List sách haySách khuyên đọc

10 câu chuyện hay nhất trong “Hạt giống tâm hồn” giúp bạn an nhiên mà sống

Hạt giống tâm hồn” với những câu chuyện được chọn lọc từ các đầu sách trong nhiều năm qua. Sách được sắp xếp theo các chủ đề: ý chí – nghị lực, giá trị thử thách, thay đổi góc nhìn cuộc sống, bài học chấp nhận, tha thứ, phép mầu của yêu thương, cho đi là còn mãi, vượt lên nghịch cảnh, thất bại là điều bình thường, đừng bao giờ từ bỏ ước mơ và chân lý cuộc sống.

10 câu chuyện “Hạt giống tâm hồn” Vnwriter chọn lọc có sự phong phú và đa dạng về đề tài. Các câu chuyện đều nhấn mạnh đến tinh thần vượt lên, chiến thắng nghịch cảnh và chiến thắng bản thân mình.

Bạn đọc có thể bắt gặp câu chuyện của chính mình, của những người xung quanh hay những người hoàn toàn xa lạ… để rồi suy ngẫm, chiêm nghiệm, khám phá và tìm thấy điều ý nghĩa nhất cũng như tìm thấy câu châm ngôn cho cuộc sống của mình.

Bộ đồ của ba

Lúc nhỏ, bộ đồ ba mặc luôn khiến tôi thấy sượng sùng. Tôi muốn ba ăn mặc giống mấy vị bác sĩ, luật sư chứ không như cách tôi trông thấy ba vào những sáng oi bức khi ba thức dậy sớm để chiên trứng cho tôi và mẹ.

Ba ưa mặc chiếc quần jeans cũ mèm, với những dấu dao nhíp ở đũng quần, và chiếc áo vải với thật nhiều móc khóa, gài đủ thứ bút viết, thuốc lá, mắt kính, cờ-lê, tuốc-nơ-vít ở các túi. Giày của ba là loại có mũi bằng thép, rất khó cỏi ra nên tôi thỉnh thoảng cỏi giày giùm ba mỗi khi ông đi sửa máy lạnh về. Mà nghề nghiệp của ba cũng làm tôi thấy xấu hổ ghê gơm.

Xem giá bán

Tuy vậy, vì hãy còn là con nít nên tôi thường lén vào phòng ba, bắt chước mặc đồ của ba và săm soi trước gương. Trí tưởng tượng của tôi biến áo ba thành áo choàng của vua, và dây thắt lưng thành bao súng của lính. Tôi thường mặc áo lót của ba đi ngủ. Chính nhờ cái mùi mồ hôi quen thuộc trên cổ áo ba mà tôi trấn át được nỗi sợ bóng tối của mình. Nhưng đến mấy năm gần đây tôi bắt đầu ước chi ba bán quách mớ quần jeans đi để đổi lấy quần kaki và thay những đôi giày cổ lỗ SĨ bằng giày đế phẳng hợp thời trang hơn. Tôi cũng thôi không mặc đồ ba khi đi ngủ. Và cuối cùng thì mơ về một người cha khác.

Tôi đổ lỗi cho cách ăn mặc của ba đã gây nên những thất bại trong đời mình. Khi bị bọn con trai bắt nạt, tôi cầu mong chúng nhìn thấy ba đội nón cao bồi, cỏi trần và dẫn chó đi dạo. Tôi cảm tưởng như bọn con gái cười nhạo tôi vì thấy ba tôi mang đôi giày đen xì tự xén cỏ. Gia đình bọn nó thuê người khác cắt tỉa bãi cỏ (tôi tin chắc là họ ăn mặc cũng đẹp hơn ba tôi); trong khi ba tụi nó thảnh thơi dạo du thuyền trên vịnh, diện áo len màu vàng chanh và đi giày xăng-đan đắt tiền.

Ba chỉ mua có hai bộ đồ vét trong đời. Ba thích ăn mặc sao cho thoải mái để có thể dễ dàng chui xuống gầm xe. Thế nhưng, vào trước ngày kỉ niệm 20 năm ngày cưới của ba mẹ, ba cùng tôi tới tiệm Sears – cửa hàng quần áo nổi tiếng trong vùng. Suốt buổi trưa ba thử hết bộ này đến bộ kia. Mỗi bộ, ba đều bước đến trước gương, mỉm cười và gật đầu, hỏi giá rồi lại đi tìm bộ khác. Có lẽ ba thử đến cả chục bộ trước khi lái xe qua một cửa hàng giảm giá và mua ngay một bộ mà chẳng cần phải thử. Tối hôm đó, mẹ tôi mãi xuýt xoa là bà chưa từng thấy người đàn ông nào đẹp trai hơn thế.

Song, hôm ba mặc bộ đồ ấy đi dự lễ phát thưởng lớp 8 của tôi thì tôi ước gì ba ở nhà còn hơn. Sau buổi lễ (tôi được chọn là Học sinh Uu tú toàn diện), ba vừa thay bộ đồ bạc màu vừa khen ngợi thành tích của tôi. Khi ba vào ga-ra để rửa xe, tôi đánh bạo nói hết với ba về điều bị coi như sai trái đã sỉ nhục tôi ở tuổi 14.

– Tại sao ba không ăn mặc “tử tế” như ba của mấy đứa bạn con? – Tôi chất vấn.

Ba sửng sốt nhìn tôi với ánh mắt đau buồn, cố tìm câu trả lời. Rồi trước khi đi khuất vào ga-ra ba nói:

– Ba thích bộ đồ của mình.

