Tác giả

Kỳ quặc những tác giả bị “oan” nhất trong làng văn chương thế giới

Là tác giả của những tác phẩm kinh điển, nổi tiếng nhưng nhiều người vẫn không tin họ có đủ khả năng để viết ra một tác phẩm như vậy.

Dưới đây là những tác giả có rất ít, thậm chí chỉ có một tác phẩm, để đời. Thế nhưng nhiều người lại không thể tin được những tác phẩm xuất sắc đó lại được viết bởi những người… chưa từng được biết đến bao giờ hoặc không được đào tạo hay có giấc mơ mãnh liệt làm nhà văn, hay viết trong tình trạng sức khỏe tồi tệ.

Dreams from my father (Tạm dịch: Những giấc mơ của cha tôi)

Đây là cuốn hồi ký nổi tiếng của Tổng thống Mỹ Barrack Obama. Thế nhưng cuốn sách bị cho là đầy rẫy những “hạt sạn” như những nhân vật trái ngược nhau, những sự kiện chưa từng xảy ra khiến nhiều người nghi ngờ Obama không phải là người viết ra cuốn sách.

Khi còn là giảng viên luật ở đại học Chicago vào năm 1995, Obama đã nhận tiền để viết nên cuốn hồi ký về cuộc đời ông, thế nhưng ông chưa hoàn thành được cuốn sách đó. Sau đó, người ta phát hiện ra rằng một người quen của ông Obama là Bill Ayers từng viết cuốn Fugitive Days, có giọng văn rất giống cuốn sách của Obama. Thế nhưng cả hai người đều từ chối bình luận về vụ việc.

Cuốn hồi ký của ông Obama khiến nhiều người nghi ngờ
Cuốn hồi ký của ông Obama khiến nhiều người nghi ngờ

The Man With The Golden Gun (Tạm dịch: Người đàn ông với khẩu súng vàng)

Nhiều giả thuyết đưa ra câu hỏi rằng Ian Fleming đã bắt tay vào viết cuốn The Man With The Golden Gun, cuốn tiểu thuyết thứ 12 trong loạt truyện về James Bond, nhưng người kết thúc câu chuyện lại là một tác giả khác?

Fleming mắc bệnh tim và chết vì cơn đau tim trước khi cuốn sách được xuất bản. Trước đó, phong cách quen thuộc của ông là viết bản thảo thứ nhất và nộp cho nhà xuất bản, sau đó ông lấy bản thảo về và chỉnh sửa thêm một lần nữa rồi mới hoàn thành. Riêng cuốn tiểu thuyết lần này, ông chết sau khi mới làm xong bản thảo lần thứ nhất.

Thế nhưng sự thật đằng sau cuốn sách cuối cùng của Fleming vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vẫn có nhiều người không tin ông có thể làm việc dưới tình trạng sức khỏe tồi tệ, hay là đã có một người hoàn thành công việc đó thay ông?

Ian Fleming viết cuốn sách trong tình trạng sức khỏe tồi tệ
Ian Fleming viết cuốn sách trong tình trạng sức khỏe tồi tệ

Nhật ký Anne Frank

Một trong những cuốn sách gây xúc động nhất thời kỳ Đức quốc xã mới đây lại bị cho là không phải do Anne Frank viết lên. Trước đó, người ta biết rằng Anne có mơ ước được trở thành nhà văn, điều này càng thôi thúc cô viết lại cuộc đời mình trong lúc trú ẩn ở một nơi nhỏ hẹp tại Hà Lan. Và rồi cô bé chết mà không bao giờ được nhìn thấy tác phẩm của mình đến tay độc giả.

Nhiều người lại không tin được ngôn ngữ được chăm chút trong cuốn nhật ký đến từ một cô bé (Anne bắt đầu viết khi mới 13 tuổi). Cuộc tranh cãi vẫn chưa kết thúc vì Anne từng viết lại cuốn nhật ký vào năm 1944. Bên cạnh đó, cuốn nhật ký cũng được cha cô biên tập lại và quyết định những điều nào cô viết được công bố trước công chúng.

