List sách hay

10 bài học đáng giá rút ra từ quyển sách “Tư duy như một kẻ lập dị”

Tư duy như một kẻ lập dị như một lược đồ hoạch định để tư duy khác biệt và sáng tạo. Cuốn sách mô tả những lợi ích của việc từ bỏ sự khôn ngoan từng trải truyền thống, và dạy bạn cách đào sâu hơn nữa để tìm ra sự vận hành của sự vật. Bằng cách học lối tư duy như ‘một kẻ lập dị’, bạn sẽ được tiếp cận với một cách giải quyết vấn đề và cách hiểu về thế giới hoàn toàn mới.

Ai nên đọc cuốn sách này?

  • Bất cứ ai thích thách thức những quan niệm lối mòn truyền thống
  • Bất cứ ai thích sử dụng xác suất thống kê để giải quyết vấn đề
  • Bất cứ ai muốn học cách tư duy độc đáo và sáng tạo

Tác giả cuốn sách này là ai?

Steven D. Levitt là giáo sư tại Đại học Chicago. Ông được trao huân chương John Bates Clark, một trong những giải thưởng danh giá nhất trong lĩnh vực kinh tế, chỉ sau giải Nobel.

Stephen J. Dubner là một nhà báo đạt giải thưởng từng làm việc cho tờ New York Times.

1: Tôi có thể học gì từ cuốn sách này? Nâng cao khả năng giải quyết vấn đề bằng cách giải phóng bản thân khỏi các quy ước thông thường.

Đã bao giờ bạn đưa ra một lựa chọn chỉ vì mọi người xung quanh bạn đều có vẻ ủng hộ nó?

Bạn có thường xuyên thấy bản thân lặp lại một lập luận nào đó bạn từng gặp qua trên truyền hình, mặc dù chưa nghĩ kĩ về nó?

Chúng ta thường bị giới hạn bởi sự khôn ngoan từng trải truyền thống về cách thế giới vận hành. Hơn thế nữa, niềm tin kiểu này đặc biệt giới hạn chúng ta khi phải đưa ra quyết định và giải quyết vấn đề.

Cuốn Tư duy như kẻ lập dị, viết bởi hai tác giả của cuốn Kinh tế học hài hước, hướng tới việc giải quyết vấn đề cụ thể này bằng cách cho cả thế giới thấy, thông qua từng người đọc, cách suy nghĩ độc đáo mà theo hai tác giả này là “khác biệt một chút, khó nghĩ hơn một chút và tự do hơn một chút”.

Trong cuốn sách này bạn sẽ học cách nhìn nhận thế giới theo cách không giống ai, và bằng cách đó, tìm ra các giải pháp mà có lẽ bạn không bao giờ nghĩ tới. Tóm lại, cuốn sách này sẽ hướng dẫn bạn cách tư duy như một kẻ lập dị.

Trong quá trình đó, bạn cũng sẽ biết được:

  • Tại sao qua các trò ảo thuật trẻ con lại khó lừa hơn so với người lớn?
  • Tại sao bạn không bao giờ nên chỉ dựa vàophán đoán của một chuyên gia?
  • Làm thế nào một sinh viên gầy nhom lại chiến thắng cuộc thi vô địch ăn bánh mì kẹp xúc xích toàn thế giới với thành tích cao gấp đôi kỷ lục năm trước đó ghi được?
  • Làm thế nào việc hợp pháp hoá chuyện phá thai trong thập niên 70 lại dẫn tới sự sụt giảm mạnh về tội phạm vào thập niêm 90?

2: Tư duy như kẻ lập dị nghĩa là phá vỡ mọi quy tắc thông thường; điều đó có thể giúp bạn thắng World Cup nhưng không nhất thiết giúp bạn được mọi người yêu thích

Xem giá bán

Khi chúng ta cố gắng giải quyết các vấn đề, phần lớn chúng ta được dẫn dắt bởi lòng tin truyền thống. Mặc dù vậy, vấn đề của những niềm tin truyền thống này lại chính là: chúng thường sai.