Đến khi chính chắn hơn, tôi nghiệm ra rằng bọn con gái tránh né tôi không phải vì ba tôi, mà chính vì tôi, con trai của ông. Tôi nhận ra câu nói của ba tối hôm đó rõ ràng hàm ý là: “Có những thứ quan trọng hơn quần áo bên ngoài; và ba không thể tiêu phí đồng xu nào cho bản thân bởi vì con cần nhiều thứ”. Ba chẳng cần nói thêm lời nào, nhưng tôi hiểu ba muốn nói: “Ba hy sinh để cuộc đời con sau này sẽ khá hơn cuộc đời ba”

Lễ tốt nghiệp trung học của tôi, ba đến dự trong bộ đồ mẹ mới mua hồi sáng sớm. Không hiểu sao ba có vẻ cao ráo đẹp trai và bệ vệ hơn những ông bố khác. Khi ba đi ngang, họ nhường lối cho ba – dĩ nhiên không phải vì bộ đồ mà vì con người ba. Nhận thấy sự tự tin trong dáng vẻ đường hoàng và niềm tự hào trong mắt ba, các bác sĩ và luật sư cư xử với ba thật lịch sự và trân trọng. Sau đó về nhà, ba cất ký bộ đồ tầm thường nhất của tiệm Sears ấy vào tủ. Và mãi cho đến lễ tang của ba, tôi không bao giờ trông thấy nó một lần nào nữa!

Tôi không biết ba đã mặc đồ gì khi mất. Nhưng lúc ấy ba đang làm việc nên ắt hẳn là ba đang mặc bộ đồ ưa thích của mình. Điều đó an ủi tôi nhiều lắm. Mẹ định tẩm liệm ba trong bộ đồ của tiệm Sears, nhưng tôi thuyết phục mẹ gỏi đến nhà tang lễ cái quần jeans cũ, chiếc áo vải và đôi giày sờn mép của ba.

Buổi sáng hôm tang lễ, tôi lấy dao nhíp đục một lỗ trên dây thắt lưng của ba cho nó vừa với eo mình. Xong, tôi mặc bộ đồ tiệm Sears của ba vào. Thu hết can đảm, tôi nhìn mình trong gương. Đó! Ngoại trừ bộ đồ, dáng vẻ tôi mới nhỏ bé và tầm thường làm sao. Một lần nữa, như thời thơ ấu, bộ đồ lại lùng thùng phủ lên thân hình còm nhom của tôi. Mùi của ba lại phả lên mơn trơn khuôn mặt tôi, nhưng không thể nào an ủi tôi được. Tôi không chắc lắm về vóc người của ba – tôi đã không còn là thằng bé nông nổi từ lâu rồi. Đứng lặng trước gương, nước mắt dâng trào, tôi cố tưởng tượng ra “mình sẽ như thế nào trong quãng đời sau này” – những ngày tôi sẽ lớn lên trong bộ đồ của ba.

Lời nhắn gửi muộn màng

Hãy trân trọng tình yêu vì tình yêu sẽ trường tồn ngay cả khi sức khỏe ngàn vàng của bạn không còn nữa.

– Og Mandino

Một chàng trai trẻ mắc phải căn bệnh hiểm nghèo và mọi phương thuốc chữa trị đều vô hiệu đối với bệnh tình của anh. Anh đau khổ khi nghĩ rằng mình có thể qua đời bất kỳ lúc nào nên anh tuyệt giao với tất cả mọi người và giam mình trong nhà suốt ngày. Nhưng cuối cùng, chán cảnh tù túng và có lẽ muốn thoát khỏi nỗi bi lụy, u ám của chính mình, anh quyết định ra phố một lần.

Khi đi ngang một tiệm bán băng đĩa nhạc, chàng trai bất giác đưa mắt nhìn vào. Tiệm bán băng không lớn nhưng thoáng đãng và cách trình bày khá đơn giản, dễ chịu. Người bán hàng là một cô gái có lẽ chỉ trạc tuổi anh. Trong một thoáng, anh cảm giác như cả thế giới hoàn toàn tan biến, chỉ còn mình anh và cô gái. Anh tiến đến trước mặt cô mà không nhìn gì khác.

Cô gái ngước nhìn anh, mỉm cười và hỏi:

– Anh cần mua đĩa nhạc gì?

Và giây phút ấy, anh biết rằng trực giác mình không sai: đó là nụ cười đẹp nhất trên đời mà anh từng thấy. Anh lúng túng trả lời:

– Tôi… tôi muốn mua một đĩa nhạc.

Rồi anh chọn một đĩa và trả tiền cho cô gái.

– Anh có muốn gói đĩa nhạc này lại không? – Cô gái hỏi, vẫn với nụ cười trong sáng ấy.

Kể từ ngày ấy, mỗi ngày, anh đều ghé qua cửa tiệm và mua một đĩa nhạc. Lần nào cô gái cũng gói lại cho anh thật cẩn thận. Anh mang chiếc đĩa về và cất vào tủ mà không một lần lấy ra nghe. Anh đến mua đĩa nhạc chỉ là muốn gặp cô gái bán hàng. Mặc dầu rất muốn ngỏ lời mời cô đi chơi nhưng vì quá nhút nhát nên anh không thể lên tiếng. Mẹ anh dường như biết tâm sự của con trai nên khuyên anh hãy cứ thử mạnh dạn một lần.

