Review phim

Mạng Xã Hội

The Social Network

Nội dung

Mạng Xã Hội là câu chuyện về quá trình hình thành và phát triển một cách nhanh chóng của mạng xã hội lớn nhất hiện nay: Facebook. Đặc biệt, trong phim tiết lộ những bí ẩn trong đời tư và tình cảm của Mark Zuckerberg, người sáng lập ra Facebook. Bộ phim đã làm khuynh đảo các phòng vé Bắc Mỹ khi dẫn đầu bảng xếp hạng phim hay ăn khách trong vòng 2 tuần lễ liên tiếp.Cùng với sự đón nhận tích cực từ khán giả, phim còn được đông đảo giới phê bình thừa nhận là một trong những tác phẩm điện ảnh toàn vẹn nhất năm 2010.

Thể loại

10 phim hay về Internet vạch trần nhiều mặt tối của thế giới ảo - 10 phim hay về Internet phản ánh thực tế tình trạng của thế giới ảo đang bị đan xen vào giữa đời sống một cách quá mức.  Phim xoay quanh về mọi ngóc ngách của văn hoá online, về sự không chung thuỷ trong tình yêu, sự ham muốn nổi tiếng,.. và còn rất nhiều những… Đọc thêm
8 phim hay về khởi nghiệp truyền cảm hứng mạnh mẽ - Hầu như bất cứ người trưởng thành nào cũng có thể khởi nghiệp nếu muốn, không phân biệt già hay trẻ, nam hay nữ, không phân biệt trong hay ngoài nước, thành thị hay nông thôn miễn sao bạn có một ý tưởng kinh doanh hay có thể thực hiện được, có thể đem lại… Đọc thêm
15 phim hay về kinh doanh truyền cảm hứng mạnh mẽ - Nếu bạn thành công trong vai trò một bác sĩ, kĩ sư hay giáo viên, thì thứ bạn để lại cho con cháu mình chỉ là định hướng và danh tiếng. Nhưng với một tài sản kinh doanh riêng, thứ bạn để lại và truyền đời chỉnh là một “sự nghiệp”. 15 phim hay về kinh… Đọc thêm

Trailer

Các review được Vnwriter tổng hợp từ nhiều nguồn. Báo cáo vi phạm, bản quyền, spoiler tại trang Liên hệ hoặc Bản quyền.

Review

Câu chuyện về tình bạn, về tham vọng và sự phản bội

anhtuanptnk 7.4 Blogger

1) Cũng đã lâu rồi mới lại xem một phim của David Fincher. Nếu như cách đây hai năm, The Curious Case of Benjamin Button không thực sự gây nhiều ấn tượng cho tui, mặc dù có một ý tưởng rất độc đáo, thì The Social Network, với câu chuyện gần gũi hơn, lại mang tới cho tui một cảm xúc là lạ, một suy nghĩ khác về câu chuyện cuộc đời.

2) Nhìn tựa phim, nhìn quảng cáo phim, ai cũng nghĩ rằng chuyện phim là chuyện về Facebook, là chuyện về Mark Zuckerberg bị bồ đá ra sao và say xỉn thế nào để rồi cuối cùng lập ra một mạng xã hội mà không ai là không biết mặc dù không phải ai cũng biết xài. Nhưng thực ra, câu chuyện về Facebook chỉ là nền cho một câu chuyện khác: câu chuyện về tình bạn, về tham vọng và sự phản bội. Tất cả đan xen tạo ra một mạch phim liền lạc, không giật gân tới tận bắp chân nhưng rất lôi cuốn. Hai tiếng đồng hồ của bộ phim trôi nhanh như một tích tắc.

3) Nhiều người cho rằng The Social Network là một phim xã hội đơn giản và dễ tiếp thu, nhưng họ nhầm, The Social Network nặng đô chứ không phải chơi. Aaron Sorkin đã xây dựng một kịch bản chặt chẽ với ba thời điểm khác nhau lồng vào mạch phim: quá trình Facebook ra đời và phát triển, vụ kiện của anh em nhà Winklevoss, vụ kiện của Eduardo Saverin, dĩ nhiên là đều kiện Mark Zuckerberg. Chính sự sắp đặt này, cùng cách kể chuyện nhanh-gọn-lẹ của David Fincher, làm phim có phần rối rắm như tô bún mắm với đa số người xem phổ thông, và nếu như đã không theo kịp nhịp phim, mà chủ yếu là do màn “chào sân” quá nhanh và ấn tượng của David Fincher, thì nhiều khả năng bạn sẽ không hiểu tí ti ông cụ gì. Vì thế, tui nghĩ rằng các rạp Việt Nam không đem The Social Network về là sáng suốt, vì lượng khán giả bỏ về giữa chừng chắc chắn sẽ hơn cả Inception. Ngược lại, nếu kịp thích ứng với tốc độ của phim, như tui đã nói ở trên, bạn sẽ không thể rời mắt khỏi màn hình đâu.

