệm, hãy bắt đầu với 7 bài học cơ bản mà ai cũng nên biết về tiền bạc này.

1. Muốn ăn thì lăn vào bếp

Trong nền kinh tế kinh khủng hiện nay, nếu bạn dạy con bạn rằng chúng sẽ được hưởng những thứ chúng cần mà không cần phải bỏ công sức ra, thì con bạn sẽ sớm phải chịu bất lợi khi chúng bắt đầu gia nhập đội ngũ lao động. Tôi không nói rằng bạn nên trả tiền cho chúng để chúng làm việc nhà – những việc mà chúng phải làm kể cả khi không được thưởng chút tiền nào cả (bởi vì ai chẳng muốn sống trong một ngôi nhà sạch sẽ không bụi bẩn chứ!) – mà bạn hãy chỉ cho chúng cách dựng quầy bán nước chanh, giúp bạn chuẩn bị cho một buổi bán hàng thanh lý nhà kho, hay là làm cỏ sân vườn nhà hàng xóm.

2. Cân nhắc giữa cần và muốn

Trẻ con cần phải hiểu rằng những gì chúng cần luôn được ưu tiên hơn những gì chúng muốn. Nếu chúng muốn một món đồ chơi hay một bộ trò chơi điện tử mới khi tài chính gia đình đang gặp khó khăn, hãy giải thích rằng tiền là một nguồn tài nguyên có hạn, và những thứ như thức ăn và quần áo sẽ được ưu tiên hơn.

3. Sức mạnh của sự kiên nhẫn

Hãy đặt ra một luật lệ thế này: Cứ mỗi 10 đô-la con bạn kiếm được, hãy bắt chúng để dành ít nhất 1 đô-la. Hãy mua cho con bạn 3 con heo đất và dán 3 nhãn: ‘để dành’, ‘tiêu dùng’ và ‘cho đi’. Đừng bắt ép con bạn phải bỏ tiền vào heo ‘cho đi’, nhưng hãy dạy chúng rằng có rất nhiều người nghèo khổ hơn chúng, vì thế, cho đi một ít tiền sẽ là một việc thực sự có ý nghĩa mà chúng có thể làm. Hãy xem xét những khoản tiền mà chúng để dành mỗi tháng, và để chúng tự ngạc nhiên bởi sức mạnh của sự kiên nhẫn. Hãy giải thích rằng bạn cũng đang phải để dành tiền như chúng cho những thứ cực kỳ hay ho, như là đi du lịch hay đi chơi công viên. Hãy hỏi chúng rằng ‘Giờ thì con có thể vui khi ba/má để dành tiền một cách thông minh như vậy không?’.

4. Mua sắm dựa trên chất lượng

Khi con bạn đã được những phép toán cơ bản, hãy dẫn chúng đi mua thức ăn với bạn và dạy chúng cách mặc cả. Cho chúng thấy hai món hàng giống nhau với hai giá khác nhau, sau đó hỏi chúng xem chúng nghĩ bạn nên mua thứ nào hơn.

5. Không thể có tất cả mọi thứ

Đôi lúc, ai cũng có quyền được mua thứ gì đấy xa xỉ để khoe khoang. Tuy nhiên, bạn không thể phủ nhận sự thật rằng việc mua tất cả mọi thứ bạn thích sẽ đưa bạn đến một cơn khủng hoảng về tài chính nặng nề. Dẫn con của bạn đến một hiệu đồ chơi, cho chúng 20 đô-la, và cho phép chúng mua bất cứ thứ gì chúng muốn, miễn sao tất cả những gì chúng mua chỉ tốn 20 đô-la.

6. Đồ cũ = Tiền mới

Khi quần áo của con bạn trở nên chật so với chúng, và chúng cũng mất luôn hứng thú với đồ chơi, hãy lên kế hoạch cho một buổi bán hàng thanh lý. Hãy dùng dịp này để tống đi những thứ bạn không cần nữa. Hãy bán những gì bạn có thể, rồi cho đi phần còn lại.

7. Hãy cho đi.

Vào lễ Giáng Sinh, hãy tham gia các chương trình thiện nguyện như Angel Tree hay Operation Christmas Child. Hỏi con bạn rằng chúng có thích được nhận quà không. Khi chúng bảo có, hãy giải thích rằng có nhiều gia đình khác không đủ tiền để mua quà cho con họ. Hãy chọn một đứa trẻ kém may mắn và hãy tìm mua một món quà để tặng cho nó, đừng quên lôi kéo con bạn vào việc này. Hãy dẫn con bạn vào một tiệm đồ chơi và gợi ý những thứ mà trẻ con vào độ tuổi của đứa bé ấy có thể thích, sau đó cho con bạn một khoản tiền nhỏ để mua quà cho người bạn này. Con của bạn sẽ sớm biết ơn những gì cuộc đời đã mang lại cho chúng, và cũng sẽ trở thành một người khoan dung khi lớn lên.

Còn bạn thì sao, bạn dạy dỗ con bạn về tiền bạc như thế nào?

Theo LifeHack

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button