Ngày hôm sau, thu hết can đảm, anh đặt một mảnh giấy có ghi số điện thoại của mình lên quầy rồi bước vội ra ngoài…

Ngày tháng trôi đi, đến một hôm, chuông điện thoại nhà anh réo vang, mẹ anh nhấc điện thoại. Đầu dây bên kia vang lên giọng nói trong trẻo của một thiếu nữ. Đó là cô gái ở tiệm bán băng đĩa hôm nào. Bất ngờ cô gái nghe tiếng nghẹn ngào xen lẫn tiếng nấc của người mẹ:

– Cháu không biết gì sao? Con trai bác đã qua đời tuần trước…

Buổi tối hôm đó, người mẹ bước vào phòng con trai vì bà thấy nhớ con quay quắt. Bà mở tủ quần áo của con và thấy trước mắt mình là từng chồng, từng chồng đĩa nhạc còn nguyên giấy gói. Bà cầm lên một chiếc và tháo lớp giấy bọc ra. Một mảnh giấy nhỏ rơi xuống, trên đó là nét chữ con gái mềm mại: “Chào anh, em nghĩ là anh thật dễ mến! Anh có thích đi dạo với em không? Men, Jacelyn”.

Người mẹ lấy thêm chiếc đĩa nhạc khác…

Lần này cũng vậy, bên trong kèm theo mẩu giấy: “Chào anh, em nghĩ anh rất dễ mến! Tối nay chúng mình đi dạo với nhau nhé! Men, Jacelyn”.

Tình yêu là… sau bao lần vật vã đấu tranh, ta mới có thể chiến thắng được cái tôi bẽn lẽn, nhút nhát để cầm tay người yêu dấu và nói: “Anh Yêu Em”.

– Bảo Vy Theo The Stories of Life

Yêu hay không yêu?

Xem giá bán

Để giữ cho ngọn đèn luôn cháy, chúng ta phải giữ cho bình dầu của cây đèn lúc nào cũng đầy.

-Mẹ Teresa

 

 

Trong một bữa ăn trưa, cô bạn Bonnie mở lời tâm sự với tôi:

– Dave không bao giờ nói anh ấy yêu mình. Đôi khi mình nghĩ thậm chí anh ấy cũng không quan tâm đến mình nữa.

Biết rõ cặp vợ chồng này, tôi nói với cô ta:

– Bonnie, anh ấy thật sự yêu chị đấy. Rõ ràng lắm.

– Chị nghĩ vậy sao? Sau hai mươi bảy năm lấy nhau, mọi việc không còn giống như một vài năm đầu nữa.

Tôi suy nghĩ một lát rồi hỏi:

– Mình biết cảm nghĩ của chị, nhưng tại sao chị không thử cách này xem? Khi về đến nhà, chị hãy tìm kiếm những biểu hiện thương yêu của anh ấy thay vì tìm kiếm những bằng chứng ngược lại. Chị thử trong vòng hai mươi bốn giờ xem. Đồng ý chứ?

Bonnie đồng ý ngay.

Ngày hôm sau, Bonnie gọi điện cho tôi, giọng nói gần như hét lên:

– Ỷ kiến của chị có hiệu nghiệm đấy! Khi mình về đến nhà, Dave hỏi mình ăn trưa có ngon không. Mình nghĩ thầm, anh ấy muốn biết điều đó bởi vì anh ấy yêu mình. Khi anh ấy gọi mình đến ngắm cảnh hoàng hôn, mình nghĩ, anh ấy bảo như vậy tức là anh ấy yêu mình. Lúc nửa đêm mình tỉnh giấc và không ngủ lại được, anh ấy hỏi thăm có chuyện gì xảy ra không, và anh ấy đấm lưng cho mình… Nhiều chuyện vui bắt đầu xảy ra. Đầu tiên, mình nhận thấy anh ấy là con người tuyệt vời. Mình còn cảm thấy như thế nào khác về người yêu thương mình nữa chứ? Và rồi, chỉ một lát sau, khi anh ấy cáu kỉnh, mình nghĩ, anh ấy cáu cũng được thôi bởi vì mình biết anh ấy yêu mình.

Tôi đáp:

– Vậy là tốt cho chị rồi.

Cô ta cười khúc khích và nói tiếp:

– Khoan. Chưa hết đâu. Mình bắt đầu cảm thấy khác đi về bản thân. Mình không đến nổi tồi tệ như trước. Thật ra, mình đáng yêu hơn nhiều.

Bonnie đã học được khả năng thay đổi cảm nhận của cô ta. Bonnie có thể trở về nhà với người chồng không thay đổi, với một thái độ soi mói không thay đổi, thì mọi việc hoàn toàn vẫn như cũ. Nếu Bonnie cứ khẳng định người chồng không còn yêu mình nữa, coi như cô ta sẽ đánh mất tình yêu vốn vẫn nằm nguyên vẹn ở chỗ của nó.

Có lần, Bonnie thường hay hỏi “Anh ấy yêu mình, hay anh ấy không yêu mình?” Nhưng giờ đây Bonnie ngạc nhiên khi khám phá những cách sáng tạo mà người chồng tìm ra để trả lời cho câu hỏi đốt cháy trong lòng cô ta: “Có. Anh ấy có yêu mình”.

Khiếm khuyết hay lợi thế?

Cơ hội thường đến dưới tấm áo của những điều không may hoặc trong dáng vẻ một thất bại tạm thời

– Napoleon Hill

 

Mệt mỏi sau nhiều ngày lang thang tìm việc, người đàn ông thất nghiệp cảm thấy vô cùng chán nản và cùng quẫn. Thế rồi, vào một buổi chiều n, may mắn đã mỉm cười với ông khi ông vượt qua được cuộc phỏng vấn tuyển nhân viên cho một công ty vệ sinh lớn. Khi kết thúc cuộc chuyện trò, vị giám đốc nhân sự bảo ông:

– Anh sẽ được thuê với tiền công 5, 35 đô một giờ. Hãy cho tôi địa chỉ e-mail của anh để chúng ta có thể dễ dàng làm việc với nhau. Hệ thống của chúng tôi sẽ tự động gửi cho anh mọi thông báo trong ngày cũng như chỉ cho anh biết nơi nộp bản báo cáo đầu tiên của mình.