4) Như đã đề cập, bộ phim tập trung vào tình bạn giữa Mark Zuckerberg (Jesse Eisenberg) và Eduardo Saverin (Andrew Garfield, Spiderman mới) và sự tan vỡ của nó. Cả hai đã cùng nhau lập ra Facebook, một anh là thiên tài vi tính, một anh là sinh viên kinh tế, họ đã cùng nhau đặt viên gạch nền đầu tiên cho tương lai của Facebook. Nhưng đến khi Mark hiểu ra rằng những kế hoạch tài chính có phần đơn giản của Eduardo không thể đảm bảo sự lâu dài cho thành công và lợi nhuận của Facebook, anh đã hợp tác với Sean Parker (Justin Timberlake) để có những khoản đầu tư khổng lồ, và dần từ bỏ Eduardo, thậm chí tìm cách đẩy anh ra khỏi công ty. Xem phim mới thấy một sự thật của thế giới ngày nay: trong kinh doanh, tình bạn không có giá trị, mà tầm ảnh hưởng và mối quan hệ làm ăn giữa các bên mới là quan trọng nhất! Eduardo đã quá ngu ngơ khi tin vào mối quan hệ thân thiết giữa anh và thằng bạn thiên tài của mình.

5) Do tập trung vào mối quan hệ giữa Mark và Eduardo, sự ra đời và lớn mạnh của Facebook được thể hiện khá mờ nhạt với các chi tiết đánh đố người xem và cũng không mấy rõ ràng. Có bạn nào chuyên Tin học có thể giải thích giúp tui cái thuật toán chấm điểm gái của Eduardo được không, thú thật là tui không hiểu mô tê gì chỗ đó hết. Thêm nữa, bước đầu của việc lan truyền Facebook có vẻ khá dễ dàng, khi mà không ai nghi ngờ đó có thể là một con virus đang tìm cách thu thập thông tin cá nhân của mình!

6) Diễn xuất của dàn sao trẻ phải nói là thật sự ấn tượng. Eisenberg đã lột tả hoàn hảo một Mark Zuckerberg thiên tài, một anh chàng sinh viên Harvard tự tin đến hơi ngạo mạn và nói chuyện nhanh như gió nhưng lại không vấp chữ bao giờ. Andrew Garfield trong vai Eduardo Saverin là một người coi trọng tình bạn, ít chấp nhận mạo hiểm và cũng sống đầy tình cảm. Về phương diện hình ảnh, cá nhân tui cho rằng Jesse Eisenberg trông còn tinh ranh, lanh lợi hơn Mark Zuckerberg thật nhiều, còn Andrew Garfield thì với khuôn mặt góc cạnh của mình hẳn nhiên là đẹp trai hơn Eduardo Saverin thật cả trăm lần.

7) Eisenberg được đề cử Oscar là điều không bất ngờ, nhưng điều bất ngờ với tui là Leonardo DiCaprio lại không được xơ múi gì ráo. Xét cho cùng, nhân vật Dom Cobb của Leonardo đòi hỏi sự trải nghiệm và tinh tế hơn nhiều so với Mark Zuckerberg, vậy mà lại không được đề cử Oscar.

8) Mùa Oscar và mùa Mâm Xôi cũng đã đến. Thật là kì lạ khi mà 4/5 phim Mâm Xôi đã được chiếu ở Việt Nam và được đón nhận nồng nhiệt, còn chỉ có 2/10 phim Oscar được các rạp Việt Nam mang về. Tui không biết mình có sai khi nhận xét (điều này anh Phanxine cũng nhận xét y như vậy), người Việt Nam mê phim Mâm Xôi hơn phim Oscar. Gần đây tui cũng có cảm giác mơ hồ rằng hình như việc xem và hiểu phim Oscar là một cái tội to khi tự tách mình ra khỏi đa số cộng đồng người xem phim (?!)

Bước tiến của một con người lắm tài nhiều tật

splendidriver 8.9 Blogger

Năm nay phim dạng tranh nhau Oscar bống nhiên đến cuối năm xuất hiện như nấm mọc sau mưa, chưa kịp xem nhiều phim. Đang có hẳn 1 list cần xem như Black Swan, The King’s Speech, True Grit với 127 Hours, nhưng hầu hết đều chưa có HD nên tạm thời mới chỉ nghiền qua được phim về khởi nguồn của facebook thôi.

