Nhân vật

Thiên tài khuyết tật Stephen Hawking và 12 câu nói để đời

“Đời mà không vui thì thật là thảm hại”, Stephen Hawking từng nói.

Năm 21 tuổi, Stephen Hawking bị chẩn đoán bệnh liên quan đến cơ thần kinh vận động.

Bác sỹ nói rằng ông chỉ sống thêm được vài năm nữa.

Năm nay ông đã 72 tuổi, là một trong những nhà vật lý học tiên phong còn sống, giáo sư giảng dạy tại trường đại học Cambridge, nhà nghiên cứu lỗ đen vũ trụ, đồng thời là tác giả của cuốn sách bán chạy: “Lược sử thời gian”.

Dưới đây là 12 câu nói để đời của ông về thái độ trước khoa học và cuộc sống.

Sự khuyết tật

“Lời khuyên của tôi dành cho những người khuyết tật là: Hãy tập trung vào những việc mà sự khuyết tật không thể ngăn cản bạn làm tốt, và đừng tiếc nuối những thứ bạn không làm được vì nó. Đừng để bị khuyết tật về cả tinh thần, lẫn thể chất”.

Mục tiêu

“Mục đích của tôi khá đơn giản. Đó là hiểu biết hoàn toàn về vũ trụ, vì sao nó có hình dạng như hiện tại, và vì sao nó tồn tại.”

Ý chí

“Tôi nhận thấy rằng kể cả những người khẳng định mọi thứ đã an bài và chúng ta không thể làm gì để thay đổi nó, vẫn suy xét trước khi quyết định”.

Tính hài hước

“Đời mà không vui thì thật là thảm hại”.

Về chỉ số IQ của bản thân

“Tôi không biết. Người nào cứ khoe khoang về IQ là những kẻ thua cuộc”.

Những điều ông nghĩ tới hàng ngày

“Phụ nữ. Họ là một bí ẩn hoàn toàn”.

Lời khuyên cho ba người con

“Một, nhớ rằng luôn nhìn lên những vì sao và đừng nhìn xuống dưới chân. Hai, không bao giờ từ bỏ công việc. Công việc làm cho các con cảm thấy có ý nghĩ, mục đích, không có công việc thì cuộc đời trống rỗng. Ba, nếu may mắn tìm được tình yêu, luôn nhớ rằng mình có nó, đừng để nó vuột mất”.

Tại sao ông viết sách cho những độc giả phổ thông

“Tôi dành rất nhiều công sức để viết cuốn “Một lược sử” vào thời điểm bệnh tật cực kỳ trầm trọng do viêm phổi, vì tôi nghĩ việc giải thích công việc của mình, đặc biệt trong lĩnh vực vũ trụ học, là quan trọng đối với một nhà khoa học. Giờ đây, nó trả lời rất nhiều câu hỏi từng được đặt ra với các tôn giáo”.

Giá trị của lý thuyết dây

“Khi thấu hiểu lý thuyết dây, chúng ta sẽ biết cách vũ trụ hình thành. Nó sẽ không ảnh hưởng nhiều tới cách chúng ta đang sống, nhưng việc biết về cội nguồn là quan trọng, cũng như điều gì đang chờ đợi sắp tới khi chúng ta tiếp tục tìm kiếm”.

Sức khỏe của mình

“Lần tôi bị chẩn đoán bệnh cơ thần kinh vận động đầu tiên, bác sỹ bảo tôi chỉ sống được thêm 2 năm. Giờ tôi đã 45 tuổi, và mọi thứ vẫn khá ổn”.

Chúa trời

“Có thể Chúa tồn tại, nhưng khoa học có thể giải thích về vũ trụ mà không cần tới một đấng sáng tạo.”

Khi gặp trở ngại

“Chẳng có ích gì khi nổi nóng lúc bị mắc kẹt. Tôi thường tiếp tục suy nghĩ về vấn đề trong lúc làm việc khác. Đôi lúc phải mất vài năm tôi mới tìm được đường đi tiếp. Với giả thiết về thông tin biến mất trong lỗ đen, tôi mất tới 29 năm”.

Theo Lê Phương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button