Nhiều người khó có thể tin một cô bé 13 tuổi có thể viết những lời văn trau chuốt đến thế
Nhiều người khó có thể tin một cô bé 13 tuổi có thể viết những lời văn trau chuốt đến thế

Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên

Đây là tác phẩm dựa trên câu chuyện có thật của Laura Ingalls Wilder về cuộc sống ở miền trung nước Mỹ. Tác phẩm cũng trở thành kinh điển trong làng văn và được dựng thành bộ phim truyền hình được yêu thích từ những năm 1970.

Câu hỏi là, truyện có thực sự dựa trên cuốn nhật ký của cô gái trẻ Laura hay không hay đó là của con gái bà tên là Rose Wilder Lane?

Rose là một nhà báo và cô bắt đầu thu thập lại những cuốn nhật ký thời thanh xuân của mẹ mình. Trong nhật ký của mình, Rose cũng viết là cô làm việc trên các câu chuyện của mẹ mình. Nhưng “công việc” ở đây chính xác là gì?

Có người nói rằng Laura là người viết các câu chuyện còn Rose sắp xếp và biên tập để chúng trở nên hoàn chỉnh hơn. Công việc đó không khác gì ngoài việc viết lại cuốn nhật ký và phát triển cốt truyện.

Có lẽ cuốn "Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên" là công sức của hai mẹ con nhà Wilder
Có lẽ cuốn “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” là công sức của hai mẹ con nhà Wilder

Cuốn theo chiều gió

Margaret Mitchell chỉ là một người viết mục giải trí cho một tạp chí khi bà trở thành tác giả của một tác phẩm “bom tấn” của thế kỉ 20. Tác phẩm ra đời khi năm 1926, Margaret bị thương ở mắt cá chân và buộc phải nghỉ ngơi trị liệu dài ngày.

Sau khi bà đọc hầu hết các cuốn sách ở thư viện thì chồng bà, John Marsh, đề nghị bà hãy thử viết một cuốn sách cho riêng mình. Và thế là bà bắt đầu viết Cuốn theo chiều gió.

"Cuốn theo chiều gió" trở thành một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất thế kỉ 20
“Cuốn theo chiều gió” trở thành một trong những tác phẩm đáng chú ý nhất thế kỉ 20

Khi đó, Margeret luôn muốn giữ bí mật về tác phẩm của mình với bạn bè. Thế nhưng người ta vẫn biết bà dành hằng ngày bên chiếc máy đánh chữ. Dịp đó, biên tập Harold Ltham của nhà xuất bản Macmillan đã có chuyến đi xuống miền Nam để tìm những cây bút mới. Ông đã được giới thiệu đến Margaret. Bà hơi ngần ngại về việc tiết lộ tác phẩm của mình. Nhưng cuối cùng cuốn sách cũng đã được xuất bản và trở nên tác phẩm kinh điển.

Tuy nhiên nhiều người cho rằng Margeret không phải tác giả của Cuốn theo chiều gió. Bản thân bà chỉ là người viết tạp chí, hơn nữa bà khá độc lập, cứng rắn và có vẻ như không thích thú viết những tác phẩm như vậy. Những câu hỏi cũng được mang đến chồng bà nhưng ông từ chối trả lời.

Sau cái chết bất ngờ của Margaret, chồng bà đã niêm phong tất cả bản thảo và giấy tờ liên quan đến tác phẩm và đem gửi ở két an toàn ở Atlanta. Ông tin rằng bí mật này chỉ được mở khi có một ai đó chỉ ra được bằng chứng vợ ông không phải người viết Cuốn theo chiều gió.

Margaret từng bị đem ra bàn luận xem bà có thực sự là tác giả của cuốn sách kinh điển này hay không?
Margaret từng bị đem ra bàn luận xem bà có thực sự là tác giả của cuốn sách kinh điển này hay không?

Một trong những lời cuối cùng của Marsh viết về vợ mình là: “Tôi là người tin rằng tất cả bằng chứng không những chỉ ra rằng, vợ tôi Margaret Mitchell Marsh, là người viết Cuốn theo chiều gió, mà còn là người duy nhất có thể viết được tác phẩm đó”. Đến nay, những tranh cãi về Margaret và tác phẩm của bà đã lắng xuống.

Hoàng Hương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button