Trước hết phải nói là tớ là fan của facebook, thậm chí là có phần hơi addict :)), nhưng may mà mình vẫn có giao tiếp xã hội bình thường tốt nên ko sao. Vì thực sự facebook đã giúp cuộc sống có vẻ thêm 1 chút mùi vị thú vị, mà mình càng ấn tượng hơn khi nó giúp mình tìm được đầy đủ bạn bè cả cấp 1 lẫn cấp 2 nên rất tôn thờ cái sức mạnh lan tỏa và kết nối của cái này, và đó là 1 phần lớn lý do khiến mình mong chờ xem The Social Network.

(*SPOILER ALERT* Review mang nhiều tính chất đánh giá cá nhân và spoil nội dung phim rất nhiều, thế nên ai chưa xem thì nên dừng ở đây, ko nên đọc tiếp)

Jesse Eisenberg đã gây cho mình khá nhiều thiện cảm về diễn xuất sau khi xem Zombie Land (nhân tiện ai chưa xem phim này thì xem đi nhé, nhắng phết), nhưng thực sự phải nói rằng đến The Social Network Jesse mới thực sự bứt phá. Vào vai một nhân vật có thật mà chính bản thân mình chưa từng gặp, có cá tính cực kỳ quái đản như nhà sáng lập facebook Mark Zuckerberg thực sự là một điều không hề đơn giản chút nào, nhưng những điều mà Eisenberg thể hiện trong TSN có thể coi là một thành công ngoài mong đợi. Một chút lạnh lùng, một chút cao ngạo, một chút tự ti và thu mình, trí thông minh hơn người, sự sáng tạo không ngừng nghỉ, sự quyết đoán, không hẳn được hiện lên trên khuôn mặt của Jesse, mà nó là cái thần thái của một nhà lãnh đạo tài năng nhưng cũng lắm tật được diễn đạt quá tốt trên màn ảnh, khiến cho khán giả cảm thấy tin tưởng vào một con người có tính cách như vậy.

Một phần của thành công trong xây dựng nhân vật này có sự đóng góp tuyệt vời trong thiết kế trang phục. Dân quan tâm đến công nghệ và fan của fb chắc thừa biết phong cách ăn mặc của Mark Zuckerberg thật như thế nào, và tất cả đều sẽ bị thuyết phục tuyệt đối trong phong cách ăn mặc thời đại học của Mark trong phim. Áo hoodie, áo phông, quần ngố và đặc biệt nhất là đi…. dép lê :)) –> cực kỳ đậm chất nerd, geek tin học. Thế nhưng bên dưới dáng đi lật đật và phong cách thời trang có phần… củ chuối ấy lại là một bộ óc thiên tài. Có rất nhiều đoạn trong phim mà hình ảnh “thiên tài” ấy được khắc họa khá “cool”: lạnh lùng, cười nửa miệng, sự tự tin đến mức tự cao, hơi ngốc nghếch nhưng cũng rất mạnh mẽ. Như đoạn viết code tạo ra trang facemash, đoạn đối chất với hội đồng nhà trường, đoạn lần đầu gặp mặt anh em nhà Winklevoss, đoạn đối chất trong vụ kiện…. Tất nhiên, song song với hình ảnh thiên tài đó, thì thường xuyên xuất hiện chính là hình ảnh một tên lập dị, mọt code, tính có phần còn hơi bựa (bôi xấu bạn gái cũ trên blog, tạo trang facemash, ăn cắp ý tưởng của Winklevoss), nhưng những điều đó dường như đều xuất phát từ sự xuất chúng của nhân vật: anh ta dễ dàng trả lời câu hỏi của thầy giáo trong khi tất cả những người còn lại – bao gồm cả người vừa gửi cho anh ta tờ giấy “you dick” – đều bó tay. Một sự xuất chúng như vậy, một cá tính như vậy, tất cả đều đã tạo ra con người của Mark trong phim (nói vậy vì chưa chắc nó đã đúng như sự thật, mà chỉ phản ánh cái tài của đạo diễn và biên kịch), cũng như đế chế facebook khổng lồ như ta biết ngày nay.