Ví dụ về phong trào tiêu thụ thực phẩm địa phương. Phần lớn mọi người tin rằng việc tiêu thụ thực phẩm địa phương giúp giảm thiểu các ảnh hưởng lên môi trường.

Mặc dù vậy, một nghiên cứu gần đây cho thấy phong trào này thật ra có tác dụng ngược lại bởi vì các nông trại nhỏ tiêu tốn nhiều năng lượng hơn việc sản xuất, điều này có tác động lớn hơn bất cứ ảnh hưởng tích cực nào tạo ra nhờ việc giảm thiểu vận chuyển.

Đây chính xác là điều chúng ta gọi là tư duy như kẻ lập dị: sử dụng số liệu thống kê làm căn cứ đặt niềm tin và ra quyết định, thay vì dựa trên sự khôn ngoan từng trải thông thường.

Nhưng điều này có tác dụng như thế nào trong cuộc sống hàng ngày? Thứ nhất, tư duy như kẻ lập dị có thể giúp bạn giải quyết vấn đề.

Ví dụ, hãy thử tưởng tượng bạn là một cầu thủ bóng đá chuẩn bị sút phạt để giành phần thắng trong World Cup cho đội mình.

Bạn làm thế nào để có thể tăng cơ hội ghi bàn? Nếu bạn thuận chân phải như hầu hết các cầu thủ khác, việc nhắm vào góc trái sẽ tạo ra một cú sút mạnh và chính xác hơn. Các thủ môn biết được điều này, do đó 57% số lần bắt bóng họ sẽ nhảy về phía trái của cầu thủ sút bóng, và 41% nhảy về phía phải.

Tuy nhiên, thật thú vị vì chỉ có 2% trường hợp thủ môn đứng chính giữa khung thành, do đó một cú sút thẳng ngay trung lộ sẽ có 7% thành công cao hơn so với một cú sút vào một trong hai góc.

Tuy việc tư duy như một kẻ lập dị có rất nhiều lợi thế, nó cũng có thể khiến bạn mất đi sự yêu thích của khán giả.

Ví dụ, thống kê cho thấy chỉ 17% trong số các cú sút phạt thực hiện bởi các cầu thủ chuyên nghiệp được nhắm vào chính giữa.

Tại sao ư?

Bởi vì đó là một sự vi phạm rõ ràng các quy luật thông thường. Hơn nữa, nếu thủ môn ở vị trí trung tâm và dễ dàng bắt được bóng mà không tốn chút sức nào, cầu thủ đã sút quả phạt sẽ mất hết lòng tin của người hâm mộ đã đặt vào anh ấy.

Hoặc là, ví dụ, hãy tưởng tượng khi bạn nói với một người bạn vốn chỉ thích mua thực phẩm nông nghiệp địa phương rằng phong trào tiêu dùng này thực tế đang làm tổn thương môi trường, bạn sẽ biết mình có thể được “yêu quý” thế nào.

3: Thừa nhận điều bạn không biết, và đừng bao giờ tin tưởng mù quáng vào các chuyên gia

Rất khó để nhiều người trong số chúng ta thừa nhận họ không biết một điều gì đó. Thay vì thừa nhận sự thiếu kiến thức, chúng ta lại tự tin thái quá và vờ như mình biết dù thực tế không phải vậy.

Nói tới việc tự tin thái quá, khi được hỏi phải tự đánh giá kĩ năng lái xe của mình, khoảng 80% người trả lời đánh giá bản thân ở mức “trên trung bình”, dù đúng ra chỉ có 49,99% trong số đó được như vậy.

Ngoài ra, mọi người giả vờ có kiến thức về một lĩnh vực nào đó vì họ không muốn trông ngu ngốc. Vì vậy họ mỉm cười và gật gù đồng tình, cho dù bản thân không hiểu gì cả, hoặc lặp lại những ý kiến đã đọc qua báo chí như thể đó là ý kiến của họ.