Vô cùng bối rối, người đàn ông nói rằng ông ta rất nghèo nên không có nổi một cái máy vi tính và cũng không có cả địa chỉ e-mail.

Lúc đầu, vị giám đốc ngạc nhiên, nhưng rồi sau đó, ông lạnh lùng nói:

– Anh phải hiểu rằng với một công ty kỹ thuật cao như chúng tôi, việc một nhân viên không có địa chỉ e-mail là chuyện không thể chấp nhận được. Rất tiếc… Chào anh nhé.

Xem giá bán

Choáng váng, người đàn ông quay bước bỏ đi. Chỉ còn 10 đô trong túi và không biết đi về đâu. Ông lang thang đến một khu chợ và thấy một quầy bán cà chua với những trái chín đỏ mng. Sau khi mua hết những trái cà chua ấy, ông mang đến một nơi đông đúc ngay khu phố trung tâm rồi bày bán. Chưa đầy 2 tiếng đồng hồ, ông đã bán hết tất cả cà chua và kiếm được gấp đôi số vốn bỏ ra. Quá hứng khởi với kết quả đạt được, ông lặp lại quá trình trên nhiều lần cho đến khi không còn sức để đi bộ nữa. Ngày hôm ấy, ông kiếm được 100 đô và trở về nhà với một túi thức ăn thơm ngon cho gia đình.

Từ hôm đó, ông bắt đầu kinh doanh cà chua.

Ngày nào cũng vậy, ông dậy từ lúc trời còn chưa sáng để đi lấy mối hàng và chở đến bán tại một khu trung tâm đông đúc nào đó. Ông làm việc hăng say đến mức kéo dài nó vào cả ban đêm. Chẳng mấy chốc, lợi nhuận đã được nhân lên một cách nhanh chóng.

Trong tuần lễ thứ hai, ông mua được một chiếc xe kéo giúp công việc vận chuyển cà chua đỡ vất vả hơn. Rồi một tháng sau, ông bán xe kéo đi để mua một xe tải nhỏ. Đến cuối năm, ông làm chủ ba chiếc xe tải cũ. Hai người con trai lớn phụ ông buôn bán, vợ ông phụ mua cà chua, còn cô con gái quyết định học lớp kê toán ban đêm ở một trường đại học cộng đồng để kiểm tra sổ sách giúp ông.

Cuối năm thứ hai, ông có một đội xe tải mới đẹp và tuyển thêm 5 nhân công từ những người thất nghiệp – tất cả đều bán cà chua. Mặc dù đã có thể tận hưởng một cuộc sống an nhàn, nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc một cách chăm chỉ.

Thời gian dần trôi qua. Cuối năm thứ năm, ông làm chủ một công ty lớn chuyên sản xuất và kinh doanh cà chua. Công ty của ông đã tạo việc làm cho hàng trăm người thất nghiệp và vô gia cư. Lợi nhuận của công ty – theo báo cáo của con gái ông – đã vượt qua con số một triệu đô-la.

Để bảo đảm cho sự phát triển lâu bền trong tương lai, ông quyết định mua bảo hiểm nhân th.

Tham khảo lời khuyên của nhân viên tư vấn, ông ký một họp đồng bảo hiểm phù hợp với hoàn cảnh của mình. Theo đúng thủ tục, cô nhân viên xin ông địa chỉ e-mail để gửi những giấy tờ cần thiết một cách nhanh chóng. Và khi nghe câu trả lời từ ông rằng, ông không có thời gian để mò mẫm máy tính, cũng chẳng có một địa chỉ e-mail nào cả, cô nhân viên tư vấn rất ngạc nhiên:

– Sao, ông không có địa chỉ e-mail nào à? Thậm chí ông còn không biết đến Internet? Nếu ông có tất cả những thứ này vào năm năm về trước, tôi nghĩ chắc chắn công việc kinh doanh của ông còn phát đạt hơn lúc này rất nhiều!

– Không! – Ông mỉm cười. – Nếu tôi có e-mail năm năm về trước, tôi đã suốt đời là một công nhân vệ sinh với tiền lương 5,35 đô một giờ rồi!

Đừng thay đổi thế giới

“Cuộc sống sẽ chẳng thay đổi, cho đến khi nào chúng ta thay đổi chính bản thân mình. ”

– Khuyết danh

Ngày xưa, có một vị vua cai trị cả một vương quốc rộng lớn. Một ngày nọ, ông quyết định vi hành đến những vùng đất xa xôi nhất của đất nước. Khi trở về cung điện, ông phàn nàn rằng chân ông rất đau. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu, bởi đây là lần đầu tiên ông thực hiện một chuyến đi dài như vậy, trong khi đó, những con đường ông đi qua đều gập ghềnh, sỏi đá. Bực mình vì bị những cơn nhức mỏi hành hạ, ông ra lệnh cho tất cả các con đường trong vương quốc phải được bao phủ bằng da súc vật. Tất nhiên đây là một mệnh lệnh rất khó thực hiện và tốn kém cả về sức người, sức của nhưng vẫn không ai dám khuyên can nhà vua.

Thế rồi cuối cùng, một người hầu khôn ngoan đã dũng cảm đứng ra ngăn cản nhà vua. Anh ta nói:

– Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị lạ lùng của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

Đôi khi trong cuộc sống, chúng ta không cần bắt cả thế giới phải thay đổi theo mình, điều chúng ta cần, đơn giản chỉ là thay đổi tầm nhìn và cách suy nghĩ của bản thân mà thôi.

