Sách kinh tế

Sinh Ra Là Một Bản Thể, Đừng Chết Như Một Bản Sao

Tác giảJohn Mason
Phát hành01-2013
Thể loạiSách kỹ năng sống
Đánh giá[kkstarratings]
Nhà phát hành Thái Hà

Giới thiệu sách

Nếu câu trả lời là CÓ thì đã đến lúc bạn nên đọc Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản sao của John Mason. Đây là một trong những cuốn sách nổi tiếng nhất của mục sư đồng thời cũng là một tác giả sách kiêm diễn giả nổi tiếng này. Sinh ra là một bản thể, đừng chết như một bản saonói với chúng ta cách trân trọng những tài năng đặc biệt của mình để trở thành chính con người mình, không cần phải ghen tị, so sánh với bất kỳ ai.

Bởi lẽ, Thượng Đế khi tạo ra bạn đã cho bạn một sứ mệnh và không ai khác có thể hoàn thành điều đó tốt hơn chính bạn. Ngài không chờ đợi bạn hoàn hảo, nhưng Ngài muốn bạn sử dụng tất cả những tài năng, sức mạnh mà Ngài đã ban tặng cho bạn để làm chính con người mình.

Ai cũng có thể thành công trong cuộc sống – không có bất kỳ ngoại lệ nào. Vì thế, khi gấp lại cuốn sách, ngẫm nghĩ và áp dụng những gì John Mason đã dạy cũng là lúc bạn trở thành con người hoàn thiện hơn trước – trân trọng bản thân mình hơn, tự tin hơn, khám phá những sức mạnh tiềm ẩn trong con người mình để trở thành con người thành công và hạnh phúc.

Trích đoạn sách

Bạn giống như một túi trà vậy – chưa có mấy giá trị cho đến khi được thả vào nước nóng

Bạn đã bao giờ thất bại hay mắc lỗi chưa? Nếu câu trả lời là có, thì đây chính là chương dành cho bạn. Bạn mắc lỗi chứng tỏ bạn đang trong quá trình hoàn thiện bản thân. Và điều quan trọng là bạn vẫn có thể phát triển thêm nữa. Thất bại và lỗi lầm có thể là một cây cầu, thay vì là hàng rào chắn ngăn cản bạn đến với thành công.

Đức Giê-hô-va định liệu các bước của người, và Ngài thích đường lối người… Dẫu người té, cũng không nằm sải dài. Vì Đức Giê-hô-va lấy tay Ngài nâng đỡ người.
Thi Thiên 37: 23-24

Thất bại cũng chỉ là một cách nhìn mà thôi. Vấn đề không phải là bạn rơi bao xa mà là bạn có thể nẩy cao được bao nhiêu sau cú rơi đó. Những người thành công tin rằng sai lầm cũng chỉ là sự phản hồi mà thôi. Bạn có thể học được một điều gì đó từ tất cả những chuyện xảy ra.

Có một câu chuyện như sau: Một giáo viên tiểu học yêu cầu các em học sinh về hỏi cha mẹ một câu chuyện của chính gia đình mình. Sau đó rút ra bài học sau câu chuyện đó, rồi đến kể lại cho cả lớp nghe vào buổi học hôm sau.

Vào buổi học ngày hôm sau, Joe là người đầu tiên kể câu chuyện của mình. “Bố tớ là một nông dân và gia đình tớ nuôi gà. Một ngày nọ, cả nhà tớ đem trứng ra chợ bán. Trứng được để vào rổ đặt ở ghế trước của xe tải. Khi xe đi qua một ổ voi trên đường, cái rổ rơi ra khỏi ghế và tất cả trứng vỡ hết. Bài học của câu chuyện là không bao giờ để tất cả trứng của bạn vào một rổ.”

“Rất tốt”, cô giáo nhận xét.

Mary là người thứ hai kể câu chuyện của mình: “Gia đình tớ cũng là nông dân. Chúng tớ có tới 20 con gà chuẩn bị đẻ trứng, nhưng khi trứng nở thì lại chỉ có 10 con gà con mà thôi. Bài học rút ra từ câu chuyện này là đừng bao giờ đếm cua trong lỗ.”

“Rất hay,” cô giáo nói và cảm thấy hài lòng với hai câu chuyện của Joe và Mary.

Tiếp đến là lượt kể của Barney: “Bố tớ kể câu chuyện về dì tớ tên là Karen. Dì Karen từng là một phi công. Trong một trận chiến, máy bay của dì ấy bị bắn trúng. Dì phải phá hàng vây của địch và tất cả những thứ mà dì có là một chai rượu whiskey, một khẩu súng và một ngọn mác.”