Nhưng thực tế là việc thừa nhận bạn không biết điều gì đó cũng có cái lợi của nó.

Một mặt, nó làm tăng uy tín của bạn. Nếu bạn được biết tới là một người biết thừa nhận sự thiếu sót về kiến thức của bản thân, mọi người sẽ càng tin tưởng bạn hơn khi bạn nói rằng bạn biết điều gì đó.

Mặt khác, bằng cách nhận thức rằng bản thân chưa biết những điều chưa biết, ban có thể học hỏi để cuối cùng, tìm ra sự thật.

Các chuyên gia là một nhóm hiếm khi thừa nhận sự thiết sót kiến thức của bản thân, vì có nhiều khả năng họ sẽ bịa thông tin khi không chắc chắn. Vì thế, chúng ta nên cẩn trọng không nên tin tưởng một cách mù quáng vào họ.

Ví dụ, chúng ta thường đưa ra quyết định dựa trên dự đoán của các chuyên gia như khi quyết định nên đầu tư vào cổ phiếu nào chẳng hạn, nhưng có nhiều lý do không nên làm vậy.

Thứ nhất, họ có động lực để ngụy tạo kiến thức: sự chính xác của các dự đoán táo bạo sẽ khiến các chuyên gia được mọi người khen ngợi trong nhiều năm, nhưng nếu những dự đoán này sai, có lẽ họ sẽ bị lãng quên.

Thứ hai, khả năng dự đoán của các chuyên gia thật ra rất tồi. Có một nghiên cứu thậm chí còn tính toán tỉ lệ chính xác trong các dự đoán của các chuyên gia trên thị trường cổ phiếu chỉ có 47.4% – còn tệ hơn cả tỉ lệ trúng khi tung đồng xu.

4: Khi giải quyết một vấn đề, hãy bỏ qua những thảo luận công khai trước đó và định nghĩa lại vấn đề

Bất cứ khi nào truyền thông tập trung vào một khía cạnh duy nhất của vấn đề – ví dụ, về sắc tộc của một tội phạm – những tranh luận của họ thường định hướng công chúng vào khía cạnh đó, thay vì xem xét hàng loạt các yếu tố liên quan khác.

Tuy nhiên, do những thảo luận như vậy có thể khiến chúng ta bỏ qua những các tiếp cận có thể đưa ra nhiều giải pháp hơn, chúng ta nên cố gắng xem xét vấn đề vượt qua ngoài tâm điểm của truyền thông.

Ví dụ, trong cuộc khủng hoảng về giáo dục của Mỹ, các cuộc thảo luận đều tập trung vào khía cạnh hệ thống trường học và các chủ đề như kỹ năng của giáo viên và quy mô lớp học.

Rõ ràng là việc cải thiện hai khía cạnh trên có thể giúp cải thiện biểu hiện của trẻ em tại trường học, nhưng thực tế nhiều nghiên cứu tranh luận rằng các nhân tố như kỹ năng của giáo viên có ít ảnh hưởng hơn nhiều so với cách giáo dục của bố mẹ với con cái.

Vì vậy, cách tốt nhất chính là tập trung vào những câu hỏi như: Trẻ em đã học được gì từ bố mẹ chúng? Và, liệu một ham muốn học tập đã được hình thành trong trẻ hay chưa?

Tuy nhiên do truyền thông chỉ tập trung vào một khía cạnh duy nhất của vấn đề – “Điều gì đang xảy ra với các trường học của chúng ta vậy?” – chúng ta đã bỏ qua những câu hỏi ban đầu như: Tại sao trẻ em Mỹ thường có ít hiểu biết hơn những đứa trẻ cùng trang lứa ở quốc gia khác? Bằng cách tập trung vào vấn đề gốc, chúng ta có thể xác định các khía cạnh khác của tình huống và đưa ra các giải pháp hiệu quả.

