Tin tức xuất bản, điểm tin sách

Vì sao sách cũ có mùi hương hấp dẫn đặc trưng?

Các nhà khoa học đã tìm ra lý do chúng ta hay có thói quen ngửi mùi sách dù cho chúng mới hay cũ.

Tổ chức khoa học Heritage Science mới đây công bố kết quả nghiên cứu thói quen kỳ lạ của những người mê đọc sách: Những cuốn sách cũ luôn được yêu thích và trân trọng hơn sách mới in. Điều bí mật nằm ở chính mùi hương của chúng. Theo các chuyên gia, mùi hương là một phần định hình nên “di sản văn hóa” và một trong những yếu tố chủ chốt của mỗi nền văn hóa là sách.

Những thư viện hay nhà kho lưu giữ nhiều sách cũ luôn có một sức hấp dẫn kỳ lạ với người yêu sách.

Mùi hương khơi gợi những ký ức cũ và những xúc cảm mạnh mẽ. Giống như khi ngửi mùi bánh quy nướng, nhiều người sẽ lập tức nhớ về căn bếp ngào ngạt hương thơm của mẹ. Mùi sách cũ cũng vậy, mùi ẩm mốc cũ kỹ của chúng khiến độc giả, đặc biệt là các nhà sử học, thấy vô cùng thích thú.

“Mùi sách cũ” là cánh của mở ra những ký ức tuổi thơ tuyệt đẹp của không ít người. Đánh giá một cách khoa học, các nhà nghiên cứu tại University College London đã phân tích những hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà sách cũ thường tỏa ra. Chúng được đặt tên là VOC, là kết quả của việc gỗ làm giấy phân hủy dần theo thời gian.

Mùi hương của một cuốn sách chịu nhiều tác động của môi trường xung quanh.

Trong thí nghiệm, các tình nguyện viên đã được đề nghị phân loại 8 mùi hương khác biệt, trong đó có “mùi sách cũ”. Khá bất ngờ khi lần đầu tiên thử nghiệm, nhiều người đã nhầm lẫn mùi hương này với mùi chocolate hay cà phê. Điều này khá dễ hiểu khi giấy, chocolate và cà phê đều có nguồn gốc thực vật.

Trong lần thử nghiệm thứ hai, các ứng viên cung cấp những câu trả lời tích cực hơn. Thay vì chocolate và cà phê, họ bắt đầu mô tả giấy sách cũ giống với mùi gỗ, mùi khói hay mùi đất.

Sở thích ngửi mùi sách còn trở thành nguồn cảm hứng cho Karl Lagerfeld – nhà thiết kế thời trang nổi tiếng người Đức sáng tạo ra một loại nước hoa có mùi hương của những trang sách.

Lần này thí nghiệm được tổ chức tại Thư viện Lịch sử St. Paul’s Cathedral tại London, Anh. Kết quả có sự khác biệt lớn do người tham gia có ấn tượng bằng thị giác về những nội thất bằng gỗ xuất hiện khắp thư viện.

Nghiên cứu cũng giúp tìm ra cách bảo quản tốt nhất cho sách ở các niên đại khác nhau. Như giấy ở giai đoạn năm 1850 sẽ tỏa ra mùi khác với giấy của năm 1990 bởi cuối thế kỷ XIX các xưởng in sử dụng nhiều acid trong việc sản xuất và tẩy trắng giấy hơn.

Gia Hạ

Bạn có thể quan tâm đến chủ đề:

Ngày đăng: Tháng Năm 12, 2017 | Lần cập nhật cuối: Tháng Hai 2, 2018

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button