– Thanh Giang Theo Don’t Change The World

Bài học từ người Eskimo

Nhiều người không biết thế nào là hạnh phúc, không phải vì họ chưa từng có hạnh phúc mà vì họ chưa bao giờ biết dừng lại để tận hưởng nó.

– William Feather

Ba mươi ngày nay, chúng tôi vẫn không ngừng bám theo dấu vết – tôi và cả gia đình người Eskimo. Thời tiết thật khắc nghiệt, cái lạnh và gió rét như muốn đóng băng chúng tôi, nhiệt độ lúc này đã xuống âm 50 độ, thế nhưng tinh thần của gia đình người Eskimo vấn thật kiên cường. Có thể nói đây là hành trình khắc nghiệt nhất mà tôi từng trải nghiệm.

Dường như số mệnh đang ra sức gây khó dẻ cho Chúng tôi. Ngày thì bão tuyết khiến chúng tôi phải chôn chân trong lều. Ngày thì do linh cảm không hay của người bạn bản địa khiến chúng tôi buộc phải dừng chân để dựng một chiếc lều mới thay vì bước tiếp dù thời tiết không mấy khắc nghiệt.

Xem giá bán

Không ít lần tôi hỏi người đàn ông Eskimo rằng: “Chúng ta còn phải mất bao nhiêu ngày nữa mới tới được vùng đất của vua William Nhưng chẳng lần nào ông ấy trả lời thẳng thán cả. Người Eskimo không thích những câu hỏi. Họ cho đó là một sự khiếm nhã. Chỉ người da trắng mới hay đặt ra những câu hỏi. Thêm nữa, người Eskimo không thích đưa ra câu trả lời. Nếu bạn hỏi họ: “Thời tiết ngày mai thế nào?”, họ sẽ chỉ lịch sự trả lời rằng: “Mauna” (Tôi không biết) dù rằng họ thừa khả năng dự đoán, sau đó họ làm như mình đang bận rộn với lũ chó nhằm hàm ý rằng: “Tại sao tôi phải trả lời anh cơ chứ? Nếu tôi nói đúng thì cũng chẳng giải quyết được điều gì, còn nếu tôi trả lời sai thì tự dưng tôi đã biến mình thành một thằng ngốc”.

Cả sáng rồi cả chiều chúng tôi đi trên những đại dương bị đóng băng lạnh buốt và chỉ dừng lại để xem xét dấu vết mà những chú chó mới tìm ra hoặc để tháp đuốc. Chúng tôi quan sát vùng đất. Có lẽ Chúng tôi sẽ tìm ra nơi mình cần tìm. Rồi khi một hy vọng nhỏ nhoi nào đó vừa lóe lên thì gió lại nổi lên, tuyết lại bao phủ dày đặc, xóa đi mọi dấu vết, bỏ chúng tôi thất thều trong sự tuyệt vọng giữa không gian trắng ngút ngàn.

Chúng tôi dừng lại lần nữa. Chầm chậm, không chút vội vàng theo phong cách bản địa mà người Eskimo vẫn chấp nhận cuộc sống và số phận. Ohudlerk – người đàn ông lớn tuổi nói gì đó với vợ và cô con gái nhỏ. Nếu là ở Pháp, trong cơn bão, người nông dân cũng sẽ dừng lại một cách bình tĩnh như thế để xem xét tình hình ruộng vườn.

Không thể kìm nén nổi cảm giác bồn chồn khó hiểu, tôi lại hỏi người đàn ông ấy câu hỏi quen thuộc: “Ong nghĩ là bao giờ chúng ta sẽ tới vùng đất của vua William?”. Và tôi cũng không biết việc lặp đi lặp lại những câu hỏi như vậy khiến ông ấy mất bình tĩnh hay đó cũng chính là vấn đề ông đang thực sự quan tâm. Chỉ thấy ông quay lại phía vợ và trong sự im lặng thường thấy, họ như vừa trao đổi những đồng cảm bí mật.

Rồi ông ấy đi tới và nhìn thảng vào tôi. Ông ấy nói to – giọng nói vừa pha chút e ngại vừa cố giữ sự thận trọng:

– Không phải là lũ chó cũng đi giỏi như cậu muốn đó sao?

Và sau đó lại là sự im lặng. Bầy chó quay đầu lại như thường lệ khi chuẩn bị tiếp tục cuộc hành trình, và chúng đang nhìn tôi. Người phụ nữ và đứa trẻ giả bộ bận rộn nhưng tôi biết họ cũng đang len lén quan sát mình. Trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, mọi thứ dường như chững lại. Đó là cảm giác mà người Eskimo thường gieo vào lòng bạn khi bỏ mặc bạn trong những khoảng lặng căng thẳng. Họ khiến sự im lặng càng trở nên nặng nề hơn. Và liệu họ có dừng lại như thế không? Không, họ còn để chúng đi xa hơn. Cuối cùng, người đàn ông cũng cất tiếng nói, dường như ông ta không thể kìm nén lòng mình:

– Chẳng phải chiếc xe trượt tuyết đó rất tốt sao? Chẳng phải anh đã rất vui khi thấy tuyết bao phủ đại dương trong suốt hành trình của chúng ta hay sao?

Ông nhìn tôi bằng ánh mắt trách móc. Tôi có cảm giác như cả kỷ nguyên của đá với sự giản đơn đầy bí ẩn, phương Đông với sự thông thái sâu xa đang nhìn tôi, cố gắng để thấu hiểu – hoặc có lẽ hơn thế, cố gáng để hiểu chính mình. Rồi bỗng nhiên tôi như đọc được những thông điệp mà đôi mắt già nua đó đang muốn nói.