Ngoài việc nhìn nhận vượt ra ngoài phạm vi thảo luận, việc định nghĩa lại vấn đề đôi khi cũng có thể có ích.

Thí dụ, khi Kobi – một sinh viên người Nhật gầy gò – lần đầu bước vào cuộc thi ăn bánh mỳ kẹp xúc xích lớn nhất thế giới, không ai trong số các đối thủ coi anh ta như một nguy cơ.

Nhưng rốt cục Kobi không chỉ thắng cuộc thi. Anh ta còn ăn hết gấp đôi số lượng bánh kẹp xúc xích của kỷ lục trước đó là 50 cái!

Làm thế nào ư? Anh ta đã định nghĩa lại vấn đề – từ câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể ăn nhiều hơn?” thành câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể khiến món đó dễ ăn hơn?”

Nhờ vậy Kobi đã sáng tạo ra các kỹ thuật ăn mới, như nhúng phần bánh vào nước và ăn riêng, không ăn cùng xúc xích, điều hoá ra lại trở thành chìa khoá giúp anh ta thành công.

5: Hãy suy nghĩ vượt ra ngoài chiếc hộp để xác định gốc rễ của vấn đề – đừng nên chỉ tập trung vào các biểu hiện

Xem giá bán

Tìm ra gốc rễ của vấn đề luôn luôn là một thử thách. Vậy chiến lược tốt nhất để tìm ra nó là gì?

Một trong các cách giải quyết cực kỳ hữu ích chính là tư duy “ra ngoài chiếc hộp”.

Điều này có nghĩa là gì? Hãy cùng xem xét ví dụ sau đây.

Trong cuốn sách bán chạy Kinh tế học hài hước, các tác giả Levitt và Dubner đã xem xét các nguyên nhân khả dĩ dẫn tới sự sụt giảm mạnh số lượng các vụ bạo lực từ thập niên 90.

Nhìn vào các phân tích dữ liệu, họ tìm ra rằng sự ảnh hưởng của các nhân tố như gia tăng sự hiện diện của cảnh sát chỉ có tác động rất nhỏ lên toàn bộ sự sụt giảm này.

Vậy yếu tố còn thiếu ở đây là gì?

Tình cờ, Levitt nhớ ra một thông số về dự gia tăng mạnh mẽ số ca phá thai sau khi điều này được hợp pháp hoá trên toàn quốc kể từ những năm 70, và sau một số phân tích số liệu, ông tìm ra rằng sự việc này có liên hệ với sự sụt giảm về số vụ phạm tội.

Điều này nghe có vẻ ngớ ngẩn, nhưng thật ra có một cách giải thích rất đơn giản: khi số ca phá thai tăng lên trong thập niên 70, số lượng trẻ em ra đời không mong muốn giảm xuống, điều này nghĩa là số lượng trẻ lớn lên trong điều kiện khó khăn, một nguyên nhân thường khiến chúng đi đến con đường phạm tội, cũng giảm xuống.

Bên cạnh việc áp dụng tư duy sáng tạo ra ngoài “chiếc hộp” khi tìm hiểu gốc rễ vấn đề, bạn cũng nên chắc chắn rằng bản thân không nhầm lẫn một biểu hiện với một nguyên nhân.

Ví dụ, hãy cùng xem xét câu hỏi sau: Nguyên nhân nào dẫn tới nghèo đói?

Mới nhìn qua, câu trả lời có vẻ hiển nhiên: do thiếu tiền và thức ăn.

Tuy nhiên, nếu điều này đúng, tại sao vấn đề vẫn tiếp diễn bất chấp các nỗ lực không ngừng của chính phủ và các nhóm cứu trợ trong việc phân phối tiền bạc và thức ăn tới các khu vực nghèo đói?

Lý do là vì đói nghèo chỉ là biểu hiện của một vấn đề khác: không có nền kinh tế có thể vận hành và không có các thể chế luật pháp, xã hội và chính trị đáng tin cậy.