Nói về nhân vật mà không đả động gì tới các nhân vật phụ thì cũng coi như chưa nói gì về TSN. Đó là anh em nhà Winklevoss (do một diễn viên duy nhất đóng cả 2 vai sinh đôi), là Eduardo Saverine luôn đồng hành cùng Mark và Dyvia Narendra – anh chàng trợ lý nóng tính của anh em Winklevoss, là Sean Parker lắm tài nhiều tật. Tất cả họ đều được xây dựng nên với đầy đủ những tính cách hết sức đặc trưng và đều có gì đó dù ít hay nhiều, đóng góp vào việc tạo nên một mạng xã hội lớn nhất thế giới – facebook. Đó là một thế giới hết sức thực, nơi không có ai là nhân vật phản diện, không có ai là nhân vật chính diện, tất cả đều có những lựa chọn, quyết định, suy nghĩ, quan điểm hết sức độc lập trong việc của mình, mà với cá nhân họ thì chúng hoàn toàn hợp lý. Cũng chính vì thế, TSN cũng cho ta cái cảm giác của một mạng lưới các quan hệ giữa các nhân vật, nơi mà tất cả những hành động, lời nói của họ đều liên quan tới nhau, ảnh hưởng tới nhau dù ít hay nhiều, dù tốt hay xấu, còn sự phán xét hoàn toàn ở phía khán giả. Chưa cần biết sự thật khác với phim bao nhiêu phần trăm, chỉ biết rằng đạo diễn và biên kịch đã có một thành quả xuất sắc trong việc tạo ra những mối quan hệ đan xen đầy mâu thuẫn, rắc rối và cũng hết sức thú vị, bất ngờ. Và cũng thật tuyệt vời khi diễn xuất của tất cả các nhân vật phụ, lẫn nhân vật chính, đều quá tuyệt vời và hết sức thuyết phục, đủ để khiến cho một bộ phận không nhỏ khán giả sẽ tin những điều họ đang xem là thực mà quên mất đây chỉ là một tác phẩm điện ảnh.

Điều khiến mình thích nhất ở TSN chính là ở screenplay. TSN không phải là một câu chuyện liền mạch từ đầu chí cuối trơn tuột như cách mà ta vẫn xem phim bình thường. Toàn bộ bộ phim là một sự pha trộn cực kỳ điêu luyện 3 quãng thời gian hoàn toàn khác nhau của cuộc đời Mark, đan xen liên tục và hỗ trợ đắc lực cho nhau trong việc xây dựng nên hình ảnh nhân vật chính cũng như cuộc đời đầy biến động của anh ta từ khi sáng lập ra facebook. 3 thời điểm đó chính là khi Mark là một sinh viên xuất chúng của Havard nhưng lại có phần lập dị, tách rời tập thể và có cá tính hơi quái lạ, vụ kiện bản quyền của anh em Winklevoss đối với Mark và vụ kiện của người bạn thân từng cùng Mark sáng lập nên facebook – Eduardo Saverine đòi hỏi quyền lợi hợp pháp đối với facebook sau khi bị cho ra rìa trắng trợn. Hình ảnh của 3 thời điểm liên tục thay phiên nhau xuất hiện một cách có chủ ý, để cho nội dung của các đoạn hội thoại, các tình huống hỗ trợ nhau cực kỳ khéo léo trong việc kể lại câu chuyện. Và nó đã đặc biệt thành công khi có những trường đoạn 1 câu nói hoàn chỉnh được nói bởi 3 người khác nhau trong 3 thời điểm khác nhau, hay những khắc họa về sự trớ trêu trong hoàn cảnh khi 2 người bạn thân từng hi sinh vô vụ lợi cho nhau trở thành 2 người trên 2 chiến tuyến, hay thậm chí là xây dựng một cách hết sức rõ nét tính cách của các nhân vật chủ chốt trong phim.

Vậy thôi. Bài này bắt đầu viết trong giai đoạn tâm thần, tinh thần không ổn định, luôn trong trạng thái căng thẳng cực độ, hết sức mệt mỏi nên tự nhiên đến đây không nghĩ ra thêm gì để viết tiếp :D.

Nói chung là 1 phim xuất sắc xem rất sướng, cảm giác cực kỳ thú vị khi theo dõi bước tiến của một con người lắm tài nhiều tật – 9/10.

Hi vọng là sẽ có đủ tinh thần và thời gian để chiến tiếp các phim cả Oscar lẫn ko Oscar khác.

Thanks, peeps.

Đánh giá

Nội dung - 8.3
Diễn xuất - 8
Nhạc phim - 7.8
Kỹ xảo điện ảnh - 7.3
Thông điệp truyền tải - 7.4

7.8

Thú vị

Câu chuyện về tình bạn, về tham vọng và sự phản bội

User Rating: 3.43 ( 2 votes)

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Chín 3, 2018 | Lần cập nhật cuối: Tháng Bảy 28, 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button