Chúng nói rằng: “Việc gì phải vội vã. Và tại sao lúc nào cậu cũng muốn đi tiếp thế? Điều gì khiến cậu cứ phải day dứt về tương lai khi hiện tại đang rất tuyệt vời?”.

Ngày hôm đó, người đàn ông Eskimo đã dạy cho tôi một bài học mà tôi không bao giờ quên. Vì mải miết suy nghĩ trăn trở về tương lai, tôi đã quên mất tầm quan trọng của hiện tại. Câu nói của ông ấy khiến tôi chợt nhớ có ai đó từng bảo tôi rằng: “Nghĩ về quá khứ là để hối tiếc, nghĩ về tương lai là đề sợ hãi Nhưng còn hiện tại thì sao? Không phải chỉ có hiện tại mới là điều dễ hiểu nhất đó sao?

Thế giới chẳng qua là sự phản ánh hiện thực qua tâm trí của con người. Với tôi, Bắc Cực là niềm cảm hứng, là khao khát muốn khám phá, nhưng với gia đình người Eskimo, nó lại là một vương quốc khổng lồ mà họ chính là người làm chủ. Với tôi, sương tuyết giá lạnh là những gian nan thử thách còn với họ, nó là sự ban ơn, là món quà của đấng tạo hóa. Từ hàng ngàn lảng kính nhìn vào cuộc sống, chúng ta được thoải mái lựa chọn giữa khổ đau và hy vọng.

Chúng ta mải miết băng qua những xa lộ cuộc đời và thờ ơ với những cảnh quan hai bên. Ai đó đã nói: “Cuộc sống tuyệt ười bao hàm cá những phút giây nhàn rỗi” – những phút giây ngưng nghỉ, và suy ngẫm. Người Eskimo ngừng lại khi họ hài lòng mặc dù ngày mai đang chờ họ. Và với họ, ngày mai có thể là sự rình rập của những thế lực bên ngoài đang mong muốn gieo rác đói khát và chết chóc. Vì thế khi thần chết chưa tìm đến, họ vui vẻ hưởng thụ, mạnh dạn sống và khám phá cuộc đời tươi đẹp, bỏ lại sau lưng mọi nuối tiếc.

Khi đọc được những thông điệp mà Ohudlerk trao gửi qua đôi mắt cũng là lúc tôi nhận ra tâm hồn mình nghèo nàn biết bao trước những phút giây ngắn ngủi giữa đại ngàn băng tuyết Bắc Cực. Cũng từ đó, tôi học được bài học quý giá rằng phải biết nâng niu, trân trọng từng ngày, rằng chẳng gì ở tương lai có thể thay đổi thứ ta đang nám giữ trong hiện tại.

Ở Vancouver, sau khi đã kết thúc chuyến hành trình đầy vất vả, tôi chạy thảng vào khách sạn cứ như thể không muốn đánh mất thêm một phút giây nào nữa, để rồi bỗng nhiên, tôi dừng lại giữa dòng người qua lại. Tiếng còi hiệu tránh đường vang lên từ mọi hướng nhưng tôi không hề nghe thấy. Tôi cảm giác như Ohudlerk đang đứng trên con đường trước mặt, dõi theo tôi bằng đôi mắt sâu thẳm, đầy sự thông thái lẫn lo lắng và băn khoăn, rồi ông ấy hỏi tôi rằng những con chó đó có phải là những con chó không tốt không và có phải tuyết trắng không thực sự là món quà Thượng Đê ban tặng không.

Tôi chợt bật cười. Chúng ta thật là ngớ ngẩn! Tôi thầm nghĩ. Và bây giờ, tôi vẫn nghĩ như vậy.

– Gontran de Poncins

Cây giữ phiền muộn

Xem giá bán

Không ai có thể đem đến sự yên bình thanh thản cho chính bạn ngoài bạn.

– Ralph Waldo Emerson

Người thợ tôi thuê để tu bổ lại nông trại vừa hoàn tất một ngày làm việc đầu tiên vất vả. Nhưng anh đến làm việc trễ hơn hai giờ vì bị bể bánh xe, xe bị mất điện, chiếc xe tải của anh ta không thể khỏi động được. Nét mặt anh lộ rõ vẻ căng thắng vì chưa hoàn tất công việc như dự định. Tôi lái xe mời anh về nhà mình ăn tối. Trên đường về, tôi ngỏ ý muốn ghé thăm gia đình anh ấy. Khi chúng tôi đến cửa, anh chợt dừng lại ở một cây nhỏ cạnh cửa, đưa tay chạm nhẹ vào những nhánh cây.

Khi cửa mở, anh thay đổi thái độ của mình thật ngạc nhiên. Khuôn mặt anh giãn ra với nụ cười

tươi tắn-nụ cười đầu tiên trong ngày. Anh ôm hai đứa trẻ vào lòng và ân cần hỏi thăm mẹ và vợ của mình. Sau đó anh ta đi với tôi ra xe. Chúng tôi đi ngang qua cây nhỏ khi nãy và tính tò mò của tôi nổi lên. Tôi hỏi anh ta về những gì tôi vừa mới thấy lúc nãy.

– Ô, đó là cây trút phiền muộn của tôi. – Anh giải thích. – Tôi biết tôi không thể tránh được những lo toan, rắc rối trong công việc, nhưng tôi chắc một điều là những rắc rối đó không thuộc về ngôi nhà nhỏ của tôi. Chính vì vậy tôi đã treo nó lên cây vào mỗi buổi tối khi tôi về đến nhà. Rồi mỗi buổi sáng tôi sẽ mang chúng theo.