6: Hãy nghĩ như một đứa trẻ: Vui vẻ, tò mò và đối đầu với những điều hiển nhiên

Theo nhiều nghĩa, việc tư duy như một kẻ lập dị chính là tư duy như một đứa trẻ.

Ví dụ, hãy tưởng tượng bạn là một ảo thuật gia chuyên nghiệp. Bạn sẽ thích nhóm khán giá nào hơn: người lớn hay trẻ em?

Trong khi bạn cho rằng sẽ dễ dàng gây ấn tượng với trẻ em bằng ảo thuật, trẻ em thật sự lại là những khán giả khó tính hơn nhiều.

Tại sao ư? Vì trẻ con tò mò và vì vậy, rất khó để lừa chúng. Nhà ảo thuật Alex Stone – một chuyên gia về chuyển hướng chú ý đã tranh luận như vậy. Có nhiều nguyên nhân lý giải điều này.

Một lý do chính là người lớn rất giỏi tập trung sự chú ý vào một thứ. Dù bạn cho rằng đây là một lợi thế, sự tập trung, điều rất cần thiết để hoàn thành công việc, thực tế đây lại là một điểm yếu trước kỹ thuật chuyển hướng chú ý.

Trái lại, trẻ con tò mò hơn người lớn, và chúng cố gắng nhìn một ảo giảo từ nhiều góc độ. Kết quả là chúng thường chú ý tới những khía cạnh quan trọng mà người lớn bỏ qua, và điều này thường giúp chúng khám phá ra bí mật sau các chiêu trò ảo thuật.

Một số biểu hiện khác liên quan tới trẻ con – như vui vẻ hưởng thụ và đối diện với những điều hiển nhiên – cũng rất quan trọng với chúng ta.

Tại sao như vậy?

Thứ nhất, nếu bạn vui vẻ tận hưởng công việc, bạn sẽ muốn làm nhiều hơn nữa. Hơn thế, các nghiên cứu chỉ ra rằng sự gắn bó với công việc chính là điềm báo tốt nhất cho thành công trong tương lai.

Thứ hai, việc đối diện với sự hiển nhiên – đặt ra các câu hỏi mà người khác thường không nghĩ tới – có thể dẫn bạn tới mọi câu trả lời.

Ví dụ, việc khám phá ra liên kết giữa việc hợp pháp hóa nạo phá thai với sự sụt giảm số vụ phạm tội là do một quan sát tình cờ lượng tăng đáng kể về mặt thống kê số vụ nạo phá thai ngay sau khi việc hợp pháp hóa được thông qua vào thập niên 70.

Trong khi phần lớn mọi người nghĩ tới việc phá thai như một thuật ngữ chính trị hay đạo đức, và có lẽ không bao giờ nghĩ rằng nó có thể liên quan tới những hiện tượng xã hội khác, những người còn kết nối với “đứa trẻ bên trong” lại thấy ngạc nhiên và tò mò trước sự tăng lên bất thường này: “Thật là một số lượng tăng đáng kể. Điều này nhất định phải có tác động tới điều gì đó…”

7: Để giải quyết một vấn đề, hãy chú ý tới cách các động cơ thúc đẩy hành vi con người

Chìa khóa để hiểu các vấn đề và tìm ra giải pháp chính là hiểu được cách động cơ định hướng hành vi con người.

Trong một thí nghiệm thực hiện bởi nhà tâm lý học Robert Cialdini nhằm xác định động cơ lớn nhất khiến con người tiết kiệm năng lượng, những người tham gia thí nghiệm được hướng dẫn cách đánh giá mức ảnh hưởng tương quan của bốn nhân tố lên quyết định tiết kiệm năng lượng của họ.

Cialdini tìm ra rằng nhân tốt quan trọng nhất chính là sự bảo vệ môi trường. Đứng thứ hai là lợi ích xã hội. Thứ ba là tiết kiệm tiền và nhân tố được đánh giá thấp nhất chính là vì những người khác cũng làm như vậy.