“Tiếp tục đi,” cô giáo tò mò.

“Dì Karen uống hết chai rượu trước khi hạ cánh để chuẩn bị tinh thần, sau đó dì đáp máy bay xuống ngay giữa 100 tên lính của địch. Dì hạ gục 70 tên bằng khẩu súng cho đến khi súng hết đạn. Dì tiêu diệt tiếp 20 tên bằng ngọn mác cho đến khi lưỡi mác bị gãy. Và sau đó dì hạ đo ván 10 tên còn lại bằng đôi tay của dì.”

“Chúa ơi,” cô giáo nói một cách sợ hãi, “Vậy theo bố em thì bài học đạo đức từ câu chuyện đáng sợ này là gì?”

“Thưa cô, bài học là hãy tránh xa dì Karen khi dì đang say ạ.”

Theodore Roosevelt(1) đã từng nói: “Dám làm những điều phi thường, đạt được những chiến tích lớn lao dù cho có phải gặp thất bại còn tốt hơn nhiều so với việc phải đứng ngang hàng với những tâm hồn cằn cỗi chẳng biết thế nào là tận hưởng hay chịu đựng bởi họ không chiến thắng mà cũng chẳng thất bại.” Một trong những điều liều lĩnh nhất bạn có thể làm trong đời là quá cẩn thận đến nỗi chẳng bao giờ gặp thất bại hay mắc lỗi.

Thất bại thực sự là một cơ hội để bắt đầu lại một cách thông minh hơn. Chẳng có ai đạt được những thành công lớn lao mà không từng chơi vơi trên bờ vực của sự đổ vỡ. Việc bạn thất bại còn tốt hơn nhiều so với việc bạn chẳng dám làm gì. Nếu bạn không mắc lỗi, điều đó chứng tỏ những gì bạn làm là quá dễ dàng.

Vernon Sanders(2) đã từng nói: “Trải nghiệm là một người giáo viên khó tính bởi bài kiểm tra thì đưa ra trước còn bài học lại đến sau.” Thất bại hay lỗi lầm sẽ khiến bạn tốt hơn hoặc tồi đi. Sự lựa chọn là tùy thuộc vào bạn. May mắn thay, Chúa không bao giờ tạo ra cho bạn những kế hoạch kết thúc trong thất bại.

Edwin Louis Cole(3) đã viết rằng: “Thành công cốt ở việc đứng dậy mỗi khi bạn vấp ngã. Bạn không chết đuối vì bạn ngã xuống nước mà bởi bạn cứ ở đó thôi.” Hãy thức dậy và bước đi. “Ai ăn ở ngay thẳng sẽ được cứu rỗi; còn ai đi theo lối cách cong – vênh sẽ sa vào một trong hai lối ấy.” (Châm Ngôn 28:18).

Cách tốt nhất để bước tiếp là rút ra bài học và quên đi những tiểu tiết. Ước mơ của bạn sẽ không bị tan vỡ chỉ bởi một lỗi lầm nhỏ, nhưng nó sẽ tan vỡ nếu bạn thờ ơ và coi như mình chẳng mắc lỗi gì cả. Bạn phải vượt qua những thất bại và lỗi lầm bằng cách tìm thấy sự soi đường của Chúa. Những lời răn của Chúa đã dạy rằng: “Đức Chúa sẽ đi trước ngươi, Ngài sẽ ở cùng ngươi, chẳng lìa khỏi ngươi, chẳng từ bỏ ngươi đâu. Chớ sợ, và chớ kinh khủng” (Phục Truyền Luật Lệ Ký, 31:8).

Thất bại có thể là một gánh nặng hoặc nó có thể chắp cánh cho bạn bay xa. Có một sự thật là 99% thành công là dựa trên những thất bại từ trước đó. Lỗi sai chứng tỏ người nào đó đã dừng nói để bắt tay vào hành động. Hãy nhớ đến bài thơ cổ của Edgar A. Guest(4) có câu: “Thành công là thất bại lật ngược lại mà thôi.”

Lửa thử vàng, gian nan thử sức.

Bạn không thể ngắm bình minh nếu nhìn về hướng Tây

Cách bạn tiếp nhận những gì xảy đến trong cuộc đời mình tạo nên sự khác biệt. Ví dụ như, nếu bạn đọc cuốn sách này và bắt đầu bằng câu nói “Tôi sẽ hành động như cách mà tác giả khuyên tôi”. Như vậy, bạn sẽ đạt được nhiều lợi ích hơn là chỉ đọc để được truyền cảm hứng. Hành động không xuất phát từ suy nghĩ mà từ sự sẵn sàng nhận lấy trách nhiệm. Hãy chuẩn bị sẵn sàng cho sự thay đổi.