– Thật là một điều buồn cười. – Anh ta mỉm cười. – Khi tôi ra khỏi nhà vào mỗi buổi sáng và đem chúng theo, hầu như những điều phiền muộn ấy không còn nhiều như đêm hôm trước nữa”.

Hãy sống với ước mơ

Bạn tôi là chủ một trại ngựa ở San Ysidro, tên là Monty Roberts. Trại ngựa của anh là nơi thường xuyên diễn ra các cuộc quyên góp giúp thanh niên trong vùng thực hiện các dự án của họ. Một lần, chúng tôi được nghe anh kể một câu chuyện như sau:
 
“Cách đây đã lâu, có một cậu bé nhà nghèo ngày ngày theo cha đi hết chuồng ngựa này đến chuồng ngựa khác, từ đường đua này đến đường đua khác, từ trang trại này đến trang trại khác để phụ cha huấn luyện ngựa.
 
Một hôm, thầy giáo của cậu yêu cầu các học sinh viết về ước mơ của mình. Trong khi những
 
học sinh khác mong muốn sẽ trở thành những kỹ sư, bác sĩ, cầu thủ bóng đá, diễn viên… thì cậu bé đã viết một mạch về ước mơ của mình, rằng một ngày nào đó cậu sẽ là chủ một trại ngựa. Cậu còn vẽ cả sơ đồ của trại ngựa, ghi rõ vị trí tất cả các tòa nhà, chuồng ngựa và đường đua.
 
Bài viết hôm ấy cậu bé chỉ nhận được điểm F to tướng cùng lời ghi chú của thầy giáo: “Ớ lại gặp thầy sau giờ học”. Và sau đây là những lời cậu bé nghe được từ người thầy của mình:
 
“Đây là một giấc mơ viển vông đối với một đứa trẻ như em. Em không đủ khả năng làm chuyện đó đâu. Em có biết là để sở hữu một trại ngựa thì cần phải có số tiền lớn như thế nào không? Nào là tiền mua ngựa giống, mua đất dựng trang trại… Em nên xác định mục tiêu của mình một cách thực tế hơn. Nếu em viết lại một bài khác, thầy sẽ xét lại điểm cho em”.
 
Suốt cả tuần đó, cậu bé nghĩ ngợi rất nhiều. Cậu quyết định hỏi bố xem nên làm gì. Bố cậu bảo:
 
–  Này con trai, con phải tự mình quyết định thôi. Và bố nghĩ rằng điều này rất quan trọng với con.
 
Cuối cùng, sau những ngày đắn đo suy nghĩ, cậu quyết định nộp lại thầy giáo bài làm cũ mà không sửa đổi gì. Cậu mạnh dạn nói:
 
–  Thưa thầy, em xin được giữ lấy ước mơ và đồng ý nhận điểm kém ấy”.
 
Kết thúc câu chuyện, Monty Roberts nói:
 
–  Tôi kể cho các bạn nghe câu chuyện này vì các bạn đang ngồi giữa trại ngựa rộng 200 mẫu của tôi. Tôi vẫn còn giữ bài kiểm tra đó, nó được lồng khung treo phía bên trên lò sưởi. – Ngưng một lúc, anh nói thêm. – Một điều thú vị là vào mùa hè cách đây hai năm, người thầy cũ của tôi đã dẫn học sinh đến cắm trại cả tuần ở đây. Trước lúc chia tay, ông ấy nói với tôi: “Monty này, chính em đã cho thầy bài học về nghị lực để sống với ước mơ”.

Sức mạnh của lời nói

Vào buổi sáng đẹp trời nọ, một bầy ếch rủ nhau vào rừng dạo chơi. Do bất cẩn, hai chú ếch chẳng may trượt chân rơi xuống một cái hố sâu. Trong tình thế hiểm nguy, những chú ếch trong bầy vội đến bên miệng hố để tìm cách ứng cứu. Thế nhưng, sau khi thử mọi cách, chúng thấy cái hố quá sâu để có thể cứu hai chú ếch xấu số. Cả bầy tuyệt vọng nói với hai chú ếch dưới hố biết sự thật phũ phàng này và bảo hai chú chỉ còn biết chờ đợi cái chết mà thôi.

Bỏ ngoài tai những lời bình luận đó, hai chú ếch cố hết sức nhảy lên khỏi hố. Nhưng thay vì động viên cổ vũ, những con ếch kia lại khuyên hai chú đừng nên phí sức mà hãy sớm chấp nhận số phận của mình. Sau những nỗ lực không thu được kết quả, một chú nghe theo lời khuyên của bầy ếch trên bờ, bỏ cuộc và ngã lăn ra chết trong sự tuyệt vọng.
 
Trong khi đó, chú ếch còn lại tiếp tục nhảy. Mặc dù cả bầy ếch không ngừng lặp lại lời khuyên trước đó nhưng chú vẫn không từ bỏ nỗ lực của mình và ngày càng nhảy mạnh hơn. Cuối cùng chú cũng nhảy được lên bờ. Lúc này, cả bầy ếch vây quanh chú và hỏi: «Anh không nghe thấy những gĩ chúng tôi nói à?”. Thì ra chú ếch này bị nặng tai. Chú tưởng cả bầy ếch đã động viên chú trong suốt khoảng thời gian qua.
 