Vậy những động cơ này có đúng với ngoài đời không?

Để tìm ra câu trả lời, nhóm nghiên cứu cuả Ciadini đã đến từng nhà tại khu vực người California sống và dán các tấm quảng cáo với thông điệp về tiết kiệm năng lượng thông qua hình ảnh sử dụng quạt thay cho máy điều hòa trong mùa hè.

Năm bản quảng cáo được phát ngẫu nhiên cho các cư dân. Một trong số đó có tiêu đề trung lập, và những cái khác có các tiêu đề chỉ phù hợp với một trong bốn động cơ phía trên.

Vì các nhà nghiên cứu có thể đo đạc năng lượng thật sự được sử dụng tại mỗi gia đình, họ có thể tìm ra tấm quảng cáo hiệu quả nhất.

Vậy tấm nào là kẻ thắng cuộc? Thật kỳ lạ, đó chính là tấm quảng cáo đánh vào động cơ “bầy đàn”. Vì vậy, thực tế, nhân tố được coi là ít quan trọng nhất trong khảo sát – lý do “những người khác cũng làm như vậy” – hóa ra lại là động cơ mạnh nhất dẫn tới việc tiết kiệm năng lượng.

Chúng ta học được gì từ điều này?

Nếu bạn muốn thay đổi hành vi của ai đó, việc nói với họ câu “quá nhiều người đang lãng phí năng lượng – cần dừng ngay việc này lại!” chính là một cách tiếp cận sai hướng bởi vì thông điệp ẩn sau nó lại là “rất nhiều người như bạn đang làm như vậy, thế nên điều này chắc không tệ tới vậy.”

Do đó, một thông điệp hiệu quả hơn chính là: “Mọi người đều đang tiết kiệm năng lượng – bạn thì sao?”.

8: Nếu bạn hiểu được điều gì thúc đẩy mọi người, bạn có thể đặt những cái bẫy chiến lược khiến họ bộc lộ mặt xấu của mình

Thường khi một người đang nói dối hoặc lừa gạt sẽ phản ứng khác với một người thật thà, trong điều kiện có một động cơ cho trước – một thực tế có thể được áp dụng để phân biệt người tốt kẻ xấu.

Bằng cách nào? Bằng cách áp dụng một số chiến lược nhất định, như giả vờ là người độc ác, bạn có thể khiến mọi người bộc lộ ý định thật sự của họ.

Hãy cùng xem xét ví dụ sau trong Kinh Thánh: Hai người phụ nữ đến gặp vua Solomon với một tình huống khó xử. Cả hai sống trong cùng một ngôi nhà và mỗi người vừa sinh được một bé trai. Người phụ nữ đầu tiên khẳng định người thứ hai đã tráo con khi bà ta đang ngủ, sau khi đứa con của người phụ nữ thứ hai vừa chết. Người phụ nữ thứ hai thì phủ nhận điều này.

Vua Solomon nói với hai người phụ nữ rằng để giải quyết việc này, ông sẽ cắt đôi đứa trẻ bằng một thanh kiếm và đưa mỗi người một nửa.

Người phụ nữ đầu tiên cầu xin ông không làm tổn thương đứa bé và thay vào đó sẽ đưa nó cho người phụ nữ thứ hai, người không phản đối ý kiến của ông.

Vị vua lý luận rằng một người mẹ thật sự sẽ yêu thương đứa con và không chấp nhật việc tổn thương nó, trong khi người phụ nữ muốn cướp đứa trẻ khỏi tay người mẹ thật vì sự đố kỵ sẽ hài lòng với giải pháp vừa rồi.

Một ví dụ khác từ cuộc sống.

Van Halen – một trong những ban nhạc rock vĩ đại nhất – từng nổi tiếng vì tính đòi hỏi cao trong công việc. Trong phần phụ lục “Đồ ăn vặt” của lái xe, họ yêu cầu kẹo M&M với điều khoản “CẢNH BÁO: NHẤT ĐỊNH KHÔNG CHO KẸO MÀU NÂU.”