Tôi biết hàng tá người có vô số kiến thức trong đầu nhưng lại chẳng bao giờ có một ý tưởng nào đáng giá cả. J. Oswald Sanders(1) đã nói: “Rất nhiều đôi mắt có khả năng nhìn, nhưng rất ít đôi mắt có khả năng thấy.” Vấn đề ở đây là chúng ta đang bị bão hòa thông tin nhưng lại rất “đói” khả năng nhận thức bản chất vấn đề.

Hàng ngày, chúng ta liên tục tạo ra những quyết định “tiếp nhận” hay “chống lại”. Không có gì biến mất nhanh hơn một ý tưởng mới trong một đầu óc bị khép kín.

Một người không thể học được điều mà anh ta nghĩ mình đã biết hết rồi.
Epictetus

Có những người chỉ nhìn thấy điều hay, số khác lại chỉ nhìn thấy điều dở.

Charles Francis Adams, cháu nội của John Adams(2) và con trai của John Quincy Adams(3) , là thượng nghị sĩ của bang Massachusetts, thượng nghị sĩ Quốc hội, và đại sứ Hoa Kỳ tại Anh dưới thời tổng thống Abraham Lincoln. Ông rất quan tâm đến việc ghi lại nhật ký hàng ngày và khuyến khích con cháu mình cũng làm như vậy.

Henry Brooks Adams, con trai thứ tư trong số bảy người con của Charles, đã làm theo lời khuyên của cha mình và bắt đầu viết nhật ký từ khi còn bé. Năm tám tuổi, sau một ngày vui chơi cùng cha mình, cậu đã viết: “Đi câu cá cùng cha, ngày tuyệt vời nhất trong đời mình.”

Buổi đi chơi đó tuyệt vời đến nỗi Brooks đã nói và viết về nó đến tận 30 năm sau. Lúc này, Brooks nghĩ đến việc so sánh nhật ký của mình và cha. Vào ngày hôm đó, Charles đã viết: “Đi câu cá với con trai, phí mất cả một ngày.”

Có những điều may mắn và tốt đẹp đến với bạn hoặc trôi qua kẽ tay hàng ngày. Đừng quá bận rộn đến nỗi không đủ thời gian để ý. Sự sẵn sàng tiếp nhận là khả năng tuyệt vời nhất mà bạn có. Bóng tối và con quỷ trong bạn sẽ biến mất khi nghe thấy tiếng nói vọng lên: “Con sẽ làm những gì Người chỉ dạy, thưa Chúa.” Khi bạn hướng đến Chúa, bạn sẽ quay lưng lại với những gì xấu xa. Đừng bao giờ để bất kỳ điều gì kiểm soát cuộc sống của bạn, ngoại trừ niềm tin.

Nhận lấy hay chống lại là một sự chọn lựa. Chúng ta sẽ nhìn thấy sự hiện diện của Chúa ở bất cứ nơi đâu, hoặc là chẳng ở đâu cả tùy theo cách mà chúng ta định hướng bản thân. Hành trình của chúng ta với Chúa bắt đầu cùng sự tuân theo và kết thúc khi chúng ta ngoảnh mặt quay đi. Chúa có ở xa chúng ta không? Những cơ hội mà Đấng tạo hóa đem lại không thể đánh thức những ai đang say sưa ngủ.

Chúng ta không nhìn mọi vật như bản chất của chúng, mà theo bản chất của chúng ta.

Thường thì đầu óc chúng ta bị khóa chặt lại trên một con đường quen thuộc. Chúng ta đang tìm kiếm màu đỏ, bởi vậy chúng ta bỏ qua màu xanh. Chúng ta tìm kiếm tương lai, nhưng Chúa nói rằng hãy quan tâm đến hiện tại. Chúng ta tìm kiếm câu hỏi ở mọi nơi mà không biết rằng câu trả lời nằm ngay ở chính trong ta.

Cơ hội sẽ đến với chúng ta nếu chúng ta sẵn sàng đón nhận. Khi bạn không sẵn sàng đón nhận, điều đó sẽ giống như mong lấy được nhiều gạo mà chỉ mang theo mỗi chiếc ca nhỏ. Khi một người được định hướng đúng cách, anh ta sẽ luôn sẵn sàng để đón nhận những cơ hội mà Chúa đem lại.

Luôn tin tưởng ở Chúa.

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Bảy 26, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Bảy 26, 2017

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button