Mỗi lời nói cửa chúng ta đều ẩn chứa một sức mạnh vô hĩnh. Một lời động viên khích lệ có thể trở thành động lực giúp cho những người đang trong cơn bế tắc lấy lại tinh thần và vượt qua khó khăn. Nhưng cũng có những lời nói có thể giết chết một người trong tĩnh thế tuyệt vọng. Do đó, hãy cẩn thận với những gì mình nói. Đừng hủy diệt tinh thần cửa một người đang trong hoàn cảnh khốn khó bởi những lời nói tiêu cực cửa mĩnh. Thay vào đó, hãy biết dành thời giờ đề động viên và khích lệ h. Cuộc sống của chúng ta và mọi người xung quanh trở nên như thế nào tùy thuộc vào chính thái độ và những lời nói của chúng ta.

Lắng nghe

Bố mẹ chồng tôi vừa từ New York trở về sau chuyến nghỉ đông kinh khủng tại Florida. Qua đỉện thoại, mẹ kề với tôi rằng khi bố mẹ vừa tới North Carolina thì chiếc xe bị hỏng. Họ đã đưa nó đỉ sửa nhưng sau đó nó lại hỏng lần nữa ở Delaware. “Nhưng, điều tồi tệ nhất có lẽ vẫn là những giày phút chìm ngập trong khói bụi vì ách tắc trên cầu Verrazano. Lúc ấy chúng ta có cảm giác như mình chàng bao giờ về nhà được nữa. ” – Mẹ kể.

“Thật kinh khủng. ” – Tôi nói, và thực sự cũng muốn được chia sẻ câu chuyện của mình – thảm kịch khi chiếc xe của tôi bị chết máy vào lúc chín rưỡi tối ở bái đậu xe vắng ngắt trong khu mua sắm.
 
Nhưng đúng lúc đó có người gõ cửa nên chúng tôi đành bỏ dở cuộc trò chuyện. Trước khi cúp máy, mẹ nói thêm rằng: “Cảm ơn con vì đã lắng nghe, nhưng mẹ cảm ơn nhất vì con đã không kể câu chuyên về chiếc xe bị hỏng tồi tệ kia”.
 
Mặt tôi nóng bừng vì ngượng. Tại sao mẹ có thể đọc được suy nghĩ của tôi rõ đến vậy? Nhiều ngày sau đó, tôi vẫn còn bản khoăn về điều này.
 
Tôi không thể đếm được đã bao nhiêu lần tôi phàn nàn về những bất đồng giữa tôi và con trai, rồi nỗi thất vọng của tôi về công việc, những rắc rối với xe cộ… đến nỗi bạn tôi từng phải ngắt lời và than rằng: “Những điều đó cũng xảy ra với tớ”.
 
Thế rồi không biết từ lúc nào, chúng tôi mải mê đề cập tới thằng con trai bất trị của cô ấy, ông chủ lắm điều của cô ấy, và cả cái bình nhiên liệu bị rò rỉ của cô ấy. Tôi chẳng thể làm gì khác ngoài việc gật đầu đúng lúc mà trong lòng không khỏi băn khoăn rằng có phải chúng tôi đều là những người vô tâm trước cảm xúc của người khác hay không.
 
Người ta rất dễ nhầm lẫn giữa “Tôi hiểu cảm giác của bạn vì tôi cũng từng trải qua điều đó” với sự cảm thông thực sự. Không điều gì tự nhiên hơn việc cố gắng xoa dịu một người bạn đang trĩu nặng buồn lo bằng việc khăng định chắc chắn rằng cô ấy không cô đơn.
 
Những buồn đau này chỉ giống nhau ở một mặt nào đó, còn về cụ thể, chúng muôn màu muôn vẻ như những dấu vân tay vậy. Câu nói: “Tối hiểu nỗi đau của bạn” chỉ là lời mào đầu cho một chuỗi lời khuyên tiếp sau đó: Đây là những việc tôi đã làm, và đây là những việc anh nên làm, v. v. Nhưng khi chuyến du lịch bằng xe ô tô của bạn kéo dài gấp ba lần thời gian thông thường hay khi con bạn bị sốt cao lúc nửa đêm thì bạn có thực sự muốn nghe cách bạn mình từng xử lý trong tình huống tương tự hay không?
 
Khi ta cảm thấy buồn nản, bối rối hay hạnh phúc, điều ta mong muốn nhất chính là sự sẻ chia của một người bạn sẵn sàng lắng nghe chúng ta bất cứ lúc nào. Lắng nghe đề đồng điệu với nỗi đau hay niềm vui của người khác mới là biểu hiện của sự cảm thông thực sự.
 
Rất may, cảm thông là đức tính mà chúng ta có thể dễ dàng học được. Kể từ buổi trò chuyện hôm đó với mẹ chồng, tôi đã chấm dứt thói quen ngát lời người khác trong khi họ đang giãi bày tâm sự. Tôi đã học cách lắng nghe và tôn trọng mạch cảm xúc của họ, quan tâm hơn tới ngôn ngữ cơ thể, biểu hiện gương mặt, âm điệu giọng nói và những hàm ý chưa bộc lộ thành lời của họ.
 
Và khi chính tôi là người được giãi bày, tôi càng hiểu và trân trọng hơn sự thông cảm của người khác. Một ngày nọ, tôi gọi cho một người bạn, than phiền rằng tôi đang lo lắng và không thể tập trung.
 
“Cậu có muốn kể cho mình nghe về điều đó khôngĩ” – Cô ấy có vẻ ngóng chờ và kết quả là tôi đã được dốc bầu tâm sự.
 
Cuối cùng, tôi cảm ơn cô ấy vì đã lắng nghe và hỏi cô ấy đang sống thế nào. Cô ấy đáp rằng: “Chúng ta sẽ nói về việc của tớ vào ngày mai”. Đó chính là sự cảm thông.

Vnwriter

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button