Mới nhìn, tưởng như đây là ví dụ về sự làm quá của một ngôi sao nhạc rock, nhưng thực ra đó chính là một bước đi chiến lược của họ.

Các liveshow của Van Halen có yêu cầu nghiêm ngặt về sự an toàn. Cách duy nhất để họ chắc chắn ban tổ chức tại địa phương đã đọc hết các hướng dẫn một cách kĩ lưỡng chính là kiểm tra về bát đựng kẹo M&M phía sau sân khấu liệu có viên kẹo nào màu nâu hay không. Nếu có, các thiết bị còn lại cần phải được kiểm tra một cách rất cẩn thật.

Ban nhạc này hiểu rằng những người tổ chức bị “đồng tiền dễ kiếm” sai khiến sẽ bỏ qua phần điều khoản về kẹo M&M, trong khi những người bị thôi thúc bởi sự chuyên nghiệp sẽ không như vậy.

9: Trước khi bạn có thể thuyết phục ai đó, bạn cần khiến họ lắng nghe mình

Có lẽ bạn đã nhận ra khi bản thân thách thức cách nghĩ thường tình của ai đó, bạn thường gặp phải sự bất đồng.

Vậy bạn có thể làm gì để thuyết phục đối thủ?

Thứ nhất, hãy thừa nhận rằng việc thuyết phục này sẽ khó khăn vì mọi người thường lờ đi những sự thật không khớp với quan điểm của họ.

Ví dụ, mặc dù đa phần các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu tin rằng sự nóng lên toàn cầu có lẽ sẽ dẫn tới những thay đổi đáng lo ngại cho môi trường của chúng ta, người dân Mỹ lại có vể không quan tâm lắm tới điều này.

Tại sao như vậy?

Xem giá bán

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học tại Dự án Nhận thức Văn hóa, họ nghi ngờ rằng mọi người không lo lắng đơn giản vì họ không có đủ kiến thức khoa học để hiểu được các tranh luận của các nhà khoa học nghiên cứu về khí hậu.

Tuy nhiên, khi họ kiểm tra giả định này, họ không tìm ra mối liên hệ nào giữa hiểu biết về khoa học với mối quan tâm về biến đổi khí hậu. Họ lại tìm ra một quy luật thú vị khác.

Những người thông thạo khoa học có xu hướng đưa ra quan điểm cực đoan – ví dụ, họ cho rằng biến đổi khí hậu là rất đáng lo ngại hoặc hoàn toàn không có gì quan trọng.

Mức tự tin cao trong quan điểm của họ có lẽ đến từ việc họ sở hữu một nền tảng kiến thức chung tốt và thường có trải nghiệm mình ở “phe đúng” nhiều hơn người thường.

Hơn nữa, trình độ học vấn cao cũng cho phép họ tìm ra các bằng chứng chứng minh quan điểm của mình trong khi liên tục phản biện lại các lập luận trái ngược.

Vì vậy kể cả khi bạn có một lập luận tuyệt vời với các số liệu chứng minh, bạn cũng nên chờ đợi sự khó khăn của việc thuyết phục.

Điều tất yếu ở đây là, để thuyết phục ai đó, đầu tiên bạn phải khiến họ lắng nghe mình. Điều này có nghĩa là bạn phải tôn trọng quan điểm của họ và sau đó hãy kể cho họ một câu chuyện.

Vì mọi người thường tự tin thái quá với quan điểm của mình và không tin tưởng đối thủ, tốt nhất đừng giả vờ rằng lập luận của bạn là hoàn hảo, không kẽ hở. Thay vào đó, hãy thừa nhận điểm mạnh trong lập luận của đối thủ và giải thích cách bạn đi tới quan điểm đối lập như thế nào.

Thêm vào đó, những câu chuyện lôi cuốn thường chính là công cụ hữu hiệu nhất để chứng minh quan điểm của bạn; đơn giản là so với các chi tiết trừu tượng, các câu chuyện sẽ thu hút và khó quên hơn nhiều.

10: Từ bỏ sự khôn ngoan từng trải truyền thống có thể khiến bạn hạnh phúc hơn trong cuộc sống

Việc tư duy như kẻ lập dị không chỉ giúp chúng ta giải quyết vấn đề mà còn khiến chúng ta vui vẻ hơn.

Bằng cách nào?

Phần lớn những lời khuyên truyền thống, có ý nghĩa nhất thật ra lại phản tác dụng khi nó liên quan tới sự hạnh phúc, do đó hãy giúp bản thân bằng cách đừng chú ý tới nó.

Đây là một câu thần chú phổ biến nhưng thật ra lại là một lời khuyên tồi: kẻ thắng cuộc không bao giờ từ bỏ, và kẻ từ bỏ không bao giờ thắng cuộc.

Tại sao đây lại là một lời khuyên tồi? Vì luôn có đủ các áp lực để phân tán chúng ta khỏi việc từ bỏ.

Kể cả khi việc từ bỏ là một lựa chọn tốt, chúng ta thường lưỡng lự trước điều đó. Có rất nhiều lý do để phản ứng như vậy.

Thứ nhất, áp lực xã hội: chúng ta được dạy rằng từ bỏ thể hiện sự yếu đuối.

Thứ hai, chi phí chìm: chúng ta càng đầu tư nhiều vào điều gì, chúng ta càng lưỡng lự trước việc từ bỏ nó. Điều này cũng được biết đến với cái tên “Ngụy biện Concorde”, đặt theo tên của chiếc máy bay siêu âm.

Tất cả những ai liên quan tới nó đều biết rằng dự án không thể thực hiện được về mặt kinh tế, nhưng lại ngần ngừ không muốn từ bỏ nó vì họ đã đầu tư quá nhiều tiền của vào đó. Kết quả là cuối cùng họ đã thiệt hại nhiều hơn rất nhiều số tiền có thể mất đi nếu như họ từ bỏ sớm hơn.

Thứ ba, chúng ta có xu hướng quên mất chi phí cơ hội: Chúng ta thường bỏ qua sự thật rằng, khi tham gia vào một việc, chúng ta cũng bỏ đi cơ hội làm một thứ khác. Mặc dù vậy, nếu chúng ta cố gắng từ bỏ những tư duy thông thường như “kẻ thắng không bao giờ từ bỏ”, chúng ta đã cho phép bản thân mình trở nên hạnh phúc hơn.

Để kiểm chứng làm thế nào một số quyết định nhất định lại tác động lên sự hạnh phúc, tác giả cuốn sách đã lập một website tại đó những người đang cần ra một quyết định khó khăn có thể tung mặt đồng xu để lựa chọn. Sau một vài tháng, những người tham gia được hỏi họ có làm theo kết quả tung đồng xu không và đo mức độ hạnh phúc của họ.

Thật ngạc nhiên là hai quyết định từ bỏ quan trọng sau lại khiến mọi người hạnh phúc hơn: chia tay người yêu và bỏ việc.

Đương nhiên, điều này không có nghĩa là mọi người nên bỏ việc hay chia tay, nhưng nó cũng cho thấy không có số liệu nào chứng minh việc từ bỏ lại dẫn tới sự đau khổ.

Thông điệp chính của cuốn sách:

Sự khôn ngoan từng trải truyền thống thường sai, và thách thức những giáo lý quen thuộc có thể giúp bạn hiểu hơn sự vật vận động thế nào. Học cách tư duy như kẻ lập dị có thể giúp bạn khám phá những khía cạnh ẩn của vấn đề, từ đó tìm ra các giải pháp đáng ngạc nhiên và hiệu quả. Sự tò mò và khuynh hướng nghĩ vượt ra khỏi giới hạn là những nguyên liệu tối quan trọng để đạt được trạng thái tư duy này.

Theo Trạm Đọc

Nguồn Blinkist.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button